Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

12+ Thuốc trị viêm mũi dị ứng an toàn hiệu quả 2020

Chữa viêm mũi dị ứng bằng phương pháp diện chẩn

Trẻ bị viêm mũi dị ứng nên uống hay xịt thuốc gì nhanh khỏi?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai: Cách phòng và chữa trị an toàn

Bị viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Viêm mũi quá phát là gì? Nhận biết và điều trị thế nào?

Viêm mũi quá phát là căn bệnh còn khá xa lạ với nhiều người, bởi chúng ta chỉ thường nghe nhắc đến viêm mũi hay viêm mũi dị ứng mà thôi. Thực tế đây chính là tình trạng viêm mũi mạn tính kéo dài và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn cho việc điều trị. 

Viêm mũi quá phát là gì?

Viêm mũi quá phát thực chất chính là hậu quả của tình trạng viêm mũi kéo dài dẫn đến giai đoạn mạn tính. Đặc trưng của bệnh chính là những cơn sung huyết xuất hiện và tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, từ người lớn cho đến trẻ em.

Viêm mũi quá phát
Viêm mũi quá phát có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn

Đây là một dạng viêm đặc trưng bởi quá trình tăng sinh của các tổ chức liên kết. Chính sự tăng sinh của các thành phần tổ chức này không chỉ diễn ra ở khu vực niêm mạc mũi mà còn chủ yếu nằm ở các vị trí như có chứa tổ chức hang, cụ thể là ở phần đầu, đuôi của cuốn mũi giữa và dưới.

Đặc điểm nhận diện bệnh viêm mũi quá phát này là khi nội soi sẽ thấy bề mặt của phần quá phát có thể phẳng nhưng lại đặc biệt gồ ghề ở phần đầu cuốn có dạng múi, thùy lồi ra. Phần đuôi cuốn bị quá phát sẽ có dạng khối u lồi vào bên trong các tỵ hầu.

Bên cạnh đó, màu sắc của khu vực bị quá phát thường sẽ có màu nâu đỏ, đỏ thẫm hoặc tím sẫm… tùy thuộc vào lượng tổ chức liên kết phát triển và cấp máu đến khu vực này.

Triệu chứng của bệnh viêm mũi quá phát

Theo thông tin từ các chuyên gia, các triệu chứng của bệnh viêm mũi quá phát có nhiều điểm tương đồng với các dạng bệnh viêm mũi khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang… Tuy nhiên, các triệu chứng này không giống hoàn toàn mà vẫn có những điểm khác để phân biệt, chẳng hạn như:

  • Dấu hiệu đầu tiên là chỉ nghẹt mũi vào ban đêm, đặc biệt là khi nằm ngủ. Dù người bệnh có nằm nghiêng sang bên nào thì bên cánh mũi cùng bên cũng sẽ bị nghẹt.
  • Thở bằng miệng, ngáy to và bị khô cổ họng, đau họng sau khi ngủ dậy.
  • Trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp sẽ kích phát tình trạng nghẹt mũi.
  • Ban ngày, tình trạng nghẹt mũi cũng xảy ra liên tục một cách bất thường.
  • Dịch mũi tiết ra nhiều khiến người bệnh bị tắc nghẽn mũi, thường xuyên khịt mũi, đằng hắng để đẩy dịch nhầy ra khỏi khoang mũi và khạc đờm trong họng ra.
  • Kéo theo tình trạng xuất hiện dịch nhầy trong thanh quản gây ra viêm họng, viêm amidan…
  • Viêm mũi quá phát còn gây ảnh hưởng đến khứu giác, khiến người bệnh ngửi kém, nghe kém vì khe khứu giác và vòi Eustache bị tắc nghẽn.
Viêm mũi quá phát
Nghẹt mũi, khó thở, chảy nhiều dịch mũi… là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi quá phát

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi quá phát

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng quá phát, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Do người bệnh thường xuyên làm việc tiếp xúc trong môi trường nhiều bụi bẩn, hóa chất ô nhiễm, lạnh ẩm… trong thời gian dài.
  • Cấu trúc vách ngăn mũi bị dị dạng như bị méo, lệch, tổn thương…
  • Có tiền sử mắc bệnh viêm VA quá phát, viêm mũi mạn tính nhưng không được điều trị kịp thời và đúng cách.
  • Một số các thay đổi nội tiết tố, bệnh lý suy gan hay rối loạn tiêu hóa cũng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng quá phát.
Viêm mũi quá phát
Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm có nguy cơ cao mắc bệnh viêm mũi dị ứng quá phát

Bệnh viêm mũi quá phát có nguy hiểm không?

Viêm mũi quá phát thực chất chính là bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính nhưng không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Căn bệnh này được các chuyên gia đánh giá là bệnh khá nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Khó thở

Việc khoang mũi bị tắc nghẽn kéo dài do sự phình giãn quá phát khiến cản trở đường thở khiến cho quá trình lưu thông không khí không được trơn tru như bình thường. Khi việc thở bằng mũi khó khăn người bệnh thường có xu hướng thở bằng miệng và dễ gây viêm họng và các chứng rối loạn tiêu hóa do không khí đi thẳng xuống dạ dày thông qua hầu họng nhưng chưa được xử lý lọc kỹ lưỡng.

  • Suy giảm chức năng khứu giác

Có rất nhiều người bệnh có chung một thắc mắc chung là bị viêm mũi quá phát có gây ảnh hưởng đến khứu giác hay không. Và câu trả lời là có. Do khe khứu giác và vòi Eustache bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng cảm nhận mùi vị của người bệnh.

Tình trạng này kéo dài càng lâu thì khả năng người bệnh bị mất đi khả năng cảm nhận mùi của khứu giác.

  • Gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của não bộ

Do khả năng hô hấp bị cản trở khiến cơ thể bị thiếu hụt oxy lên não nên người bệnh phải đối mặt với một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, đau đầu… Những triệu chứng này càng xảy ra trong thời gian dài càng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như hen suyễn, tim mạch và bệnh phổi…

Viêm mũi quá phát
Do các khe, hốc khoang mũi bị tắc nghẽn dẫn đến nhiều triệu chứng như khó thở, suy giảm não bộ,…

Trên đây là một số các tác hại nguy hiểm của bệnh viêm mũi quá phát nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, điều cấp thiết là người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Các phương pháp điều trị viêm mũi quá phát hiệu quả và an toàn

Như đã biết, bệnh viêm mũi quá phát sẽ biến chứng rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Hiện nay, một số biện pháp điều trị viêm mũi quá phát hiệu quả hiện nay như:

  • Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm mũi quá phát chủ yếu là các dạng thuốc viên uống và thuốc nhỏ mũi. Thuốc có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm triệu chứng tắc nghẽn mũi, khai thông đường thở.

Cụ thể:

    • Giai đoạn xung huyết: tiêm thuốc corticoid hoặc chất gây xơ vào phần cuốn mũi dưới.
    • Giai đoạn quá phát: đốt bỏ phần cuốn mũi dưới bằng côte điện.
    • Nếu chuyển sang giai đoạn thoái hóa bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ 1/3 bờ tự do cuốn mũi dưới hay cắt phần đuôi cuốn mũi dưới.
  • Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc chỉ định trong trường hợp quá phát xương hoặc tăng sinh các tổ chức liên kết hoặc cơ thể không đáp ứng sử dụng thuốc co mạch.

Ngược lại, một số trường hợp không được chỉ định thực hiện phẫu thuật như người bệnh có kèm theo triệu chứng sốt, mắc các bệnh lý cấp tính, bị rối loạn đông máu hoặc các bệnh lý chảy máu kéo dài.

Hiện nay, thủ thuật can thiệp ngoại khoa Plasma được xem là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Plasma là kỹ thuật điều trị viêm xoang tiên tiến dựa trên việc sử dụng nhiệt độ thấp kết hợp với hệ thống nội soi giúp quá trình bác sĩ trực tiếp thao tác và định vị chính xác vị trí của các mô bệnh, sau đó nhờ kỹ thuật y khoa chuyên môn của bác sĩ để tiến hành tiêu viêm, khôi phục các tổn thương do viêm mũi quá phát gây ra.

  • Điều trị toàn diện

Đây là phương pháp điều trị rất quan trọng trong việc điều trị viêm mũi quá phát, đặc biệt đối với những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng, mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, béo phì, gout, táo bón, rối loạn tiêu hóa, sỏi tiết niệu, thấp khớp…

Viêm mũi quá phát
Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật sẽ được chỉ định thực hiện tùy vào từng trường hợp mắc bệnh nặng hoặc nhẹ

Trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện dị ứng thì phải sử dụng thuốc bôi chống dị ứng, còn nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì cần phải duy trì chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các loại thực phẩm lành tính, khoa học, ăn ít chất đạm, uống nhiều nước, sử dụng thuốc nhuận tràng nếu bị táo bón….

Gợi ý một số cách phòng bệnh viêm mũi quá phát

Để ngăn ngừa bệnh viêm mũi quá phát ngay từ đầu, bạn cần phải lưu ý thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Nếu có thể hãy hạn chế tối đa đến những nơi có không khí ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, hóa chất, gió lạnh, ẩm mốc. Đeo khẩu trang và thực hiện che chắn kỹ lưỡng mỗi khi ra ngoài.
  • Nếu mắc các bệnh lý như viêm VA, viêm mũi cấp tính… để hạn chế tối đa bệnh chuyển biến thành mạn tính và gây ra viêm mũi quá phát.
  • Rèn luyện hơi thở, hít thở đều đặn và giữ gìn vệ sinh mũi họng kỹ lưỡng. Đánh răng mỗi ngày bằng kem đánh răng và súc miệng bằng nước muối để làm sạch khoang họng, loại bỏ các ổ viêm.
  • Từ bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày, nếu có thói quen hút thuốc lá hoặc nghiện rượu bia thì nên cai càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa các kích thích không cần thiết.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các loại thực phẩm lành tính, khoa học, chứa nhiều vitamin khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe tổng thể.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, không quá sức như tâp yoga, bơi lội, đi bộ… để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa táo bón.
Viêm mũi quá phát
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày

Trên thực tế, viêm mũi dị ứng quá phát thực chất cũng tương tự như các bệnh lý viêm mũi thông thường khác. Nhưng nếu chẳng may mắc bệnh, người bệnh cần phải thăm khám và điều trị ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm…

5/5 - (3 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Bên cạnh điều trị y tế, phụ huynh cần lên kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng đúng cách. Chế độ chăm sóc có vai trò hỗ...

Biến chứng viêm mũi dị ứng

Biến chứng viêm mũi dị ứng chớ nên xem thường

Viêm mũi dị ứng là một loại viêm mũi xảy ra phổ biến ở con người. Tùy theo cơ địa của từng người và nguyên nhân gây ra mà mức...

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

"Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý liên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn