Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

Bị viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

8 Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?

Viêm mũi dị ứng máy lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Viêm mũi dị ứng máy lạnh là một dạng dị ứng thường gặp ở những người có cơ địa dễ dị ứng và phải thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ thấp trong phòng có điều hòa. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu không chủ động khắc phục và điều trị sẽ gây nhiều biến chứng khác.

Cơ chế gây viêm mũi dị ứng máy lạnh

Hiện nay, khi hầu hết các gia đình đều sử dụng máy lạnh hoặc thường xuyên tiếp xúc máy lạnh trong môi trường làm việc khiến cho căn bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh trở thành một trong những bệnh lý phổ biến, đặc biệt là vào mùa hè.

viêm mũi dị ứng máy lạnh
Viêm mũi dị ứng máy lạnh là bệnh thường gặp ở những người có cơ địa dễ dị ứng và có sức đề kháng yếu

Viêm mũi dị ứng máy lạnh được hiểu đơn giản là tình trạng dị ứng mũi do tác nhân kích thích chính là khí lạnh của máy điều hòa. Vì vậy, chính luồng khí lạnh này là “kẻ đầu sỏ” làm gia tăng phản ứng của các dây thần kinh bên trong mũi, gây ra tình trạng sung huyết. Nếu chất lượng không khí lưu thông qua điều hòa kém, có sự xuất hiện của các dị nguyên sẽ làm kích hoạt phản ứng dị ứng của cơ thể và gây ra hàng loạt các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi…

Bệnh lý này chỉ xảy ra phổ biến ở những người thường xuyên sử dụng máy lạnh, đặc biệt là dân văn phòng vì thời gian ở trong máy lạnh tương đối lâu nên nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng là rất cao. Ngoài ra, những người có cơ địa nhạy cảm thì chỉ cần tiếp xúc với máy lạnh trong thời gian ngắn cũng đủ để gây ra các triệu chứng của bệnh viêm mũi, nhất là người lớn tuổi và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu.

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên thì việc sử dụng máy lạnh trong môi trường quá kín và không thực hiện vệ sinh máy lạnh thường xuyên chính là điều kiện thuận lợi để hình thành các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn… Đây không chỉ là các yếu tố nguy cơ gây ra viêm mũi dị ứng mà còn tăng nguy cơ gây hại cho đường hô hấp.

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng máy lạnh

Viêm mũi dị ứng máy lạnh cũng có các biểu hiện tương tự như các dạng viêm mũi dị ứng khác do cơ chế gây bệnh là tương tự, đều là do sự giải phóng histamine trong cơ thể gây kích hoạt các phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất chính là những triệu chứng dị ứng này chỉ xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với không khí trong phòng điều hòa.

Cụ thể một số dấu hiệu để bạn dễ dàng nhận biết sớm căn bệnh bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh này:

  • Hắt hơi liên tục: Khi bị viêm mũi dị ứng máy lạnh, bạn sẽ hắt hơi liên tục do mũi phải tiếp xúc với không khí lạnh trong một thời gian dài. Hoặc trong vài trường hợp đột ngột thay đổi từ môi trường nóng sang lạnh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hắt hơi.
  • Ho, đau họng: Luồng khí từ máy lạnh phả ra liên tục vào mũi chính là tác nhân gây ra kích thích vùng niêm mạc họng dẫn đến tình trạng ho khan liên tục và đau họng.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi: Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến mà hầu như người bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh nào cũng gặp phải. Sự xuất hiện của các tác nhân gây dị ứng như virus, vi khuẩn hay bụi bẩn… khiến cho mũi bị kích thích và sản sinh dịch nhầy quá mức gây ra sổ mũi, nghẹt mũi. Tùy vào màu sắc cũng như lượng dịch tiết ra nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh.
viêm mũi dị ứng máy lạnh
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng máy lạnh khá tương đồng với các dạng viêm mũi dị ứng khác
  • Mũi bị phù nề: Nếu xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ có sự xuất hiện của các tác nhân gây dị ứng bên trong phòng kín như virus, vi khuẩn, nấm mốc… Chúng xâm nhập vào trong mũi thông qua đường hô hấp, gây sưng viêm lớp niêm mạc và dẫn đến phù nề nghiêm trọng. Nếu không được điều trị khắc phục kịp thời sẽ gây ra tình trạng bít tắc đường thở, người bệnh thường xuyên thở bằng miệng.
  • Đau nhức mũi: Đây là một trong những biểu hiện cho thấy bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh đã chuyển sang mức độ nặng. Nếu bệnh không được chữa trị tích cực có thể chuyển biến thành viêm mũi mãn tính nguy hiểm và khó trị khỏi dứt điểm.
  • Một số triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng trên thì khi tùy vào từng trường hợp mắc bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh sẽ có các triệu chứng khác kèm theo như sốt cao, mắt bị sưng phù, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau nhức toàn thân, chóp mũi đỏ ửng, chảy nước mắt…

Trên đây là những triệu chứng cơ bản của bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh. Theo các chuyên gia thì những biểu hiện này sẽ khá tương đồng với bệnh viêm mũi do virus hoặc bệnh viêm mũi vận mạch. Và sau đây là một số điểm để phân biệt:

  • Bệnh viêm mũi do virus: Bệnh này thường kéo dài tối đa trong khoảng 7 – 10 ngày sẽ khỏi hẳn nếu cơ thể đáp ứng các biện pháp điều trị. Còn viêm mũi dị ứng máy lạnh là bệnh có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm mỗi khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
  • Bệnh viêm mũi vận mạch: Triệu chứng của viêm mũi vận mạch chủ yếu là tắc nghẽn mũi, ho, đau nhức mũi, rất ít khi xảy ra tình trạng sổ mũi, chảy dịch mũi hay hắt hơi.

Bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng máy lạnh nói riêng và tất cả các dạng bệnh viêm mũi dị ứng dù cho tác nhân gây bệnh là gì thì nếu không được tích cực điều trị cũng đều gây ra các hệ lụy về sức khỏe, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm khó lường.

Trong đó, điển hình là viêm mũi dị ứng máy lạnh nếu người bệnh không tìm cách khắc phục hay tránh xa tác nhân gây bệnh sẽ tạo điều kiện để bệnh tiến triển thành viêm xoang trong thời gian ngắn. Do trong thời điểm này, bản thân của người bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh đã có sẵn các triệu chứng như chảy dịch mũi, mũi bị tắc nghẽn…

Đây chính là môi trường lý tưởng để các ổ vi khuẩn, virus đang trú ngụ trong khoang mũi phát triển kèm theo không khí lạnh từ bên ngoài không sạch sẽ tràn vào trong khoang mũi. Đây là những yếu tố hàng đầu cộng hưởng với nhau và đẩy nhanh quá trình hình thành bệnh viêm xoang.

viêm mũi dị ứng máy lạnh
Bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sẽ gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe

Ngoài việc viêm mũi dị ứng máy lạnh dễ biến chứng thành viêm xoang thì căn bệnh còn gây ra các nguy cơ khác như:

  • Hình thành các khối polyp mũi do mô mềm trong mũi bị thoái hóa và tích tụ nước gây ra tình trạng mũi bị tắc nghẽn lâu ngày.
  • Tình trạng dịch nhầy chảy xuống mũi nhiều quá mức gây ra đau họng, viêm họng, viêm thanh khí phế quản…
  • Một số bệnh lý khác liên quan đến tình trạng dị ứng như hen suyễn, hen phế quản, viêm kết mạc mắt, viêm màng não, thậm chí là thấp tim… cực kỳ nguy hiểm.

Các biện pháp xử lý bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh hiệu quả, an toàn

Bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh được các chuyên gia Tai Mũi Họng đánh giá là không quá nguy hiểm và có thể khắc phục được nếu biết cách. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan và không tích cực chăm sóc, tiếp nhận điều trị sẽ càng khiến tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để điều trị viêm mũi dị ứng máy lạnh hiệu quả, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế và bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị viêm mũi dị ứng máy lạnh phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng máy lạnh

Dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng là một trong những cách được ưu tiên sử dụng hàng đầu bởi thuốc có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Đối với bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh, các loại thuốc mà bác sĩ thường kê như thuốc kháng sinh kháng histamine đường uống nhằm làm giảm các phản ứng sinh học của histamine bên trong mũi.

Một số loại kháng sinh được sử dụng phổ biến để trị viêm mũi dị ứng như: Clorpheniramin, Promethazin, Diphenhydramin, Alimemazin, Loratadin, Fexofenadin, Cetirizin, Levocetirizin…

viêm mũi dị ứng máy lạnh
Sử dụng các loại thuốc Tây để chữa viêm mũi dị ứng máy lạnh giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng nhưng không thể trị bệnh dứt điểm

Đồng thời, kết hợp sử dụng các loại thuốc xịt mũi trị viêm mũi dị ứng có chứa thành phần Corticosteroid nhằm cải thiện các triệu chứng bệnh như sổ mũi, chảy nhiều nước mũi, giảm tình trạng tắc nghẽn, khai thông đường thở và ức chế nhiễm trùng.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây để trị viêm mũi dị ứng máy lạnh chủ yếu để kiểm soát các triệu chứng bệnh chứ không thể điều trị khỏi tận gốc bệnh. Bên cạnh đó, mặc dù sử dụng thuốc Tây đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng người bệnh cần lưu ý thuốc rất dễ gây ra tác dụng phụ như đau bụng, táo bón, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, chán ăn… Còn đối với các loại thuốc xịt có thể gây ra đau nhức mũi do khô niêm mạc hoặc chảy máu mũi nếu sử dụng không đúng cách.

Đặc biệt, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như sốt phát ban, nổi mẫn ngứa khắp người, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngất xỉu… thì tốt nhất cần dừng sử dụng thuốc vì đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị dị ứng thuốc. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Phẫu thuật

Ngoài sử dụng thuốc Tây thì trong y học hiện đại, để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh còn có biện pháp phẫu thuật dành cho những trường hợp người bệnh bị biến chứng của viêm mũi dị ứng như có polyp mũi, bị lệch vách mũi, thoái hóa cuốn mũi… Tuy nhiên, thực hiện phẫu thuật vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên chỉ được chỉ định cho những trường hợp cần loại bỏ các yếu tố thuận lợi khiến bệnh phát triển.

viêm mũi dị ứng máy lạnh
Phẫu thuật mũi chỉ được chỉ định trong những trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng quá nặng không đáp ứng điều trị bằng các phương pháp nội khoa

Bên cạnh đó, trong những trường hợp mắc bệnh giai đoạn nặng, cơ thể không còn đáp ứng điều trị bằng thuốc sẽ được chỉ định thực hiện điều trị bằng phương pháp DNR. Đây là một trong những công nghệ trị bệnh viêm mũi dị ứng tân tiến nhất với ưu điểm hiệu quả cao, không gây đau nhức và không làm ảnh hưởng đến lớp niểm mạc.

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh tại nhà

Do viêm mũi dị ứng máy lạnh không phải là bệnh nan y hay gây nguy hiểm ngay đến sức khỏe nên nhiều người thường có xu hướng chọn điều trị bằng những biện pháp tại nhà đơn giản. Ưu điểm của các phương pháp này đó dễ thực hiện, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Đầu tiên là thực hiện các mẹo dân gian bằng việc sử dụng những loại thảo dược thiên nhiên, lành tính như:

  • Dùng lá bạc hà xông mũi: Bạc hà vốn có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, có tác dụng khử trùng, tiêu viêm, chống độc, giảm phù nề, chống dị ứng. Vì vậy, chỉ cần sử dụng vài lá bạc hà tươi hoặc tinh dầu bạc hà cho vào nước nóng để xông hơi trong vòng 10 – 15 phút sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.
  • Cỏ ngũ sắc: Đây là một trong những loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng vượt trội trong việc đào thải dịch mũi, kháng khuẩn, chống dị ứng hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, sử dụng lá ngũ sắc xay nhuyễn lấy nước cốt, dùng tăm bông thấm dung dịch này vào bên trong mũi, đợi khoảng 5 phút rồi xì mũi nhẹ nhàng đẩy hết dịch viêm ra ngoài.
  • Mật ong: Mật ong kết hợp với tỏi là một trong những bài thuốc cực kỳ hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh. Tỏi bóc vỏ sạch, giã thật nhuyễn và trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:2. Sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp bôi vào trong mũi, sau đó rửa sạch lại bằng nước muối sinh lý để chống viêm, kháng khuẩn, giảm bít tắc mũi.
  • Gừng: Gừng cạo sạch vỏ, thái lát và đem hãm với nước trong vòng 15 – 20 phút. Lọc lấy phần nước để uống đều đặn hằng ngày, bạn có thể kết hợp với một ít mật ong để tăng hiệu quả điều trị.
viêm mũi dị ứng máy lạnh
Thực hiện xông hơi bằng tinh dầu sẽ giúp làm sạch khoang mũi, khai thông đường thở hiệu quả

Đây là những biện pháp dân gian sử dụng thảo dược lành tính để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào các biện pháp này cũng đem lại hiệu quả. Nó chỉ có tác dụng với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, vừa khởi phát triệu chứng và chưa có biến nào nguy hiểm. Ngược lại, với tình trạng bệnh nặng bắt buộc phải điều trị chuyên khoa mới có thể khỏi bệnh.

Chữa viêm mũi dị ứng máy lạnh bằng các bài thuốc Đông y

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm mũi dị ứng máy lạnh chính là do sự xâm nhập của các yếu tố tà độc, suy nhược cơ thể và gây ra bệnh. Cụ thể, viêm mũi dị ứng máy lạnh theo Đông y được chia làm 2 thể gồm thể phong nhiệt và thể phong hàn.

Sau khi thăm khám và chẩn đoán bệnh, bạn sẽ được kê đơn thuốc Đông y phù hợp dựa vào mức độ nặng nhẹ và các triệu chứng của bệnh.

  • Bài thuốc Đông y cho thể phong nhiệt: Bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh ở thể này thường gây ra các triệu chứng điển hình như ngứa mũi, mũi chảy dịch vàng kèm theo tình trạng sốt nhẹ. Để trị bệnh cần chuẩn bị các vị thuốc sau:  cam thảo nam, kim ngân hoa, kinh giới, mã đề, ké đầu ngựa, rau diếp cá, cúc tần, lá dâu tằm, bạc hà, bồ công anh… Tất cả nguyên liệu đem sắc với nước và lọc lấy phần nước thuốc sử dụng liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
  • Bài thuốc Đông y cho thể phong hàn: Một số triệu chứng thường thấy của bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh thể phong hàn như ngứa mũi, dịch mũi có màu trong, hắt hơi liên tục theo từng cơn. Bài thuốc Đông y ở thể này gồm các vị thuốc sau: bạch chỉ, thông bạch, thương nhĩ tử, gừng tươi, đại táo, mã đề, bèo cái, kinh giới… Sắc thuốc và lấy nước thuốc chia làm 3 lần uống mỗi ngày, kiên trì thực hiện cho đến khi khỏi bệnh hẳn.
viêm mũi dị ứng máy lạnh
Các bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng máy lạnh giúp điều trị bệnh hiệu quả nhưng tác dụng đến khá chậm

Để đem lại hiệu quả tối đa, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc mua ở những hiệu thuốc lớn, uy tín và lâu đời để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của thuốc rõ ràng. Trong quá trình sử dụng, nếu có biểu hiện bất thường hãy ngừng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Một số các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh

Trên thực tế, bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh sẽ không quá nguy hiểm nếu được điều trị và chăm sóc tích cực. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm căn bệnh này là điều rất khó bởi bệnh dễ tái phát và kéo dài dai dẳng. Từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.

Vì vậy, để đảm bảo bệnh không tái phát người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm bằng các biện pháp dưới đây, chỉ cần tránh khỏi các tác nhân gây bệnh sẽ không xảy ra bệnh.

  • Đối với những người bị viêm mũi dị ứng máy lạnh thì việc sử dụng máy lạnh cần phải hết sức lưu ý. Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh vừa phải, nên duy trì nhiệt độ mát (từ 27 – 28 độ C là lý tưởng nhất) chứ không nên chỉnh quá lạnh, sẽ kích thích các triệu chứng dị ứng.
  • Nên tránh nằm hay ngồi trực tiếp theo hướng của luồng gió lạnh điều hòa, không được để gió phả vào vùng mặt hay đầu.
  • Thường xuyên vệ sinh máy điều hòa định kỳ 3 tháng/ lần, đặc biệt ở bộ phận lỗ thông hơi và hệ thống ống dẫn.
  • Kết hợp sử dụng máy tạo độ ẩm không khí, máy xông tinh dầu để làm sạch không khí trong phòng, tránh để lẫn các tác nhân gây bệnh như bụi bẩn, nấm mốc, virus, vi khuẩn…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất quan trọng gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo và vitamin, khoáng chất… Nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, sắt, selen… vừa tốt cho sức khỏe vừa tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.
  • Cân đối thời gian ngủ nghỉ và làm việc sinh hoạt. Không thức khuya quá 22 giờ, đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể tái tạo năng lượng.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao vừa giúp tăng cường thể lực, sự dẻo dai vừa tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây viêm mũi dị ứng.
viêm mũi dị ứng máy lạnh
Sử dụng máy lạnh với nhiệt độ thích hợp và thường xuyên vệ sinh máy lạnh để tránh các tác nhân gây hại

Tóm lại, bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh là căn bệnh thường xảy ra với những người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng và có sức đề kháng yếu. Vì vậy, chỉ cần thay đổi thói quen sử dụng máy lạnh đúng cách, tích cực điều trị triệu chứng ngay khi bệnh vừa khởi phát sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt nhất. Bên cạnh đó, đừng quên duy trì thói quen thực hiện các biện pháp phòng ngừa để nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Bên cạnh điều trị y tế, phụ huynh cần lên kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng đúng cách. Chế độ chăm sóc có vai trò hỗ...

Biến chứng viêm mũi dị ứng

Biến chứng viêm mũi dị ứng chớ nên xem thường

Viêm mũi dị ứng là một loại viêm mũi xảy ra phổ biến ở con người. Tùy theo cơ địa của từng người và nguyên nhân gây ra mà mức...

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

"Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý liên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn