Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

Chữa viêm mũi dị ứng bằng phương pháp diện chẩn

Trẻ bị viêm mũi dị ứng nên uống hay xịt thuốc gì nhanh khỏi?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai: Cách phòng và chữa trị an toàn

Bị viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có thể bùng phát theo mùa hoặc quanh năm. Triệu chứng của bệnh thường khởi phát khi các dị nguyên có trong không khí như phấn hoa, nấm mốc, lông thú nuôi, bụi bẩn,… xâm nhập vào niêm mạc mũi. 

viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết

Viêm mũi dị ứng là bệnh viêm đường hô hấp có liên quan đến yếu tố miễn dịch. Bệnh xảy ra khi niêm mạc mũi bị phù nề, sưng viêm do các dị nguyên ngoại lai gây ra, trong đó phổ biến nhất là phấn hoa, lông súc vật, mạt bụi, nấm mốc, hóa chất, khói thuốc,… Các dị nguyên này thường xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi – họng.

Theo điều tra của Khoa Dị ứng – Miễn dịch Bệnh viện Tai Mũi Họng TW, viêm mũi dị ứng chiếm 32.2% trong các bệnh về Tai mũi họng và ảnh hưởng đến 10 – 15% dân số nước ta. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng ảnh hưởng nhiều hơn đến trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 14 tuổi.

Viêm mũi dị ứng và các bệnh có cơ chế dị ứng khác có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây do khí hậu khắc nghiệt và môi trường ô nhiễm. Dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển thể chất của trẻ.

triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ
Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,…. là các triệu chứng viêm mũi dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ

Các dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ:

  • Triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường bùng phát sau khoảng vài giây đến vài phút kể từ khi dị nguyên xâm nhập vào niêm mạc mũi
  • Niêm mạc mũi phù nề dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi, chảy nước mũi và ngứa mũi
  • Hắt hơi liên tục
  • Chảy dịch mũi sau
  • Quan sát niêm mạc mũi nhận thấy có hiện tượng phù nề và màu sắc nhạt hơn so với bình thường
  • Có thể đi kèm với một số triệu chứng như ngứa họng, ngứa mắt, chảy nước mắt, cơ thể mệt mỏi, giảm vị giác, khứu giác và ăn uống kém
  • Một số trẻ còn có thể bị nổi mề đay và xuất hiện thương tổn dạng chàm (eczema)

Trẻ có thể bị viêm mũi dị ứng theo mùa (xảy ra vào một số thời điểm trong năm) hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm (tiến triển dai dẳng hầu như suốt 12 tháng trong 1 năm).

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Như đã đề cập, viêm mũi dị ứng là bệnh lý có liên quan đến yếu tố miễn dịch. Bệnh gặp nhiều hơn ở trẻ em do chức năng đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh và khả năng phòng vệ kém hơn so với người trưởng thành.

1. Cơ chế bệnh sinh

Tương tự như các bệnh dị ứng thường gặp (mề đay, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn,…), viêm mũi dị ứng xảy ra do phản ứng dị ứng type I. Tức là khi dị nguyên xâm nhập vào niêm mạc mũi, hệ miễn dịch xác định “dị nguyên” là chất gây hại và sản sinh IgE (kháng thể) tương ứng để đối kháng.

IgE liên kết với các thụ thể trên bạch cầu ưa kiềm (basophils) máu và tế bào mast. Kết quả là làm phóng thích các chất trung gian hóa học như kinin, histamine và prostaglandin. Đây là những yếu tố trực tiếp gây giãn mạch, tăng tính thấm của mao mạch và biểu mô, đồng thời kích thích dịch tiết hô hấp tăng tiết quá mức. Cuối cùng làm bùng phát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi và chảy nước mũi liên tục.

“Dị nguyên” trong viêm mũi dị ứng cũng có thể kích hoạt các bệnh dị ứng khác như mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa,… Vì vậy ngoài triệu chứng ở cơ quan hô hấp, trẻ cũng có thể gặp phải một số dạng tổn thương da.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Cơ địa dị ứng là yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm mũi dị ứng. Đây chính là yếu tố gây ra phản ứng đặc biệt/ thái quá của hệ miễn dịch đối với dị nguyên. Trong khi đó ở người bình thường, hệ miễn dịch thường không có phản ứng với các dị nguyên ngoại lai.

triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ
Tiếp xúc với dị nguyên là nguyên nhân trực tiếp gây bùng phát triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

Các nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em:

  • Cơ địa dị ứng (Atopic): Cơ địa dị ứng là yếu tố quyết định phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với một số dị nguyên. Ngoài viêm mũi dị ứng, đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có cơ chế dị ứng khác như chàm sữa (viêm da cơ địa), hen phế quản và viêm kết mạc dị ứng.
  • Yếu tố di truyền: Cơ địa dị ứng có đặc tính gia đình với khả năng di truyền cao. Do đó, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao nếu cha/ mẹ có tiền sử bị các bệnh lý có cơ chế dị ứng.
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Dị nguyên là yếu tố trực tiếp làm bùng phát triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Đối với viêm mũi dị ứng, dị nguyên thường gặp là bụi bẩn, phấn hoa và lông thú nuôi trong không khí. Ngoài ra, trẻ cũng có thể dị ứng với các dị nguyên ít gặp hơn như hải sản, trứng, sữa và kháng sinh.

Có thể thấy, viêm mũi dị ứng là bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng dưới tác động của các dị nguyên ngoại lai (đa phần là chất dị ứng có trong không khí). Nồng độ dị nguyên trong không khí tăng lên đáng kể vào một số thời điểm trong năm (thời tiết lạnh, giao mùa). Do đó, viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường bùng phát vào các thời gian cụ thể và có tính chất chu kỳ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp khá phổ biến và số lượng người mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng. Thực tế, bệnh lý này rất hiếm khi đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… xảy ra với tần suất thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển thể chất của trẻ.

triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ
Về lâu dài, viêm mũi dị ứng có thể khiến trẻ chậm phát triển về thể chất và khả năng nhận thức

Viêm mũi dị ứng xảy ra do tiếp xúc với dị nguyên, không có sự tham gia của các tác nhân nhiễm trùng như virus, vi khuẩn nên hiếm khi tiến triển nặng đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị sớm, trẻ nhỏ có thể gặp phải một số biến chứng như:

  • Viêm xoang, viêm tai giữa, đau họng và ho kéo dài
  • Ngưng thở khi ngủ (do cuốn mũi phì đại)
  • Thường xuyên lo lắng, mệt mỏi, dễ bị kích thích
  • Giảm hiệu suất học tập, khả năng tiếp thu kém, chậm nói hơn so với các trẻ đồng trang lứa
  • Biến đổi khuôn mặt (kích thước mũi to hơn, môi hở,…)
  • Phát triển các vấn đề nha khoa (do thói quen há miệng khi ngủ)

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Trong đó phổ biến nhất là các phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng (khai thác triệu chứng, thời điểm phát bệnh, tiền sử bản thân, tiền sử gia đình, tiền sử dị ứng, khám thực thể,…)
  • Test da
  • Test kích thích
  • Xét nghiệm máu phát hiện kháng nguyên IgE
  • Xét nghiệm dịch mũi tìm bạch cầu Eosinophil (bạch cầu ưa axit)

Tùy theo tình trạng của từng trẻ, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để có đủ dữ liệu đưa ra chẩn đoán.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Hiện nay, việc điều trị viêm mũi dị ứng dứt điểm là rất khó vì không thể cách ly hoàn toàn với dị nguyên có trong không khí. Hơn nữa, cơ chế bệnh sinh có sự tham gia của thể địa dị ứng (yếu tố được quy định bởi gen) nên hoàn toàn không có phương pháp tác động để thay đổi.

Chính vì vậy, mục tiêu chính điều trị viêm mũi dị ứng nói chung và viêm mũi dị ứng ở trẻ em nói riêng là kiểm soát triệu chứng, giảm tần suất – mức độ bệnh tái phát và ngăn ngừa biến chứng. Phác đồ điều trị được cá thể hóa tùy theo từng bệnh nhân, hoàn toàn không có một công thức chung.

1. Điều trị nguyên nhân (cách ly với dị nguyên)

Dị nguyên là yếu tố trực tiếp kích hoạt triệu chứng của viêm mũi dị ứng bùng phát. Do đó, cách ly với dị nguyên là biện pháp hiệu quả nhất giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát. Như đã đề cập, việc tránh tiếp xúc với chất dị ứng có trong không khí hoàn toàn gần như là bất khả. Tuy nhiên, giảm số lượng dị nguyên trong môi trường cũng có thể cải thiện bệnh đáng kể.

nguyên nhân viêm mũi dị ứng ở trẻ
Nên đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với phấn hoa, mạt bụi, lông súc vật,…

Phụ huynh cần cách ly con trẻ với các dị nguyên sau:

  • Vào mùa phấn hoa, nên cho trẻ ở trong nhà, tránh di chuyển và vui chơi ngoài trời. Nếu phải ra ngoài, nên đeo khẩu trang cho trẻ, mặc quần áo dài tay và dùng khăn giữ ấm cổ.
  • Đối với trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm, cần chú ý vệ sinh nhà cửa thường xuyên bởi dị nguyên thường là gián, bào tử nấm mốc, lông gia súc, bọ chét, mạt bụi,…
  • Không tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ. Ngoài ra, cần thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng thuốc (nếu có) để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
  • Không cho trẻ sử dụng thực phẩm dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng cao như (lòng trắng trứng, sữa, hải sản, mè, đậu phộng,…)

2. Điều trị triệu chứng

Điều trị triệu chứng được áp dụng song song với điều trị nguyên nhân (cách ly với dị nguyên). Biện pháp này bao gồm sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng ở trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tùy theo tình trạng của từng trẻ, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

nguyên nhân viêm mũi dị ứng ở trẻ
Dùng thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 là nhóm thuốc thông dụng được sử dụng để làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng (sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi,…). Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm Promethazine, Chlorpheniramin, Cetirizin, Loratadin, Fexofenadin… Thuốc có thể được dùng ở đường uống hoặc dùng tại chỗ (thuốc xịt hoặc nhỏ mũi).
  • Thuốc nhỏ/ xịt mũi chống phù nề: Thuốc nhỏ mũi chống phù nề chứa các hoạt chất co mạch như Xylometazolin, Naphalozin,… Nhóm thuốc này có tác dụng co mạch, giảm phù nề, từ đó giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi và làm thông đường thở. Thuốc được dùng với tần suất 2 – 3 lần/ này trong thời gian không quá 7 ngày. Lạm dụng thuốc có thể làm nghiêm trọng tình trạng nghẹt mũi và thậm chí gây ra một số triệu chứng toàn thân.
  • Thuốc xịt mũi chứa Cromolyn: Thuốc xịt mũi chứa Cromolyn có thể dùng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên. Thuốc có tác dụng bảo vệ mastocyte (dưỡng bào) khỏi phản ứng kết hợp với IgE, từ đó ngăn chặn giải phóng các chất trung gian gây viêm và kiểm soát hoàn toàn triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Thuốc được cân nhắc sử dụng đối với trẻ bị viêm mũi dị ứng đi kèm với hen suyễn.
  • Corticoid đường uống/ xịt, nhỏ: Corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch, kháng dị ứng và chống viêm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng corticoid dạng xịt, nhỏ hoặc dạng viên để kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nguy cơ cao nên chỉ được sử dụng ở liều thấp trong 5 – 7 ngày.
  • Các loại thuốc khác: Ngoài những loại thuốc trên, phụ huynh cũng có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển để vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên. Với những trẻ có hệ miễn dịch kém, bác sĩ thường chỉ định thêm chế phẩm chứa Kẽm, Canxi và vitamin C để nâng cao thể trạng và miễn dịch. Qua đó giúp giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tần suất bệnh tái phát.

Đối với trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm, một số bác sĩ khuyến khích điều trị bằng thuốc Nam và Đông y để hạn chế tác dụng phụ do dùng tân dược kéo dài. Các cây thuốc thảo dược như cỏ hôi, ké đầu ngựa, kim ngân hoa,… đã được chứng minh có khả năng cải thiện triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi dị ứng và an toàn, ít tác dụng phụ.

3. Liệu pháp giải mẫn cảm

Liệu pháp giải mẫn cảm được áp dụng khi trẻ không có đáp ứng với sử dụng thuốc và cách ly với dị nguyên. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ thực hiện được khi tìm ra chính xác dị nguyên gây bệnh. Mục tiêu của liệu pháp giải mẫn cảm là ngăn chặn hoặc giảm phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với chất dị ứng.

Liệu pháp này được thực hiện bằng cách cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên dưới sự kiểm soát của nhân viên y tế. Lượng dị nguyên sẽ được tăng dần theo thời gian. Quá trình điều trị có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy theo mức độ đáp ứng của từng bệnh nhân.

Hiện tại, liệu pháp này được cân nhắc nhiều trong trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm có mức độ nặng và (hoặc) phối hợp với các bệnh dị ứng khác như hen phế quản và viêm kết mạc dị ứng.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

Như đã đề cập, việc điều trị viêm mũi dị ứng dứt điểm là rất khó khăn. Hiện nay, điều trị chỉ có thể giảm triệu chứng trong giai đoạn bệnh bùng phát và hạn chế một số biến chứng. Sau một thời gian, bệnh có thể tái phát trở lại khi tiếp xúc với các dị nguyên ngoại lai.

trị viêm mũi dị ứng ở trẻ
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để giảm dị nguyên và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng tái phát

Vì vậy bên cạnh các phương pháp điều trị, phụ huynh cần cho trẻ thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

  • Với trẻ bị viêm mũi dị ứng theo mùa, phụ huynh nên cho trẻ đeo khẩu trang, mặc quần áo dài tay và hạn chế vui chơi ngoài trời để tránh tiếp xúc với cỏ dại, phấn hoa, bào tử nấm mốc,… có trong không khí.
  • Trong trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm, nên chú ý vệ sinh nhà cửa thường xuyên để giảm số lượng dị nguyên (bọ chét, lông thú nuôi, mạt bụi, gián, nấm mốc,…). Cân nhắc dùng thiết bị lọc không khí để giảm chất dị ứng và nâng cao không gian sống cho bé.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để hạn chế sự phát triển của nấm mốc – đặc biệt là trong thời tiết lạnh, khô hanh.
  • Giặt mền, chăn ga mỗi tuần bằng nước ấm để tránh sự phát triển của bào tử nấm mốc. Bên cạnh đó, nên hút bụi cho nệm và thảm thường xuyên.
  • Đóng cửa sổ vào mùa phấn hoa để tránh dị nguyên xâm nhập vào không gian sống.
  • Nâng cao sức khỏe cho bé bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Bên cạnh đó, mẹ nên khuyến khích trẻ vui chơi thể thao để cải thiện sức đề kháng.
  • Hạn chế các dị nguyên khác như kháng sinh và một số loại thực phẩm như lòng trắng trứng, sữa, hải sản, đậu phộng,…

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh hô hấp khá phổ biến. Vì nguyên nhân trực tiếp là dị nguyên có trong không khí nên điều trị bệnh đứt diểm gần như là không thể. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn về hướng điều trị và chăm sóc để quản lý bệnh thành công.

5/5 - (4 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?

"Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?" là một trong những vấn đề nhiều người bệnh thắc mắc nhưng vẫn chưa được giải đáp chính xác....

10 Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ làm

Bên cạnh phương pháp y tế, bệnh nhân có thể áp dụng một số chữa viêm mũi dị ứng tại nhà để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và tiến...

Thuốc xịt Flixonase trị viêm mũi dị ứng có tốt không?

Thuốc xịt Flixonase trị viêm mũi dị ứng có tốt không?

Thuốc xịt Flixonase thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh viêm mũi dị ứng. Các thành phần hoạt chất trong thuốc được...

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những trường hợp thường gặp của bệnh viêm mũi. Những tác nhân khởi phát các triệu chứng bệnh lý thường phụ thuộc...

Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng là một trong những mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn