Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

Bị viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

8 Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm theo định nghĩa của y học hiện đại là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị các tác nhân dị ứng xâm nhập và tấn công gây bệnh. Người bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm rất dễ gây ra các biến chứng thành viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời. 

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là một trong những bệnh lý về đường hô hấp xảy ra phổ biến ở những người có hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu ớt. Bệnh thường xảy ra trong thời điểm thay đổi đột ngột, từ nóng chuyển sang lạnh. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng nguy hiểm và dẫn đến tình trạng bội nhiễm.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là một trong những bệnh lý về đường hô hấp xảy ra phổ biến ở mọi đối tượng

Có thể hiểu đơn giản bội ở đây tức là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng, viêm dị ứng bội nhiễm là ngoài bệnh dị ứng người bệnh còn có thể nhiễm thêm một hoặc nhiều loại vi khuẩn khác trên bệnh lý viêm dị ứng. Thậm chí nguy hiểm hơn có thể gây ra biến chứng về bệnh viêm xoang phức tạp và có chữa khỏi dứt điểm trong thời gian ngắn.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm, bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, người bệnh nên sớm xác định nguyên nhân gây bệnh và tìm cách chữa bệnh dứt điểm càng sớm càng tốt để tránh tình trạng bội nhiễm.

Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính xác nào về nguyên nhân cụ thể gây ra viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng căn bệnh có liên quan đến tình trạng tăng tiết IgE (Immunoglobulin E) khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc, tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, mạt sắt, mùn cưa…

Lúc này, hàm lượng IgE trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép sẽ khiến cho cơ thể giải phóng ra các histamine khỏi các protein tạo điều kiện lý tưởng để vùng niêm mạc mũi bị viêm, bệnh tiến triển ngày càng nặng thì càng dễ gây ra tình trạng bội nhiễm.

Bên cạnh đó, bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm còn có thể xuất hiện do các tác nhân như:

  • Do di truyền: Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể xảy ra do di truyền, tuy nhiên tình trạng này khá hiếm. Nhưng nếu đã mắc bệnh do yếu tố di truyền thì rất dễ gây ra tình trạng bội nhiễm và tái phát liên tục, lặp lại thường xuyên hơn so với những người bình thường. Những người mắc bệnh di truyền có thể gây ra viêm mũi dị ứng bội nhiễm như hen suyễn, các tổn thương mãn tính, xoang mũi bị viêm…
  • Do cơ địa nhạy cảm: Cơ địa nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài cũng có thể gây ra bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm.
  • Do hệ miễn dịch suy yếu: Một người có sức đề kháng yếu ớt, hệ miễn dịch không đủ mạnh sẽ rất khó để cơ thể có thể vượt qua được sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh. Chính vì nguyên nhân này mà những người ban đầu chỉ bị viêm mũi thông thường và nhanh chóng chuyển sang bội nhiễm mức độ nặng.
  • Do cấu trúc mũi: Cấu trúc mũi của những người có tật bẩm sinh như vách ngan mũi bị méo, lệch cũng khiến cho lớp niêm mạc trở nên nhạy cảm hơn mỗi khi có tác nhân kích thích và khiến cho tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm xảy ra sớm hơn.
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm
  • Do ăn uống: Người bệnh ăn uống hoặc hấp thu các dưỡng chất, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt bò, trứng, sữa… cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc gây ra viêm mũi dị ứng hoặc hàng loạt các dạng dị ứng khác.
  • Một số nguyên nhân khác: Các tác nhân dị ứng khác như hóa chất, nấm mốc, phấn hoa, lông chó mèo, bụi vải… cũng làm tăng nguy cơ bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân này mà không có lớp bảo vệ che chắn.

Trên đây là những nguyên nhân điển hình gây ra bệnh, tuy nhiên người bệnh cần biết rằng thực chất đây chỉ là tiền đề cho bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm mà thôi chứ nó không trực tiếp gây ra bệnh. Vì viêm mũi dị ứng chỉ là cơ sở để viêm mũi dị ứng bội nhiễm phát triển. Nếu sau một thời gian dài bệnh không được điều trị hoặc điều trị sai sách thì việc dẫn đến bội nhiễm là điều có thể xảy ra.

Dấu hiệu đặc trưng nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Như đã nhắc đến ở trên, viêm mũi dị ứng trong thời gian dài không điều trị dứt điểm có thể chuyển sang viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Vì vậy, việc nhận biết chính xác dấu hiệu của bệnh không hề đơn giản vì đã có rất nhiều trường hợp người bệnh nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh viêm xoang.

Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng bôi nhiễm điển hình như:

  • Chảy nhiều nước mũi: Triệu chứng đầu tiên và hầu hết người bệnh nào cũng gặp phải đó là chảy nước mũi có màu trong và liên tục. Nguyên nhân là do lớp niêm mạc bị viêm kèm theo đó là tình trạng hắt hơi liên tục để đẩy các dịch mũi ra khỏi mũi.
  • Màu sắc nước mũi thay đổi: Màu nước mũi bắt đầu chuyển từ màu trong sang màu vàng đục và chảy theo từng cơn chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn viêm mũi bội nhiễm.
  • Nghẹt mũi, khó thở: Đi kèm với tình trạng chảy nước mũi liên tục đó là nghẹt mũi và khó thở. Nguyên nhân là do nước mũi chảy quá nhiều vượt khỏi sức chứa của khoang mũi, khiến cho niêm mạc mũi sưng phù, đau nhức và khiến người bệnh khó thở. Người bệnh có thể bị lần lượt từng bên mũi hoặc bị đồng thời cả hai bên mũi
  • Ngứa mũi, ngứa tai, ngứa mắt: Nếu mắc bệnh viêm mũi dị ứng do các tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài không chỉ khiến người bệnh bị chảy nước mũi, khó thở mà còn gây ngứa mũi, ngứa tai, ngứa mắt, hầu họng, ngứa da… tùy vào cơ địa của từng người.
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh viêm xoang

Với những dấu hiệu nhân biết trên đây, người bệnh có thể xác định được bệnh bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm không?

Theo thông tin từ các chuyên gia, bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm được đánh giá mức độ nguy hiểm dựa trên triệu chứng của bệnh và phụ thuộc phần lớn vào cách chăm sóc, điều trị có đúng cách hay không. Và mặc dù bệnh được đánh giá là không quá nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nếu không được điều trị tích cực có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh viêm xoang: Do các mô xoang có liên hệ chặt chẽ với mũi nên khi lớp niêm mạc mũi bị tổn thương sẽ làm cản trở đường dẫn dịch nhầy hô hấp khiến cho dịch không được tống khỏi cơ thể, ứ đọng lâu dài bên trong và gây ra tình trạng viêm xoang, nặng hơn là viêm mũi xoang nhiễm trùng.
  • Hen suyễn: Tình trạng bội nhiễm xảy ra và diễn tiến ngày càng nặng thì nguy cơ người bệnh bị hen suyễn cũng cao hơn so với người bình thường. Lúc này, người bệnh sẽ trở nên cực kỳ cảm và co thắt mạnh với các tác nhân như bụi bẩn, lông chó mèo, hóa chất…
  • Bị rối loạn giấc ngủ: Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm thường diễn tiến nặng hơn vào ban đêm nên gây ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Tình trạng ngủ chập chờn, không sâu giấc diễn ra trong thời gian dài vừa khiến người bệnh mệt mỏi, não bộ chậm hoạt động, không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Ảnh hưởng đến chức năng tai – mũi – họng: Do hệ thống tai – mũi – họng nằm cạnh nhau và kết nối mật thiết nên khi bị viêm mũi cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm khác như viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa, viêm dây thanh quản….

Cách điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm hiệu quả và an toàn

Bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm được đánh giá là căn bệnh rất khó điều trị nhanh chóng và dứt điểm do tác nhân gây bệnh thường có sự tác động của cả virus và vi khuẩn hoặc trong chính cơ địa của người bệnh chứa virus. Thông thường, để xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.

Nếu nguyên nhân gây ra bệnh là do các yếu tố dị nguyên gây ra thì sẽ không quá khó để điều trị khỏi bệnh, chỉ cần người bệnh hạn chế tiếp xúc với các tác nhân như khói bụi, ô nhiễm gây ra dị ứng là được. Còn nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn từ virus, vi khuẩn thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn, cần phải có phác đồ điều trị phù hợp riêng với từng trường hợp.

Chữa bệnh bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm được xem là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Thuốc Tây chữa bệnh với cơ chế kháng khuẩn, chống viêm và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, chảy nước mũi do dị ứng. Một số loại Tây được sử dụng phổ biến để điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm như:

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Sử dụng các loại thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm là phương pháp được ưu tiên hàng đầu
  • Nhóm thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Erythromycin, Azithromycin, Cefixim…
  • Thuốc kháng Histamine như Loratadine, Desloratadine, Cetirizine…
  • Thuốc chống phù nề, co mạch dạng xịt như Xylometazolin, Naphazolin…
  • Thuốc kháng viêm như Prednisolon, Methylprednisolon…
  • Thuốc giảm ho, long đờm như Dextromethorphan, Terpin –  Codein…
  • Ngoài ra, một số loại thuốc kháng như thuốc an thần, thuốc giãn phế quản, thuốc phòng ngừa các cơn co thắt phế quản… cũng được chỉ định sử dụng tùy trường hợp.

Những loại thuốc vừa kể trên đều là thuốc chỉ được sử dụng khi được kê đơn, người bệnh cần phải tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng. Thuốc Tây thường có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh trong thời gian ngắn chứ không khó có thể điều trị tận gốc triệt để bệnh nếu do vi khuẩn, virus gây bệnh.

Sử dụng thuốc nếu có tác dụng thì tuyệt đối cũng không được lạm dụng kéo dài vì có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Mẹo điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm tại nhà

Ngoài sử dụng thuốc Tây chữa bệnh, bác sĩ cũng sẽ đưa ra các lời khuyên hỗ trợ chữa trị viêm bội nhiễm tại nhà để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Đây là các phương pháp có thể chữa khỏi bệnh đối với tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm mức độ nhẹ, triệu chứng vừa khởi phát.

  • Xông hơi: Áp dụng phương pháp xông hơi là một trong những cách vừa đơn giản vừa hiệu quả có khả năng chữa trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm hiệu quả. Sức nóng của hơi nước kết hợp với thành phần dược liệu trong các loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, tinh dầu tràm, dầu bạch đàn, lá trầu không… sẽ giúp kháng viêm, chống khuẩn, diệt sạch các ổ khuẩn trong khoang mũi, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.
  • Sử dụng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý là dung dịch vệ sinh mũi hiệu quả và an toàn có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi đợi khoảng 5 phút rồi dùng dụng cụ rửa mũi nhiều lần trong ngày để làm sạch khoang mũi, diệt sạch ổ khuẩn, khai thông đường thở…
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Thực hiện rửa mũi, xông mũi bằng tinh dầu để diệt sạch khoang mũi, khơi thông đường thở
  • Dùng nước ép tỏi: Đây là một trong những mẹo chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm phổ biến được nhiều người áp dụng từ xưa đến nay. Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất có khả năng diệt khuẩn, chống viêm tự nhiên hiệu quả. Chuẩn bị vài tép tỏi, xay nhuyễn lọc lấy phần nước cốt rồi trộn với một ít dầu mè theo tỷ lệ 1:1. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp này rồi đưa nhẹ nhàng vào mũi. Nếu không có dầu mè thì sử dụng mật ong để thay thế.

Đây là những phương pháp có khả năng cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả không kéo dài lâu và cũng không thể điều trị tận gốc nguồn căn gây bệnh, đặc biệt là đối với trường hợp mắc bệnh nặng thì cần phải chọn lựa điều trị bằng các phương pháp khác tốt hơn.

Chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm bằng các bài thuốc Đông y

Trong rất nhiều các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm, sử dụng các bài thuốc Đông t được đánh giá là cách chữa hiệu quả, có thể khỏi bệnh dứt điểm nếu điều trị đúng cách và lành tính, không gây tác dụng cho người bệnh.

Theo Y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng bội nhiễm được xếp vào nhóm các dạng viêm mũi thuộc chứng Tỵ trất, các bài thuốc có khả năng khu phong, tán hàn, tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt, giảm ngứa và cải thiện sức đề kháng. Phương pháp này được đánh giá là có khả năng điều trị bệnh tận gốc nhờ cơ chế tác động trực tiếp vào nguồn căn gây bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả đến khá chậm, không nhanh như khi sử dụng thuốc Tây.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm được đánh giá cao vì hiệu quả và an toàn nhưng hiệu quả đến khá chậm

Gợi ý một số bài thuốc Đông y có khả năng chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm khổ ngạch, cam thảo, cửu lý trúc căn, bạc hà mỗi loại 6g, yến diện và tân di mỗi loại 12g. Nếu kèm theo nhiễm phong hàn cho thêm bách chi và kinh giới mỗi loại 12g, 8g khương hoạt. Nếu bị nhiễm phong nhiệt thì cho thêm yến thực tằm và hoàng cầm mỗi loại 12g. Đem tất cả các nguyên liệu cho vào siêu thuốc sắc cùng 5 chén nước, sắc trên lửa nhỏ đợi đến khi còn một nửa thì lọc lấy nước chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 10g thương nhĩ, 30g thủy phù liên và 20g hoa kim ngân khô. Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào siêu thuốc nấu cùng 300ml nước. Sắc thuốc trên lửa vừa đến khi nước thuốc cạn xuống 1 nửa thì lọc lấy nước chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và tối.

Điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm bằng các bài thuốc Đông y thường có khả năng khu phong tán hàn, thanh nhiệt giải độc, tiêu độc, tiêu viêm, khai thông đường mũi, bồi bổ lục phủ ngũ tạng, cải thiện sức đề kháng khá hiệu quả, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng điều trị lâu dài vì thuốc Đông y phải mất thời gian khá lâu mới có tác dụng trị bệnh.

Hướng dẫn các cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm hiệu quả

Ngoài các biện pháp sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm hay các mẹo, các bài thuốc Đông y đặc trị… thì người bệnh cũng cần phải chủ động bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân dị ứng để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Một số biện pháp đơn giản để phòng ngừa và cải thiện bệnh như:

  • Thực hiện vệ sinh mắt, mũi, miệng, tai thường xuyên để loại bỏ những ổ khuẩn đang có nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Đặc biệt giữ gìn vệ sinh họng và mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để diệt khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc với những người đang bị bệnh cảm cúm hay những bệnh lý về đường hô hấp.
  • Tạo thói quen rửa tay bằng dung dịch rửa tay sát khuẩn và hạn chế đưa tay lên miệng, mắt, mũi để hạn chế vi khuẩn xâm nhập từ tay vào mũi.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, chủ yếu để tăng cường hệ miễn dịch như bổ sung rau của quả trái cây, các chất sắt, đạm… Uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây, nên ưu tiên các loại thực phẩm dạng lỏng, dạ dày dễ tiêu hóa và hạn chế tình trạng gây đặc dịch đờm…
  • Kết hợp tăng cường sức đề kháng bằng cách cân đối lịch làm việc và sinh hoạt nghỉ ngơi. Tránh làm việc quá sức, thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao như chạy bộ, bơi lội, tập yoga…
  • Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất ổn như khó thở, tức ngực, sốt cao thì cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Chủ động giữ vệ sinh tai mũi họng và đeo khẩu trang tránh xa các tác nhân gây bệnh

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm cũng như các cách điều trị, chăm sóc an toàn để nhanh chóng khỏi bệnh. Người bệnh cần phải tuân thủ đầy đủ các thói quen sinh hoạt tốt để cải thiện triệu chứng bệnh, phòng ngừa hiệu quả. Nên chọn thăm khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế đáng tin cậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe tổng thể người bệnh.

Cùng chuyên mục

Thuốc xịt Flixonase trị viêm mũi dị ứng có tốt không?

Thuốc xịt Flixonase trị viêm mũi dị ứng có tốt không?

Thuốc xịt Flixonase thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh viêm mũi dị ứng. Các thành phần hoạt chất trong thuốc được...

Viêm mũi dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, xử lý và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, xử lý và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một trong những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các...

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

"Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý liên...

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?

"Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?" là một trong những vấn đề nhiều người bệnh thắc mắc nhưng vẫn chưa được giải đáp chính xác....

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi ngoài các phương pháp y tế, triệu chứng và tiến...

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những trường hợp thường gặp của bệnh viêm mũi. Những tác nhân khởi phát các triệu chứng bệnh lý thường phụ thuộc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn