Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

Bị viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

8 Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những trường hợp thường gặp của bệnh viêm mũi. Những tác nhân khởi phát các triệu chứng bệnh lý thường phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Theo các chuyên gia đầu ngành, viêm mũi dị ứng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Theo các chuyên gia đầu ngành, viêm mũi dị ứng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

Viêm mũi dị ứng là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng những tế bào ở niêm mạc mũi bị tổn thương, từ đó đó gây sưng đỏ, đau nhức,viêm nhiễm khó chịu. Các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi chứng đau nhức đầu, chảy nước mũi, hắt hơi, mệt mỏi, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược.

Theo các chuyên gia đầu ngành, viêm mũi dị ứng được chia thành 2 dạng:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùi: Các biểu hiện của bệnh lý thường có xu hướng bùng phát trong năm theo từng mùa. Khi cơ địa mẫn cảm và phát sinh phản ứng viêm với những tác nhân như phấn hoa, cây cỏ, không khí thay đổi đột ngột,… Thông thường, những biểu hiện của viêm mũi dị ứng theo mùa sẽ dần thuyên giảm sau khi những tác nhân biến mất mà không cần can thiệp y khoa.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm. Khi có thể dị ứng với những dị nguyên ngoài môi trường như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá,… Những biểu hiện này sẽ thuyên giảm khi người bệnh áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách.

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và phổ biến ở nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy, bệnh lý khởi phát nhiều ở người trưởng thành có độ tuổi từ 21 – 45 tuổi. Người lớn tuổi và trẻ em là nhóm đối tượng chiếm tỉ lệ thấp mắc bệnh viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như hệ thống miễn dịch suy giảm, yếu tố di truyền, thời tiết thay đổi đột ngột, tác động từ các dị nguyên, tác dụng phụ thuốc điều trị hoặc mắc một số bệnh lý nền. Cụ thể:

  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm mũi dị ứng. Theo số liệu thống kê cho thấy, những trường hợp có ba mẹ, ông bà bị viêm mũi dị ứng thì có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn so với người bình thường.
  • Yếu tố thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, giao mùa thường khiến cơ thể không thể thích ứng nhanh chóng. Điều này có thể dẫn đến vùng niêm mạc và khoang mũi bên trong bị sưng viêm, kích ứng và kích thích bùng phát bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Yếu tố môi trường: Các bụi bẩn, hóa chất, môi trường ô nhiễm,… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hô hấp. Khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân này thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng và các vấn đề liên quan đến hô hấp khác.
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Với những đối tượng có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có nguy cơ gây dị ứng, kích ứng như bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa, sợi vải, khói bếp, khói thuốc lá,…. có thể khiến niêm mạc mũi và khoang mũi bị tổn thương và gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng
Bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa, sợi vải, khói bếp, khói thuốc lá,…. có thể khiến niêm mạc mũi và khoang mũi bị tổn thương và gây ra bệnh viêm mũi dị ứng
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm có thể khiến hàng rào bảo vệ cơ thể bị yếu đi. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus tấn công và gây ra những bệnh lý liên quan đến hô hấp, trong đó điển hình là viêm mũi dị ứng.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị: Trong quá trình sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc gây mê, thuốc gây tê, thuốc kháng sinh (vaccine, aspirin, penicillin) có thể gây ra một số tác dụng như đau nhức đầu, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng, cơ thể mệt mỏi,…
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên thì bệnh viêm mũi dị ứng còn có thể khởi phát do dị ứng thức ăn, dị tật bẩm sinh ở vùng mũi (biến dạng cấu trúc, hẹp vách ngăn, có polyp,…) hoặc đang mắc các bệnh lý nền (nhiễm trùng răng hàm trên, viêm xoang, viêm amidan,..).

Các biểu hiện nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng thường đặc trưng bởi những triệu chứng sau:

  • Hắt xì liên tục, sổ mũi, bị nghẹt mũi, chảy nước mũi có dịch trong suốt hoặc màu vàng đục (với những trường hợp bị viêm mũi bội nhiễm)
  • Ngứa ngáy, khó chịu ở một số bộ phận như cổ họng, mắt, mũi và làn da
  • Ngứa họng, ho nhiều, nóng rát ở vùng hầu họng. Lâu dần có thể dẫn gây khởi phát các triệu chứng viêm họng, viêm phế quản
  • Điếc mũi, loạn khứu giác. Tình trạng có thể làm giảm hoặc mất khả năng phân biệt, nhận biết mùi hương
  • Chảy nước mắt, sưng mắt nhưng không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, người bệnh có thể nhận thấy quần thâm phía dưới bọng mắt
  • Bị chóng mặt, đau đầu thường xuyên, ù tai, mệt mỏi, đầy tai và có biểu hiện suy giảm trí nhớ, mất tập trung
  • Nổi mụn nước, phát ban, có thể gây ngứa ngáy và khô nhiều ở những vùng da trên cơ thể
  • Phần cuống mũi có biểu hiện sưng phù, niêm mạc mũi nhợt nhạt và xuất hiện nhiều đốm nhỏ có màu tím.

Các triệu chứng bệnh lý thường bùng phát đột ngột và trong thời gian ngắn khi tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh với những trường hợp bị viêm mũi dị ứng cấp tính. Nếu bệnh viêm dị ứng  do dị nguyên mãn tính, những biểu hiện bệnh lý có xu hướng kéo dài dai dẳng và bùng phát theo chu kỳ. Bệnh lý nếu không được thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm mũi dị ứng nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên gây ra thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe người bệnh. Cụ thể:

  • Gây suy giảm sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ bởi các triệu chứng bùng phát mạnh mẽ khi về đêm.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa mãn tính, viêm xoang, nhiễm trùng xoang và bệnh hen suyễn hoặc khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
  • Viêm mũi dị ứng mãn tính có thể dẫn đến ngủ ngáy, rối loạn khứu giác.
Bệnh viêm mũi dị ứng nguy hiểm không?
Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa mãn tính, viêm xoang, nhiễm trùng xoang và bệnh hen suyễn hoặc khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn

Các biến chứng do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra thường có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm. Bên cạnh việc chịu đựng các triệu chứng đau nhức, sưng viêm, khó chịu thì người bệnh còn có thể đối mặt với những bệnh lý nghiêm trọng như thấp tim, suy thận, áp xe đường hô hấp, viêm nhiễm.

Do đó, người bệnh cần tiến hành thăm khám kịp thời và chủ động trong điều trị kết hợp với các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa. Việc phát hiện sớm và chữa trị thời không chỉ kiểm soát các triệu chứng hiệu quả còn giúp người bệnh thoát khỏi các biến chứng nặng nề phát sinh.

Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng

Việc sử dụng thuốc tân dược, các bài thuốc Đông y hay những mẹo chữa dân gian được thực hiện tại nhà là những phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả. Căn cứ vào mức độ các triệu chứng bệnh lý, đối tượng và khả năng đáp ứng sẽ lựa chọn những cách chữa khác nhau, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Với những trường hợp nghi ngờ bị viêm mũi dị ứng, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng nhằm xác định nguyên nhân cũng như mức độ bệnh lý. Từ đó, chỉ định các loại thuốc chữa bệnh phù hợp với từng trường hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng:

Nhóm thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc được điều chế dưới dạng đường uống và xịt. Khi được dung nạp vào cơ thể, những thành phần hoạt chất trong thuốc sẽ giúp ức chế hoạt động của histamin, nhờ đó cải thiện các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng.

Các loại thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc xịt mũi chứa corticosteroid trong thời gian ngắn. Việc chỉ định trong thời điểm thích hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng.

Thuốc xịt chống nghẹt mũi: Những thành phần có trong các loại dung dịch xịt chống nghẹt mũi sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, chứng sổ mũi. Tuy nhiên, người bệnh tránh sử dụng liên tục trong 3 ngày. Bởi thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc xịt mũi chứa corticosteroid trong thời gian ngắn

Các loại thuốc tiêm chống dị ứng: Với những trường hợp bị viêm mũi dị ứng nặng, những nhóm thuốc trên không đáp ứng điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc chống dị ứng tiêm vào tĩnh mạch giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, đồng thời ngăn ngừa phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Ngoài sử dụng các loại thuốc trên, bác sĩ cũng có thể cân nhắc áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) với những trường hợp viêm mũi dị ứng ở mức độ nghiêm trọng, có nguy cơ phát sinh biến chứng nặng nề và việc điều trị bảo tồn hầu như không mang lại hiệu quả.

2. Áp dụng các mẹo chữa dân gian giúp cải thiện bệnh lý

Cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh lựa chọn và mang lại hiệu quả. Ưu điểm của biện pháp này là lành tính, có độ an toàn cao và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, các bài thuốc chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh mới khởi phát, các triệu chứng ở mức độ nhẹ và không thể thay thế phương pháp điều trị chuyên sâu.

Cây bèo cái chữa bệnh

  • Chuẩn bị cây bèo cái tươi và mật ong nguyên chất
  • Bèo cái cắt bỏ phần rễ rồi mang đi ngâm rửa thật sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn
  • Mang dược liệu phơi khô hoặc sấy rồi cho vào lọ bảo quản để dùng dần
  • Mỗi lần dùng lấy khoảng 15 gam bèo cái cho vào ly hãm với nước sôi. Sau đó cho mật ong vào và uống thay trà
  • Mỗi ngày uống từ 1 – 2 ly đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm hẳn

Lá ngải cứu cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng

  • Chuẩn bị khoảng 100 gam lá ngải cứu tươi, mang đi ngâm rửa với nước muối pha loãng rồi mang phơi nơi có gió đến khi héo nhẹ là được
  • Sau 8 tiếng đồng hồ thì thu lại dược liệu và mang đốt lên dưới và hơ lên những huyệt vị tại đỉnh đầu
  • Áp dụng đều đặn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả

Vỏ bí đao kết hợp với dây mướp chữa bệnh lý

  • Chuẩn bị vỏ bí đao và dây mướp mỗi loại khoảng 50 gam
  • Các dược liệu sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì cho vào ấm đun sôi với 2 lít nước lọc.
  • Đun kỹ đến khi những tinh chất trong dược liệu hòa tan hết vào trong nước thì tắt bếp
  • Lọc lấy phần nước, bỏ bã. Chia phần nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày
Áp dụng các mẹo chữa dân gian giúp cải thiện bệnh lý
Cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh lựa chọn và mang lại hiệu quả

Hành tím và gừng tươi

  • Chuẩn bị khoảng 50 gam hành tím, 50 gam gừng tươi và 2 muỗng giấm ăn
  • Các nguyên liệu sau khi rửa sạch thì cho vào cối giã nát và cho thêm giấm vào rồi trộn đều hỗn hợp
  • Sau đó cho hỗn hợp vào bát, đun lên với 300ml lọc rồi tiến hành xông mũi sau khi đã được vệ sinh sạch
  • Trong quá trình xông, bạn cần hít thật sâu để hơi nước có thể đi vào mũi và miệng, giúp cải thiện bệnh lý nhanh chóng.

3. Các bài thuốc Đông y chữa bệnh lý

Các bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bởi phương pháp được đánh giá có độ an toàn cao, điều trị từ căn nguyên nên sẽ mang lại hiệu quả lâu dài, hạn chế bệnh bùng phát. Tuy nhiên, những bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thường phát huy tác dụng chậm. Bên cạnh đó, hiệu quả bài thuốc chữa còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị sài đất, ké đầu ngựa mỗi thứ 12 gam, kim ngân hoa 12 – 16 gam, 10 – 12 gam rau nhiếp cá, cúc tần, kinh giới, mã đề, cam thảo nam, lá dâu tằm mỗi thứ 8 – 10 gam, bạc hà 6 – 8 gam. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng các dược liệu đậu ván (sao), ý dĩ (sao), đẳng sâm, rễ đinh lăng ké đầu ngựa mỗi thứ 12 gam, mã đề, bạch chỉ, bạc hà mỗi thứ 8 – 10 gam, kinh giới từ 10 – 12 gam, ngũ vị tử 6 gam. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đều đặn đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm hẳn.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị đậu ván, bèo cái, đinh lăng, bèo cái, ké đầu ngựa mỗi vị thuốc 12 gam, vỏ sầu riêng 10 gam, cam thảo nam, lá lốt, kinh giới, kim ngân hoa mỗi vị thuốc 8 gam. Sắc thuốc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm.

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả

Viêm mũi dị ứng tuy không đe dọa trực tiếp đến mạng sống của người bệnh nhưng các triệu chứng bệnh lý ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như hiệu suất làm việc – học tập. Bên cạnh tuân thủ các phương pháp điều trị theo chỉ định chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh xa những tác nhân gây kích ứng, dị ứng như ô nhiễm không khí, hóa chất, phấn hoa, bụi bẩn,… Chủ động mang khẩu trang, che chắn cẩn thận trước khi ra đường nhằm bảo vệ sức khỏe, làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
  • Chú ý giữ thân nhiệt ở mức ổn định, nhất là khi chuyển lạnh, thay đổi thời tiết đột ngột. Tránh để không khí lạnh xâm nhập vào đường hô hấp và gây viêm mũi dị ứng.
  • Vệ sinh vùng mũi, họng bằng nước muối sinh ý mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên vùng niêm mạc họng hầu. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp tắm bằng nước ấm giúp cơ thể được thư giãn, thoải mái hơn.
Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả
Chú ý giữ thân nhiệt ở mức ổn định, nhất là khi chuyển lạnh, thay đổi thời tiết đột ngột. Tránh để không khí lạnh xâm nhập vào đường hô hấp và gây viêm mũi dị ứng
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là một trong những cách giúp kiểm soát và phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh, rau xanh, củ, các loại trái cây chứa vitamin C, cá hồi,… vào thực đơn hàng ngày.
  • Người bệnh cần kiêng những thực phẩm, các loại thức uống làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm mũi dị ứng như thịt bò, hải sản, thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, nước ngọt, bia rượu, thuốc lá,…
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh hiệu quả.
  • Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, thói quen này không chỉ giúp cơ thể bù nước mà còn hỗ trợ làm loãng dịch tiết, các chất nhầy trong khoang mũi. Từ đó, hạn chế chứng nghẹt mũi do bệnh lý gây ra.
  • Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, không gian sống nhằm loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn, tạp chất gây dị ứng, phát sinh phản ứng viêm và khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm mũi dị ứng có thể gây ra những triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy, đau nhức, nghẹt mũi khó chịu. Bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, hiệu suất làm việc, học tập của người bệnh mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu viêm mũi dị ứng, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi

Bị viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Bị viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi có thể là tình trạng cảnh báo dấu hiệu chứng viêm mũi dị ứng mãn tính hoặc sắp chuyển sang các...

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?

"Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?" là một trong những vấn đề nhiều người bệnh thắc mắc nhưng vẫn chưa được giải đáp chính xác....

10 Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ làm

Bên cạnh phương pháp y tế, bệnh nhân có thể áp dụng một số chữa viêm mũi dị ứng tại nhà để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và tiến...

Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng là một trong những mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn