Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

8 Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?

12+ Thuốc trị viêm mũi dị ứng an toàn hiệu quả 2020

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

“Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?” là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi các thành phần hoạt chất có trong nhóm thuốc này thường mang lại tác dụng nhanh chóng, giúp người bệnh loại bỏ các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm mũi dị ứng có thể phát sinh nhiều rủi ro.

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?
“Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?” là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp phổ biến ở những đối tượng có cơ địa nhạy cảm. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát khi bị dị nguyên (nấm mốc, phấn hoa, mạt bụi, hóa chất, bụi vải,…) tấn công vào niêm mạc đường hô hấp, từ đó kích thích phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch.

Khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng nguyên IgE có trong huyết tương. Khi kháng nguyên có xu hướng tăng đột ngột hoạt hóa những tế bào và gây viêm nhiễm. Đồng thời phóng thích chất trung gian histamin khỏi phức hợp với protein. Lúc này, histamin được giải phóng qua da và niêm mạc sẽ kích thích gây khởi phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Từ đó, có thể thấy bệnh lý có liên quan mật thiết với yếu tố cơ địa nên việc điều trị dứt điểm thường gặp nhiều khó khăn. Đa số các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, phòng ngừa tiến triển và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong đó, việc sử dụng các loại thuốc điều trị được nhiều người bệnh ưu tiên, cụ thể là các loại thuốc kháng sinh.

Về vấn đề “Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?” các chuyên gia đầu ngành nhận định, các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định với những trường hợp bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Từ đó, có thể nhận thấy rằng không phải tất cả trường hợp mắc bệnh lý đều có thể sử dụng nhóm thuốc này. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc tự ý dùng thuốc có thể gây ra các rủi ro không mong muốn như tăng nguy cơ mắc bệnh gan, dị ứng, hen suyễn, mắc bệnh lý tự miễn đường ruột,…

Do đó, để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế phát sinh tác dụng phụ, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc phù hợp. Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng như penicillin (Amoxicillin), sulfur (Sulfamethoxazole, Trimethoprim). Với những trường hợp tình trạng bội nhiễm tái phát nhiều lần và có dấu hiệu kháng thuốc, bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin (Cefixim).

Để đảm bảo đạt kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ thời gian cũng như liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc ngưng thuốc sớm hoặc dùng thuốc không đều đặn có thể gây ra tình trạng tái nhiễm, tăng chủng vi khuẩn kháng thuốc. Từ đó, khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị.

Với những trường hợp bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm do nấm gây ra, bác sĩ có thể chỉ định nhóm thuốc kháng sinh nấm như Voriconazole, Amphotericin B. Cũng giống như kháng sinh vi khuẩn, nếu sử dụng thuốc theo đúng liệu trình của bác sĩ chuyên khoa sẽ khắc phục được bệnh lý nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, chán ăn, rét run, rối loạn điện giải, đau cơ, đau đầu,…

Một số loại thuốc Tây chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm, đa số các trường hợp được bác sĩ sử dụng các nhóm thuốc như thuốc kháng histamin H1, thuốc co mạch, thuốc chứa corticoid, thuốc xịt + nhỏ chứa NaCl 0.9%, thuốc hạ sốt,… nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh lý.

1. Thuốc kháng histamin H1 (dạng xịt + uống)

Thuốc kháng histamin H1 (dạng xịt + uống)
Các loại thuốc kháng histamin H1 có tác dụng cải thiện triệu chứng ở mắt, đường hô hấp, da do dị ứng như nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt, hắt hơi, ngứa cổ họng,…

Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong các trường hợp bị viêm mũi dị ứng. Thuốc kháng histamin mặc dù không trực tiếp ức chế quá trình sản sinh histamin nhưng có khả năng kiểm soát hoạt động giải phóng histamin vào niêm mạc hô hấp và da.

Các loại thuốc kháng histamin H1 có tác dụng cải thiện triệu chứng ở mắt, đường hô hấp, da do dị ứng như nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt, hắt hơi, ngứa cổ họng, nổi mẩn ngứa, mề đay,… Thuốc thường được bác sĩ chỉ định ở dạng đường uống hoặc thuốc xịt tùy thuộc vào mức độ bệnh lý.

Bên cạnh những ưu điểm thì thuốc kháng histamin H1 cũng tồn lại một số hạn chế như làm giảm mức độ tập trung, gây buồn ngủ (suy giảm hiệu suất làm việc – học tập, dễ gây ra tai nạn khi tham gia giao thông, điều khiển máy móc). Tuy nhiên, hiện ra có các loại thuốc thuộc thế hệ mới giúp khắc phục những tác dụng này và có thể dùng vào ban ngày.

  • Các loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ cũ: Cinnarizin, Dimenhydrinat, Alimemazin, Chlorpheniramine, Diphenhydramine, Promethazin,…
  • Các loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ mới: Acrivastine, Loratadin, Fexofenadin,…

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như mờ mắt, khô mắt, khô miệng, táo bón, chóng mặt,…

2. Nhóm thuốc co mạch

Thuốc co mạch hay chống phù nề là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng sung huyết, co mạch máu và cải thiện những triệu chứng đi kèm như sổ mũi, nghẹt mũi, ứ dịch tiết hô hấp, hắt hơi, ngứa cổ họng,…

Căn cứ vào mức độ sung huyết mà bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các loại thuốc co mạch dạng xịt mũi, nhỏ mũi hoặc đường uống.

Thuốc co mạch ở dạng uống:

Một số loại thuốc co mạch ở dạng uống như Pseudoephedrin, Phenylpropanolamine, Phenylephrine,… thường được chỉ định cho người trưởng thành. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng nghẹt mũi, khó thở và giảm nhanh chứng phù nề.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tim đập nhanh, đau thắt ngực, cao huyết áp, đau đầu, khó ngủ, chán ăn, choáng váng,… Tránh sử dụng thuốc co mạch ở dạng uống với những đối tượng bị cường tuyến giáp, tiểu đường, người bị cao huyết áp và đau ngực do bệnh mạch vành.

Thuốc co mạch ở dạng nhỏ mũi, dạng xịt:

Thuốc co ở dạng nhỏ mũi, xịt mũi có chứa một số hoạt chất như Naphazolin, Xylometazolin có tác dụng cải thiện chứng ngứa mũi, nghẹt mũi, giảm hiện tượng sung huyết.

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc có thể khiến thuốc mất tác dụng hoàn toàn. Trong một số trường hợp, dùng thuốc co mạch ở dạng nhỏ mũi, xịt mũi có thể gây ra một số phản ứng dữ dội và khiến tình trạng bệnh lý tiến triển nghiêm trọng. Do đó, bác sĩ thường chỉ định sử dụng  thuốc tối đa 7 ngày/ đợt điều trị.

Bên cạnh đó, hoạt chất Naphazolin và  Xylometazolin còn có thể gây hoại tử niêm mạc mũi và co thắt mạch máu ở trẻ em. Đồng thời dẫn đến co thắt mạch máu ở đầu chi, da, tim và não. Chính vì vậy, tránh sử dụng các loại thuốc co mạch cho trẻ nhỏ.

Để tăng cường hiệu quả chữa trị, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định nhóm thuốc co mạch dạng nhỏ mũi, xịt mũi kết hợp với các loại thuốc kháng histamin H1.

3. Thuốc chứa corticoid (dạng xịt + hít)

Thuốc chứa corticoid (dạng xịt + hít)
Nhóm thuốc chứa corticoid (Budesonid, Fluticason, Beclomethason) có công dụng chống dị ứng mạnh và kháng viêm hoạt động theo cơ chế ức chế hoạt động hệ thống miễn dịch

Nhóm thuốc chứa corticoid (Budesonid, Fluticason, Beclomethason) có công dụng chống dị ứng mạnh và kháng viêm hoạt động theo cơ chế ức chế hoạt động hệ thống miễn dịch. Do có nguy cơ cao nên nhóm thuốc này thường được chỉ định với dạng xịt hoặc hít nhằm làm giảm khả năng hấp thu tuần hoàn máu.

Các loại thuốc này có khả năng làm giảm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, cải thiện chứng khó thở do sung huyết mũi. Tuy nhiên, thuốc chứa corticoid có thể gây ức chế miễn dịch nên có thể làm giảm thời gian phục hồi tổn thương ở niêm mạc hô hấp (trầy xước, vết mổ hoặc rách).

Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc chứa corticoid trong thời gian dài có thể làm suy giảm miễn dịch ở niêm mạc hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, nấm.

Chống chỉ định:

  • Tránh sử dụng thuốc chứa corticoid cho trẻ em dưới 12 tuổi
  • Riêng thuốc Beclomethasone không sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi

Trong quá trình sử dụng thuốc chứa corticoid ở dạng hít có thể gây ra các tác dụng phụ như viêm họng, buồn nôn, kích ứng mũi, đau đầu, hắt hơi, phát ban, ho, chảy máu cam, nôn mửa,…

4. Thuốc hạ sốt Paracetamol

Trong giai đoạn mới khởi phát, các triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể gây đau đầu nhẹ và sốt. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ có thể hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol. Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng cải thiện cơn đau ở mức độ nhẹ và trung bình.

Thuốc Paracetamol khá an toàn và có thể dùng cho cả trẻ em. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc nếu đang bị thiếu máu, tiền sử nghiện rượu hoặc thiếu hụt men G6PD. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó tiêu, đau vùng thượng vị, phát ban, buồn nôn,…

5. Thuốc nhỏ + xịt chứa NaCl 0.9%

NaCl 0.9% hay nước muối sinh lý được dùng trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng và một số bệnh lý liên quan đường hô hấp khác. Nước muối sinh lý có tác dụng giảm viêm, làm dịu niêm mạc mũi, hỗ trợ hoạt động dẫn lưu dịch tiết hô hấp. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng loại bỏ các tác nhân tích tụ ở niêm mạc hô hấp, cải thiện tình trạng khô mũi, kích ứng.

Thuốc nhỏ + xịt mũi chứa NaCl 0.9% có độ lành tính, an toàn và gần như không phát sinh tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Do đó, bạn có thể dùng cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.

6. Thuốc nhỏ mắt

Ngoài các triệu chứng ở vùng mũi, bệnh viêm mũi dị ứng còn có thể khiến người bệnh chảy nước mắt thường xuyên, ngứa mắt,… Để kiểm soát tình trạng này, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các loại thuốc nhỏ mắt như:

  • Thuốc nhỏ mắt có chứa NaCl 0.9%
  • Thuốc nhỏ mắt có tác dụng chống dị ứng (Emadine, Azelastine và Ketotifen)
  • Thuốc nhỏ mắt giúp ổn định tế bào mast chứa một số thành phần hoạt chất như Pemirolast, Cromolyn, Olopatadine, Lodoxamide,…
Thuốc nhỏ mắt
Người bệnh cần lưu ý tránh dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid vì có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,…

Người bệnh cần lưu ý tránh dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid vì có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm kết mạc.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm mũi dị ứng

Như đã đề cập viêm mũi dị ứng chỉ được sử dụng kháng sinh trong trường hợp xuất hiện bội nhiễm và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến kết quả điều trị cũng như sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, để đạt kết quả điều trị tốt nhất người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh viêm mũi dị ứng nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Không tùy tiện sử dụng thuốc, nhất là những đối tượng có cơ địa nhạy cảm, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.
  • Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh lý chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, không thể chữa trị dứt điểm. Do đó, bên cạnh tuân thủ biện pháp y tế, người bệnh cần chủ động cách ly với các dị nguyên gây dị ứng, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể giúp phòng ngừa bệnh lý bùng phát nặng nề.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng cũng như thời gian sử dụng thuốc, nhất là nhóm thuốc kháng sinh.
  • Bên cạnh áp dụng biện pháp điều trị y tế, người bệnh có thể tận dụng cách chữa tại nhà như dùng máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm, xông mũi với tinh dầu tràm, gừng tươi, khuynh diệp giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng gây ra.
  • Trường hợp nhận thấy phát sinh tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị để được khám và xử lý kịp thời.
  • Trường hợp viêm mũi dị ứng khởi phát do polyp mũi, gai vách ngăn, lệch không đáp ứng với biện pháp điều trị bảo tồn. Lúc này, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật giúp cải thiện triệu chứng bệnh lý, đồng thời dự phòng biến chứng.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?” cũng như một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý và lưu ý trong quá trình sử dụng. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị, người bệnh cần tham khảo ý kiên bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

5/5 - (3 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những trường hợp thường gặp của bệnh viêm mũi. Những tác nhân khởi phát các triệu chứng bệnh lý thường phụ thuộc...

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?

Viêm mũi dị ứng mãn tính khởi phát khi tình trạng niêm mạc mũi bị sưng do dị ứng kéo dài trên 4 tuần liên tiếp. Thực tế, bệnh lý...

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?

"Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?" là một trong những vấn đề nhiều người bệnh thắc mắc nhưng vẫn chưa được giải đáp chính xác....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn