Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

Chữa viêm mũi dị ứng bằng phương pháp diện chẩn

Trẻ bị viêm mũi dị ứng nên uống hay xịt thuốc gì nhanh khỏi?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai: Cách phòng và chữa trị an toàn

Bị viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

“Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý liên quan đường hô hấp phổ biến. Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh viêm mũi dị ứng không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề.

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?
“Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

Bệnh viêm mũi dị ứng đặc trưng bởi tình trạng vùng niêm mạc mũi sưng viêm và đi kèm với chứng ngứa ngáy mũi, hắt hơi, khó chịu, chảy nước mũi liên tục, đau đầu,… Theo các chuyên gia đầu ngành, đây là một trong những bệnh lý lành tính, không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm mũi dị ứng tác động tiêu cực đến sinh hoạt, hiệu suất học tập – làm việc và làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Về vấn đề “Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?”, cần căn cứ vào nguyên nhân khởi phát cũng như có chế phát sinh. Tuy chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân gây ra bệnh lý nhưng trong quá trình tiếp nhận và điều trị, bác sĩ nhận thấy các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng có liên quan đến lượng kháng thể IgE tăng cao, dẫn đến giải phóng các histamin và bùng phát các triệu chứng ngứa hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nổi mẩn ngứa, đau đầu, khó chịu.

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh viêm mũi dị ứng:

  • Tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh: Phấn hoa, bụi bẩn, lông động vận, mạt bụi,… được xem là những tác nhân chính dẫn đến những phản ứng, kích ứng tại niêm mạc mũi.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thấp và thay đổi đột ngột được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra viêm mũi dị ứng. Khi đó, cơ thể chưa thể thích ứng với sự thay đổi của nhiệt độ bên ngoài, từ đó kích thích các phản ứng viêm tại niêm mạc mũi và gây ra bệnh lý.
  • Yếu tố cơ địa: Theo số liệu thống kê cho thấy, ở những người có cơ địa dị ứng thường có nguy cơ khởi phát bệnh viêm mũi dị ứng cao hơn so với người bình thường. Bên cạnh đó, những trường hợp có cấu trúc mũi bất thường cũng dễ mắc phải bệnh lý này.
  • Yếu tố di truyền: Đây được xem là tác nhân phổ biến nhất dẫn đến khởi phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Với những trường hợp có ba mẹ, ông bà mắc bệnh viêm mũi dị ứng thường sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn so với người bình thường.
  • Lạm dụng thuốc Tây: Việc lạm dụng các loại thuốc Tây, tự ý sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhất là các loại thuốc giảm đau, kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng.

Có thể thấy, các tác nhân gây ra bệnh lý có liên quan mật thiết với những dị ứng bên ngoài môi trường và yếu tố cơ địa và hầu như không liên quan đến yếu tố truyền nhiễm. Do đó, về vấn đề “Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?” theo các chuyên gia là KHÔNG. Nguyên do là các yếu tố gây bệnh không liên quan đến vi khuẩn, nấm, virus giống như bệnh viêm xoang nên viêm mũi dị ứng không có khả năng lây nhiễm.

Tuy bệnh không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác, nhưng việc sống và sinh hoạt ở những nơi ô nhiễm, tiếp xúc với dịch tiết, nước bọt của người bệnh thường xuyên có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng bệnh lý hơn so với người bình thường. Do đó, bạn cần chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh lý.

Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

Như đã đề cập, bệnh viêm mũi dị ứng không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác nhưng việc người bệnh thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, virus, nấm sẽ làm tăng nguy cơ lây lan cho những người xung quanh. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh lý có liên quan đến yếu tố di truyền, do đó bạn cần chủ động phòng ngừa từ sớm.

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng được nhiều người áp dụng và mang lại kết quả tích cực:

1. Cách ly dị nguyên gây bệnh

Cách ly dị nguyên gây bệnh
Mang khẩu trang, che chắn đường hô hấp khi ra đường nhằm bảo vệ cơ thể, tránh tiếp xúc với những tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,…

Trong môi trường bên ngoài có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ kích ứng, dị ứng nên việc phòng tránh thường gặp khó khăn. Nhất là với những trường hợp bị dị ứng cơ địa sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát hơn so với người bình thường. Nếu bạn không biết cơ thể mình bị dị ứng với những tác nhân nào thì bạn có thể thực hiện một số xét nghiệm nhằm kiểm tra.

Dưới đây là một số biện pháp giúp cách ly với dị nguyên gây bệnh như:

  • Mang khẩu trang, che chắn đường hô hấp khi ra đường nhằm bảo vệ cơ thể, tránh tiếp xúc với những tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,… Đồng thời, bạn nên hạn chế đến những khu vực đông người.
  • Thay đổi công việc, nơi sinh sống nếu liên quan đến nguyên nhân gây dị ứng.
  • Bạn có thể dùng máy lọc không khó để loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trong không khí. Hơn nữa, thiết bị lọc không khí còn có công dụng cân bằng độ ẩm, từ đó làm dịu niêm mạc vùng mũi.
  • Vệ sinh không gian sống thường xuyên để loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn, ký sinh trùng vfa vi khuẩn tồn đọng.
  • Thường xuyên giặt giữ gối, mền, nệm 3 tháng/ lần, phơi ở những nơi nắng to nằm tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc.

2. Vệ sinh mũi họng đúng cách

Các dị nguyên thường tồn tại trong không khí với kích thước siêu nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Lâu dần, chúng sẽ tồn đọng tại khoang mũi và gây khởi phát các triệu chứng bệnh lý. Để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh cần thường xuyên vệ sinh vùng tai – mũi – họng đúng cách, bởi các cơ quan này liên thông với nhau.

Bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh vùng mũi với nước muối sinh lý mỗi ngày, nhất là khi đi từ những nơi có nhiều bụi bẩn, ô nhiễm nhằm loại bỏ các dị nguyên ở niêm mạc mũi.
  • Để cải thiện chứng nghẹt mũi, khó thở, bạn có thể sử dụng nước ép tỏi cùng với mật ong hoặc dầu vừng theo tỉ lệ 1:1 nhằm tăng cường sát khuẩn, làm dịu niêm mạc mũi và cải thiện các triệu chứng bệnh lý.
  • Với những trường hợp bùng phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng mãn tính, tái phát thường xuyên hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Bạn có thể tìm mua những dụng cụ dùng để rửa mũi chuyên dụng nhằm làm sạch mũi hiệu quả.
  • Đối với những trường hợp bị viêm mũi dị ứng trong giai đoạn đầu, bạn nên làm sạch mũi bằng cách xông hơi với các dược liệu tự nhiên. Biện pháp này còn giúp phòng ngừa các biến chứng phát sinh.
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài, đặc biệt là các loại thuốc chứa thành phần corticoid

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất. Người bệnh cần tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống dị ứng cũng như tránh xa những thực phẩm gây dị ứng cơ thể.

Dưới đây là một số vấn đề trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày mà bạn nên lưu ý:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất
  • Hạn chế dung nạp các nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng, kích ứng như tôm, hải sản, cua, trứng, sữa và một số loại đậu. Để đảm bảo tránh kích ứng, bạn nên thử một lượng nhỏ trước khi dùng để xem phản ứng của cơ thể.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng đạm, vitamin, chất béo và những khoáng chất thiết yếu khác cho cơ thể cũng như phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng người.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin C từ các loại thực phẩm như cam, quýt, rau củ, nước ép trái cây,.. nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại gốc tự do gây bệnh.
  • Để phòng ngừa các bệnh lý mãn tính cũng như làm chậm quá trình lão hóa. Bạn cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng nguyên tố selen cao như quả hạch, hạt hướng dương, quả óc chó, mên bia, lòng đỏ trứng,…
  • Bổ sung kẽm giúp ổn định sức đề kháng, cải thiện tình trạng sưng viêm, từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Bạn có thể một sung một số thực phẩm chứa hàm lượng kẽm dồi dào như đậu hà lan, rau chân vịt, hạt vừng,…
  • Cung cấp đủ từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày giúp bù lượng nước cho cơ thể, đồng thời làm ẩm niêm mạc mũi, hỗ trợ làm loãng dịch nhầy, cải thiện chứng nghẹt mũi, khó thở do bệnh lý gây ra.
  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao và sinh hoạt lành mạnh là một trong những biện pháp hỗ trợ phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng cũng như phòng ngừa các bệnh lý khác hiệu quả.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác hay không?” cũng như một số biện pháp giúp phòng tránh hiệu quả. Theo các chuyên gia, các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, các bệnh lý thường ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, hiệu suất học tập – làm việc hàng ngày và làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nặng nề. Do đó, người bệnh cần chủ động tiến hành thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Biến chứng viêm mũi dị ứng

Biến chứng viêm mũi dị ứng chớ nên xem thường

Viêm mũi dị ứng là một loại viêm mũi xảy ra phổ biến ở con người. Tùy theo cơ địa của từng người và nguyên nhân gây ra mà mức...

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Bên cạnh điều trị y tế, phụ huynh cần lên kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng đúng cách. Chế độ chăm sóc có vai trò hỗ...

viêm mũi dị ứng máy lạnh

Viêm mũi dị ứng máy lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Viêm mũi dị ứng máy lạnh là một dạng dị ứng thường gặp ở những người có cơ địa dễ dị ứng và phải thường xuyên tiếp xúc với nhiệt...

Viêm mũi dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, xử lý và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, xử lý và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một trong những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các...

Thuốc xịt Flixonase trị viêm mũi dị ứng có tốt không?

Thuốc xịt Flixonase trị viêm mũi dị ứng có tốt không?

Thuốc xịt Flixonase thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh viêm mũi dị ứng. Các thành phần hoạt chất trong thuốc được...

10 Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ làm

Bên cạnh phương pháp y tế, bệnh nhân có thể áp dụng một số chữa viêm mũi dị ứng tại nhà để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và tiến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn