Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

Bị viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

8 Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?

10 Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ làm

Bên cạnh phương pháp y tế, bệnh nhân có thể áp dụng một số chữa viêm mũi dị ứng tại nhà để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh. Hầu hết các mẹo chữa tại nhà đều có cách thực hiện đơn giản, an toàn và hiếm khi gây ra tác dụng phụ khi áp dụng. 

cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Các chữa viêm mũi dị ứng tại nhà có thể giảm nhẹ triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển nặng, dai dẳng

Có nên chữa viêm mũi dị ứng tại nhà không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khác với các bệnh viêm đường hô hấp do nhiễm khuẩn, viêm mũi dị ứng xảy ra khi tiếp xúc với các yếu tố dị ứng và kích ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông thú nuôi, không khí khô hanh, mạt bụi,…

Khi tiếp xúc với dị nguyên, hệ miễn dịch phản ứng lại bằng cách sản sinh IgE (kháng thể), từ đó kích hoạt các yếu tố trung gian trong phản ứng viêm và làm phóng thích histamine vào niêm mạc mũi. Kết quả là khiến niêm mạc mũi bị sưng viêm, phù nề, dẫn đến gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch tiết hô hấp và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý có liên quan đến yếu tố cơ địa (thể địa dị ứng) bên cạnh viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm xoang dị ứng,… Thể địa dị ứng được xem là yếu tố chính gây ra phản ứng đặc biệt của cơ thể khi tiếp xúc với dị nguyên. Ở những người có cơ địa bình thường, cơ thể gần như không phản ứng lại với các yếu tố kể trên.

Chính vì bắt nguồn từ yếu tố cơ địa nên viêm mũi dị ứng gần như không thể điều trị hoàn toàn. Bệnh có thể tiến triển dai dẳng quanh năm hoặc bùng phát vào một số thời điểm cụ thể (mùa phấn hoa, mùa lạnh, giai đoạn chuyển mùa). Dù có mức độ không quá nghiêm trọng nhưng viêm mũi dị ứng gây ra nhiều phiền toái khi sinh hoạt, lao động và ảnh hưởng nhiều giấc ngủ của bệnh nhân.

Bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân có thể kết hợp với các biện pháp tại nhà để hỗ trợ làm giảm triệu chứng. Thực tế cho thấy, các mẹo chữa tại nhà có thể giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi,… đáng kể. Đồng thời hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp điều trị và ngăn ngừa biến chứng viêm mũi dị ứng bội nhiễm.

10 Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Có khá nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà như sử dụng nước muối sinh lý, chườm khăn ấm, sử dụng thảo dược tự nhiên,… Dưới đây là 10 cách đơn giản, hiệu quả được áp dụng phổ biến, bệnh nhân có thể tham khảo và cân nhắc thực hiện để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là cách đơn giản để giảm tình trạng nghẹt và ngứa mũi. Nước muối có khả năng làm loãng dịch tiết hô hấp, từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy qua đường mũi một cách dễ dàng. Đồng thời hỗ trợ làm sạch phấn hoa, nấm mốc, lông thú nuôi và các dị nguyên tích tụ trong niêm mạc đường hô hấp.

Bên cạnh đó, rửa mũi bằng nước muối sinh lý còn làm dịu niêm mạc hô hấp, qua đó cải thiện tình trạng ngứa ngáy và khó chịu. Nước muối sinh lý còn có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn nhẹ, hỗ trợ ngăn ngừa virus và vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễm.

cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm dịu niêm mạc mũi và hỗ trợ loại bỏ dịch tiết hô hấp

Hướng dẫn thực hiện:

  • Trước tiên, cần xì mũi và dùng khăn ướt lau sạch khoang mũi
  • Sau đó, cho nước muối sinh lý bằng bình rửa mũi
  • Cho đầu bình rửa mũi vào lỗ mũi, bóp nhẹ để đẩy nước muối sinh lý vào bên trong khoang mũi (nên nghiêng nhẹ đầu để nước muối cùng với dịch nhầy dễ dàng thoát ra)
  • Kế tiếp, thực hiện tương tự với bên còn lại
  • Để loại bỏ dịch nhầy hoàn toàn, nên xì mũi sau khi thực hiện (nên xì nhẹ, tránh xì mũi quá mạnh khiến niêm mạc bị kích thích và đỏ rát)
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để loại bỏ dịch tiết và làm thông thoáng đường thở

2. Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng cách chườm khăn ấm

Viêm mũi dị ứng thường đi kèm với một số bệnh có cơ chế dị ứng khác như viêm xoang và viêm kết mạc dị ứng. Trong trường hợp có các triệu chứng của viêm xoang (nặng vùng mặt, nghẹt mũi, nhức xung quanh mũi,…), bệnh nhân có thể áp dụng mẹo chườm ấm để giảm tình trạng nghẹt mũi và đau nhức các mô xoang lân cận.

Chườm khăn ấm tận dụng nhiệt độ ấm từ 45 – 55 độ C để làm loãng dịch tiết hô hấp, từ đó giúp dịch lưu thông thuận lợi trong các mô xoang và dễ dàng đào thải qua đường mũi. Đây là biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá rõ rệt. Chỉ sau 5 – 10 phút áp dụng, bệnh nhân có thể nhận thấy cảm giác nghẹt mũi, ngứa mũi và đau nhức ở các mô xoang hai bên mũi thuyên giảm đáng kể.

cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Chườm khăn ấm lên vùng mũi có thể cải thiện triệu chứng của viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Pha nước đun sôi với nước mát đến khi nước có nhiệt độ từ 45 – 55 độ C
  • Sử dụng khăn sạch (nên dùng khăn có chất liệu mềm) thấm nước ấm, vắt bớt nước và chườm đắp trực tiếp lên vùng mũi
  • Khi chườm, nên ngồi thẳng hoặc ngả người về phía sau 45 độ để dịch tiết hô hấp dễ dàng đào thải ra bên ngoài
  • Có thể lặp lại từ 2 – 3 lần để làm sạch hoàn toàn dịch tiết hô hấp
  • Cuối cùng, xì mũi nhẹ để làm sạch chất nhầy và dị nguyên ứ đọng trong niêm mạc hô hấp

Có thể kết hợp chườm khăn ấm với rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch hoàn toàn dịch tiết và giúp đường thở thông thoáng, giảm phù nề.

3. Xông mũi bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà thường được sử dụng để trị mụn trứng cá và giảm nấm da đầu nhờ vào tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và giảm đau. Ngoài ra, tinh dầu này còn giúp thông mũi, giảm phù nề và sưng viêm niêm mạc đường hô hấp. Vì vậy, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng có thể xông mũi với tinh dầu tràm trà để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng.

Bên cạnh tác dụng kháng viêm, tinh dầu tràm trà còn chứa Eucalyptol có khả năng giảm ngứa, sát trùng và hoạt chất alpha-terpineol có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm. Do đó, xông mũi bằng tinh dầu tràm trà thường xuyên có thể giảm nguy cơ bội nhiễm và giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh đáng kể.

Ngoài ra, xông mũi bằng tinh dầu tràm trà còn giúp làm dịu niêm mạc hô hấp và giảm hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu. Biện pháp này còn tận dụng hơi nước để đưa tinh dầu tràm trà vào sâu trong các hốc xoang và khoang mũi giúp gia tăng hiệu quả kháng khuẩn và tiêu viêm.

cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Xông mũi bằng tinh dầu tràm trà là một trong những cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Đun sôi khoảng 1 – 1.5 lít nước
  • Thêm vài giọt tinh dầu tràm trà vào và dùng khăn trùm đầu, sau đó tiến hành xông mũi
  • Khi xông, nên hít thở sâu để hơi nước len lỏi vào các hốc xoang và khoang mũi
  • Mỗi lần xông từ 5 – 10 phút
  • Sau đó, nên xì mũi nhẹ nhàng và sử dụng khăn lau sạch dịch tiết hô hấp

Nên thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày để hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp y tế. Ngoài ra, xông mũi bằng tinh dầu tràm trà 1 – 2 lần/ tuần trong giai đoạn chuyển mùa cũng có thể phòng ngừa viêm mũi dị ứng và các bệnh viêm đường hô hấp tái phát.

4. Trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không là cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng thông dụng. Theo kinh nghiệm dân gian, lá trầu có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng sát trùng, chỉ thống và tán phong hàn nên có hiệu quả rất tốt trong điều trị các bệnh hô hấp vào mùa lạnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,…

Không chỉ được ghi ghép trong y học cổ truyền, tác dụng chữa bệnh của lá trầu cũng đã được chứng minh trên phương diện khoa học. Y học hiện đại nhận thấy, hoạt chất Eugenol trong lá trầu có tác dụng làm mát, sát trùng và giảm ngứa khoang mũi. Bên cạnh đó, tinh dầu trong thảo dược này còn có tác dụng tiêu diệt virus, nấm và hại khuẩn.

cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Hoạt chất Eugenol trong lá trầu không có tác dụng làm dịu niêm mạc, giảm ngứa ngáy và sát trùng 

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10 – 15 lá trầu không và 1 ít muối biển
  • Sau đó, đem lá trầu ngâm rửa với nước muối pha loãng và để ráo
  • Đun sôi khoảng 1 lít nước, vò xát lá trầu và cho vào nồi
  • Đun thêm 3 – 5 phút rồi tắt bếp, thêm 1 ít muối biển vào và khuấy đều
  • Dùng khăn trùm kín và tiến hành xông mũi từ 5 – 10 phút
  • Trong quá trình xông, nên hít thở sâu để hơi nước đi sâu vào xoang bướm và khoang mũi
  • Sau đó, nên xì mũi để làm sạch hoàn toàn dịch tiết hô hấp
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày

5. Dùng cây ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Cây ngũ sắc là vị thuốc quen thuộc, thường được sử dụng để điều trị các bệnh hô hấp thường gặp như viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng cây ngũ sắc xông mũi hoặc dùng các bài thuốc uống từ thảo dược này có thể giảm tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi và đau nhức vùng mặt rõ rệt.

Mặc dù chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng một số nghiên cứu sơ bộ nhận thấy, tinh dầu từ cây ngũ sắc có khả năng giảm phù nề niêm mạc hô hấp và ức chế sự phát triển của vi nấm, hại khuẩn. Do đó bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng mẹo chữa từ thảo dược này để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Dùng cây ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà là mẹo đơn giản và an toàn, lành tính

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dùng cây ngũ sắc xông mũi: Chuẩn bị 1 nắm cây ngũ sắc tươi, đem rửa sạch và để ráo. Sau đó đun sôi 1.5 lít nước, cho thảo dược vào đun thêm từ 5 – 10 phút. Dùng nước sắc từ cây ngũ sắc xông mũi từ 7 – 10 phút để làm loãng dịch tiết, giảm nghẹt mũi và phù nề.
  • Bài thuốc uống từ cây ngũ sắc: Dùng khoảng 30 – 35g ngũ sắc tươi, rửa sạch và sắc với 250ml nước. Sau đó, chia nước sắc thành 2 phần bằng nhau và dùng uống hết trong ngày.

6. Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng tỏi ngâm mật ong

Tỏi ngâm mật ong là bài thuốc quý có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như chữa đau dạ dày, trào ngược thực quản, bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh viêm đường hô hấp thường gặp. Theo kinh nghiệm dân gian, mật ong và tỏi đều có tác dụng tiêu viêm và kháng khuẩn nên có thể cải thiện tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi ở bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng.

Ngoài ra, sử dụng tỏi ngâm mật ong còn giúp nâng cao sức khỏe và chức năng đề kháng. Từ đó hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và đẩy nhanh tốc độ phục hồi đáng kể.

cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Ăn tỏi ngâm mật ong giúp nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ kiểm soát triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Hướng dẫn cách ngâm tỏi mật ong trị viêm mũi dị ứng:

  • Chuẩn bị khoảng 90g tỏi tươi và 150ml mật ong
  • Bóc vỏ và xếp tỏi vào bình thủy tinh, sau đó cho mật ong vào khuấy đều (có thể cắt lát hoặc băm nhỏ tỏi nếu muốn rút ngắn thời gian ngâm)
  • Ngâm từ 10 – 20 ngày là có thể dùng được
  • Mỗi ngày nên ăn từ 1 – 2 thìa tỏi ngâm mật ong để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Bên cạnh cách ăn trực tiếp, bệnh nhân nên dùng tăm bông sạch thấm mật ong ngâm tỏi và thoa nhẹ nhàng vào bên trong khoang mũi. Sau khoảng 5 phút, xì mũi nhẹ nhàng để làm sạch dịch tiết và chất dị ứng. Cuối cùng, dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng khoang mũi để làm sạch mật ong.

7. Giảm viêm mũi dị ứng bằng củ gừng tươi

Gừng tươi (sinh khương) thường được tận dụng để điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ho, viêm họng,… Theo kinh nghiệm dân gian, gừng có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, chỉ thống, tiêu đờm và chỉ khái nên có hiệu quả rõ rệt trong điều trị các bệnh hô hấp vào mùa lạnh. Hiện nay, cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng không chỉ được lưu truyền trong dân gian mà đã được áp dụng phổ biến và được công nhận hiệu quả trên cơ sở khoa học.

Gừng tươi chứa hoạt chất Gingerol có khả năng giảm phù nề niêm mạc hô hấp, tạo điều kiện để dịch tiết dễ dàng lưu thông và đào thải ra bên ngoài. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có tác dụng ức chế virus, nấm và một số chủng vi khuẩn có hại thường gây bệnh ở người. Áp dụng mẹo chữa từ gừng tươi thường xuyên có thể giảm nhẹ triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm.

cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Uống trà gừng ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm ngứa và ho khan do viêm mũi dị ứng gây ra

Một số cách dùng gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng tại nhà:

  • Dùng gừng tươi xông mũi: Rửa sạch 3 – 4 củ gừng tươi, sau đó cắt lát và cho vào nồi nước đã được đun sôi. Dùng khăn trùm kín và xông hơi từ 5 – 10 phút. Để tăng hiệu quả điều trị, có thể kết hợp gừng tươi cùng với một số thảo dược khác như sả, tía tô, lá chanh,…
  • Uống trà gừng: Ngoài cách dùng gừng tươi xông mũi, bệnh nhân có thể uống trà gừng ấm để giảm tình trạng ngứa họng do dịch tiết chảy ngược xuống thành sau họng. Khi pha trà gừng, nên thêm vào 1 ít nước cốt chanh, mật ong hoặc đường phèn để gia tăng hương vị và hỗ trợ giảm ho, ngứa ngáy ở niêm mạc họng.

8. Bấm huyệt trị viêm mũi dị ứng đơn giản tại nhà

Ngoài tận dụng các thảo dược tự nhiên, bệnh nhân cũng có thể bấm huyệt để giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Bấm huyệt là hình thức trị liệu sử dụng tác động cơ học từ ngón tay, mu bàn tay,… nhằm kích thích tuần hoàn máu, tăng dẫn truyền thần kinh và thúc đẩy quá trình chuyển hóa dinh dưỡng tại cơ quan bị tổn thương.

Đối với viêm mũi dị ứng, bấm huyệt giúp thúc đẩy quá trình dẫn lưu dịch trong các mô xoang và hỗ trợ loại bỏ dịch tiết hô hấp qua khoang mũi. Đồng thời tăng tuần hoàn máu, giảm phù nề và nghẹt mũi rõ rệt. Kết hợp bấm huyệt cùng với sử dụng thuốc và thảo dược tự nhiên có thể giảm nhanh triệu chứng và giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị đáng kể.

cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức vùng xoang,…

Để giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng, bệnh nhân nên bấm huyệt vào các huyệt vị sau:

  • Huyệt Hợp Cốc
  • Huyệt Phong Trì
  • Huyệt Nghinh Hương
  • Huyệt Tỵ Thông
  • Huyệt Ế Phong
  • Huyệt Ấn Đường

Nên bấm huyệt từ 1 – 2 lần/ ngày để nhận thấy cải thiện rõ rệt. Khi áp dụng phương pháp này, cần cắt ngắn móng tay và vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh gây trầy xước, kích ứng và tổn thương da.

9. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Sử dụng máy tạo độ ẩm có tác dụng làm dịu niêm mạc hô hấp, đồng thời giảm ngứa ngáy và phù nề. Thực tế cho thấy, dùng máy tạo độ ẩm có thể giảm triệu chứng của các bệnh hô hấp thường gặp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm cúm, viêm họng,…

cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Sử dụng máy tạo độ ẩm có tác dụng làm dịu niêm mạc hô hấp và giảm nhẹ tình trạng ngứa, nghẹt mũi

Ngoài ra, biện pháp này còn giúp làm tăng độ ẩm trong không khí, từ đó hạn chế sự phát triển của các chủng virus gây cảm lạnh và cảm cúm.

10. Cách ly với các yếu tố dị ứng, kích ứng

Như đã đề cập, triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng chỉ bùng phát khi có các yếu tố dị ứng và kích ứng. Do đó bên cạnh các phương pháp kể trên, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với dị nguyên để kiểm soát và ngăn triệu chứng tiến triển nặng, dai dẳng.

cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Cách ly với dị nguyên là biện pháp quan trọng trong điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng nên cách ly với các yếu tố dị ứng và kích ứng như:

  • Đeo khẩu trang thường xuyên để tránh hít phải phấn hoa và các chất dị ứng có trong không khí. Vào giai đoạn chuyển mùa, nên tránh di chuyển và hoạt động ngoài trời để hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị ứng và kích ứng.
  • Tránh hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động. Dù không phải là tác nhân trực tiếp gây viêm mũi dị ứng nhưng khói thuốc làm tăng mức độ sưng viêm và phù nề khoang mũi. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm đặc dịch tiết hô hấp dẫn đến ứ đọng dịch lâu ngày và tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng. Dị ứng thực phẩm không chỉ gây viêm ống tiêu hóa mà còn làm phù nề, sưng viêm niêm mạc hô hấp. Do đó, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng cần tránh sử dụng thực phẩm dị ứng để kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và cân nhắc sử dụng thiết bị lọc không khí để giảm nồng độ chất dị ứng và cải thiện chất lượng không gian sống.

Cách ly với các yếu tố dị ứng, kích ứng được xem là biện pháp quan trọng trong điều trị các bệnh lý dị ứng nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng. Nếu không tránh tiếp xúc với dị nguyên, bệnh có thể tiến triển dai dẳng quanh năm, đáp ứng kém với điều trị và có nguy cơ bội nhiễm cao.

Lưu ý khi điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp thường gặp, đặc biệt là trong thời tiết lạnh và giai đoạn chuyển mùa. Thực tế, bệnh lý này có triệu chứng không quá nghiêm trọng và có thể thuyên giảm nhanh sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà.

cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Ngoài các phương pháp điều trị, bệnh nhân cần ăn uống điều độ và nghỉ ngơi hợp lý

Tuy nhiên khi áp dụng các mẹo chữa tại nhà, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị y tế.
  • Nếu có dấu hiệu bội nhiễm (sốt, ớn lạnh, nước mũi đặc, có màu vàng hoặc xanh kèm theo đau nhức mô xoang), cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bằng kháng sinh kịp thời. Trong trường hợp chậm trễ, vi khuẩn có thể lây lan sang các cơ quan kế cận hoặc thậm chí là những cơ quan xa như tim, khớp,…
  • Khi áp dụng các mẹo chữa tại nhà – đặc biệt là mẹo từ thảo dược, cần chú ý biểu hiện của cơ thể. Dù không phổ biến nhưng đã có trường hợp bị dị ứng với các nguyên liệu tự nhiên.
  • Bên cạnh phương pháp điều trị và cải thiện, bệnh nhân cần giữ vệ sinh tai mũi họng, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch. Ngoài ra, chức năng đề kháng tốt có thể giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Bài viết đã hướng dẫn 10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản và hiệu quả. Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo chữa này để hỗ trợ cải thiện triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Mặt khác, nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để nâng đỡ thể trạng.

5/5 - (3 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Thuốc xịt Flixonase trị viêm mũi dị ứng có tốt không?

Thuốc xịt Flixonase trị viêm mũi dị ứng có tốt không?

Thuốc xịt Flixonase thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh viêm mũi dị ứng. Các thành phần hoạt chất trong thuốc được...

Viêm mũi dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, xử lý và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, xử lý và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một trong những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các...

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

"Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý liên...

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?

"Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?" là một trong những vấn đề nhiều người bệnh thắc mắc nhưng vẫn chưa được giải đáp chính xác....

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi ngoài các phương pháp y tế, triệu chứng và tiến...

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những trường hợp thường gặp của bệnh viêm mũi. Những tác nhân khởi phát các triệu chứng bệnh lý thường phụ thuộc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn