Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

8 Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?

12+ Thuốc trị viêm mũi dị ứng an toàn hiệu quả 2020

Chữa viêm mũi dị ứng bằng phương pháp diện chẩn

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

“Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc vệ sinh mũi không không đúng cách có thể khiến vùng niêm mạc mũi bị tổn thương nặng nề, dẫn đến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nghiêm trọng. Theo các chuyên gia đầu ngành, những trường hợp bị viêm mũi dị ứng cần rửa mũi với nước muối sinh lý để loại bỏ dị nguyên, đồng thời giúp mũi được thông thoáng.

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?
“Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý liên quan đường hô hấp phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng bệnh lý thường kéo dài dai dẳng và có tính chất mãn tính. Việc không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe tổng thể. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng được cho là cấu trúc mũi của người bệnh đặc biệt nhạy cảm và dễ bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập.

Khi bị các tác nhân bên ngoài tấn công, vùng niêm mạc mũi sẽ có xu hướng bị kích thích, dẫn đến tổn thương, sưng viêm. Người bị viêm mũi dị ứng có thể đối mặt với các triệu chứng khó chịu như:

  • Hắt hơi nhiều
  • Đau nhức mũi
  • Chảy nước mũi, sổ mũi
  • Dịch mũi có màu lạ, mùi hôi khó chịu
  • Ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt

Với những trường hợp bị viêm mũi dị ứng cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng theo hướng dẫn bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay, có nhiều biện pháp chữa trị cũng như hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý như sử dụng các loại thuốc Tây, mẹo chữa dân gian, thuốc Đông y, nhỏ mũi, xịt mũi,…

Trong đó, rửa mũi được xem là một trong những cách cần thiết trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Theo các chuyên gia đầu ngành, người bị viêm mũi dị ứng nên rửa mũi mỗi ngày và thực hiện đúng cách nhằm giúp loại bỏ các dị nguyên ở niêm mạc mũi, giúp vùng mũi trở nên thông thoáng hơn.

Theo đó, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhanh chóng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất. Những thành phần có trong nước muối sinh lý mang lại hiệu quả trong việc sát khuẩn, làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn bám trong niêm mạc mũi. Việc áp dụng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nghẹt mũi, chảy nước mũi khó chịu.

Hướng dẫn rửa mũi khi bị viêm mũi dị ứng

Người bệnh viêm mũi dị ứng cần tiến hành rửa mũi đúng cách và thường xuyên để đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh lý tốt nhất. Dưới đây là các bước rửa mũi đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Hướng dẫn rửa mũi khi bệnh viêm mũi dị ứng
Người bệnh viêm mũi dị ứng cần tiến hành rửa mũi đúng cách và thường xuyên để đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh lý tốt nhất

Chuẩn bị:

  • Nước lọc
  • Cốc/ ly sạch
  • Muối muối tự pha (muối tinh khiết và nước ấm) hoặc có thể dùng nước sinh lý
  • Ống tiêm có bầu

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Hòa nửa muỗng cà phê muối iot vào cốc nước ấm và khuấy đều đến khi tan hết. Đối với nước muối sinh lý thì sử dụng trực tiếp.
  • Bước 2: Dùng ống tiêm rút nước muối. Kế đến bơm nước muối vào một bên mũi. Đồng thời nghiêng đầu và để lỗ mũi còn lại hướng xuống bồn rửa. Lúc này, bạn cần thở bằng đường miệng.
  • Bước 3: Người bệnh cần để nước muối thoát ra thông qua bên mũi còn lại
  • Bước 4: Sau đó, bạn cần xì mũi để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn, vi khuẩn, dịch nhờn ở niêm mạc mũi ra ngoài. Ngoài ra, nước muối có thể chảy xuống cổ họng, lúc này bạn cần khạc nhổ ra ngoài.
  • Bước 5: Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại
  • Bước 6: Sau khi vệ sinh mũi xong, người bệnh làm sạch dụng cụ, phơi khô và bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ cho những lần sử dụng kế tiếp.

Theo khuyến cáo các chuyên gia, những trường hợp bị viêm mũi dị ứng rửa mũi bằng nước muối sinh lý từ 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tốt để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Tuy nhiên, tránh lạm dụng nước muối rửa mũi vì có thể gây khô niêm mạc, khó chịu.

Một số lưu ý trong quá trình rửa mũi khi bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng được đánh giá là căn bệnh lành tính và hầu như không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý thường kéo dài dai dẳng, có xu hướng tái phát và thường gặp khó khăn trong việc điều trị dứt điểm. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, cũng như đời sống sinh hoạt.

Một số lưu ý trong quá trình rửa mũi khi bị viêm mũi dị ứng
Giữ vùng mũi, răng miệng và tai đúng cách giúp ngăn ngừa phát sinh các biến chứng viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan do bệnh lý gây ra

Việc rửa mũi mỗi ngày và đúng cách sẽ giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra. Đồng thời loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn ở niêm mạc mũi giúp phòng ngừa tái phát trong thời gian dài. Tuy nhiên, để đạt kết quả điều trị tốt nhất người bệnh cần kết hợp với biện pháp y tế, cũng như lưu ý một số vấn sau:

  • Hệ thống miễn dịch suy giảm được xem là điều kiện thuận lợi khiến các bệnh lý liên quan đến cơ chế miễn dịch bùng phát mạnh mẽ và gần như không thể điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, ngoài các phương pháp chữa trị, người bệnh cần kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống khoa học giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe.
  • Giữ vùng mũi, răng miệng và tai đúng cách giúp ngăn ngừa phát sinh các biến chứng viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan do tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt mền gối, ga nệm 3 tháng/ lần và phơi ở nơi có nắng to giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc gây hại.
  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng khởi phát do yếu tố nghề nghiệp như tiếp xúc với hóa chất, bụi vải, keo dán,… Người bệnh cần cân nhắc thay đổi công việc.
  • Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị, nhất là thuốc xịt làm co mạch, các loại thuốc chứa corticoid. Những loại thuốc này thường mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng và rủi ro.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
  • Với những trường hợp bị viêm mũi dị ứng có cấu trúc mũi bất thường. Lúc này người bệnh cần tiến hành điều trị bảo tồn trước khi tiến hành phẫu thuật. Trên thực tế, việc can thiệp biện pháp điều trị ngoại khoa chỉ giúp cải thiện từ 30 – 60% triệu chứng bệnh lý nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?” cũng như cách rửa mũi và một số lưu ý trong quá trình áp dụng. Theo các chuyên gia đầu ngành, việc vệ sinh mũi thường xuyên và đúng cách không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra mà còn hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề liên quan đường hô hấp.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Cách phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang là 2 căn bệnh có triệu chứng khá tương đồng nên việc nhầm lẫn giữa 2 bệnh trong giai đoạn đầu là điều...

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có thể bùng phát theo mùa hoặc quanh năm. Triệu chứng của bệnh thường khởi phát khi các dị nguyên có trong không...

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?

"Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?" là một trong những vấn đề nhiều người bệnh thắc mắc nhưng vẫn chưa được giải đáp chính xác....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn