Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

Bị viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

8 Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?

Viêm mũi dị ứng quanh năm: Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Viêm mũi dị ứng quanh năm là tình trạng bệnh tiến triển dai dẳng với triệu chứng kéo dài trong suốt 12 tháng. Bệnh chủ yếu bùng phát do các dị nguyên có sẵn trong nhà như mạt bụi, gián, bọ, lông thú nuôi, bào tử nấm mốc,… 

Viêm mũi dị ứng quanh năm
Viêm mũi dị ứng quanh năm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng quanh năm là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng quanh năm là tình trạng viêm mũi dị ứng tiến triển dai dẳng hầu hết 12 tháng trong năm. Như đã biết, viêm mũi dị ứng là một dạng bệnh dị ứng có liên quan đến yếu tố cơ địa. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc mũi phù nề, sưng viêm do tiếp xúc với các dị nguyên có trong không gian sống và không khí như phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, hóa chất, lông súc vật,…

Thông thường, viêm mũi dị ứng chủ yếu bùng phát vào một số thời điểm cụ thể trong năm (viêm mũi dị ứng theo mùa). Tuy nhiên ở một số đối tượng, bệnh có thể tiến triển dai dẳng trong thời gian dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tâm lý.

Thống kê của Bệnh viện Tai mũi họng TW cho thấy, viêm mũi dị ứng chiếm 32.2% trong các trường hợp mắc bệnh tai mũi họng. Dưới tác động của ô nhiễm môi trường và chất lượng không khí đi xuống, tỷ lệ người mắc viêm mũi dị ứng nói chung và viêm mũi dị ứng quanh năm đang có xu hướng tăng lên đáng kể.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng quanh năm

Nguyên nhân chính xác gây ra viêm mũi dị ứng quanh năm chưa được xác định rõ. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy, bệnh lý này chủ yếu xảy ra ở người có thể địa dị ứng. Thể địa dị ứng là yếu tố di truyền, quy định phản ứng đặc biệt của cơ thể đối với một số dị nguyên nhất định. Ngoài viêm mũi dị ứng, yếu tố này cũng tham gia vào cơ chế bệnh sinh của viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn và viêm da cơ địa.

1. Cơ chế gây viêm mũi dị ứng quanh năm

Viêm mũi dị ứng quanh năm ảnh hưởng chủ yếu đến những người có thể địa dị ứng. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh chỉ bùng phát khi có dị nguyên (chất gây dị ứng). Ở mỗi cá thể, cơ thể chỉ tạo ra phản ứng đặc biệt với một số dị nguyên cụ thể. Khi tiếp xúc với chất dị ứng, hệ miễn dịch bị kích thích quá mức dẫn đến sản sinh kháng thể IgE.

Khi nồng độ IgE trong máu tăng đến một mức nhất định sẽ bắt đầu liên kết với các tế bào mast và basophils. Phản ứng liên kết này tạo ra các chất trung gian hóa học gây viêm bao gồm kinin, prostaglandin và histamine. Các chất trung gian hóa học thường có tác dụng giãn mạch, tăng tính thấm của mạch máu và tế bào biểu mô. Đồng thời kích thích niêm mạc hô hấp tăng tiết dịch bất thường.

Phản ứng dị ứng trong bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm làm phản ứng dị ứng type 1. Đây cũng là cơ chế chung của một số bệnh dị ứng khác như viêm kết mạc dị ứng, viêm da cơ địa,… Tuy nhiên ở những bệnh lý này, các chất trung gian thường được giải phóng vào da và kết mạc. Ở một số trường hợp, viêm mũi dị ứng quanh năm có thể đi kèm với tổn thương ở da và mắt.

2. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi

Như đã đề cập, viêm mũi dị ứng quanh năm chỉ xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng dưới tác động của dị nguyên. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cũng có thể tăng lên khi có một số yếu tố thuận lợi.

Viêm mũi dị ứng quanh năm
Viêm mũi dị ứng quanh năm chủ yếu bùng phát khi tiếp xúc với các dị nguyên có trong không khí

Các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm:

  • Cơ địa dị ứng: Cơ địa dị ứng là yếu tố đặc biệt chỉ có ở một số cá thể. Yếu tố này được quy định bởi gen và có khả năng di truyền cao. Do đó, đa phần bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng đều có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý dị ứng như viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng, mề đay mãn tính và hen phế quản. Thể địa dị ứng khiến hệ miễn dịch phản ứng thái quá với một số chất, dẫn đến phản ứng quá mẫn và làm bùng phát viêm mũi dị ứng.
  • Dị nguyên: Dị nguyên là yếu tố trực tiếp kích thích các triệu chứng của bệnh bùng phát. Đối với viêm mũi dị ứng quanh năm, dị nguyên thường là các chất dị ứng có sẵn trong nhà như bào tử nấm mốc, gián, lông thú nuôi, bọ, mạt vụi, các chất dị ứng/ kim loại nặng có trong không khí,… Trong khi đó, viêm mũi dị ứng theo mùa thường xảy ra do các tác nhân tạm thời như không khí lạnh và phấn hoa.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, nguy cơ bị viêm mũi dị ứng quanh năm cũng có thể tăng lên khi có những yếu tố thuận lợi như:

  • Trẻ em (viêm mũi dị ứng quanh năm chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ dưới 15 tuổi)
  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm, chất lượng không khí kém
  • Tiền sử dị ứng thực phẩm, thuốc
  • Mắc các bệnh cơ địa (hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng,…)
  • Làm những công việc phải thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên (thợ cắt tóc, thợ làm bánh, thợ may,…)

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng quanh năm

Viêm mũi dị ứng quanh năm có triệu chứng tương tự như bệnh cảm lạnh với đặc tính dai dẳng, mãn tính và tái đi tái lại thường xuyên. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện nhiều vào sáng sớm sau khi thức dậy và nặng hơn khi trời trở lạnh.

Viêm mũi dị ứng quanh năm
Tương tự như viêm mũi dị ứng thông thường, bệnh thường gây sổ mũi kèm hắt hơi, nghẹt mũi và ngứa mũi

Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm:

  • Sổ mũi nhiều – nhất là vào sáng sớm sau khi thức dậy vào giảm dần vào các thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, chảy nước mũi cũng có thể tái phát và nặng hơn khi gặp lạnh và tiếp xúc với bụi bẩn
  • Trong giai đoạn mới phát, nước mũi thường lỏng và có màu trong suốt. Nhưng theo thời gian đặc lại thành mủ do bội nhiễm, đôi khi có hiện tượng viêm ở vùng tiền đình mũi (vùng đầu mũi)
  • Ngoài sổ mũi, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng hắt hơi nhiều, hắt hơi liên tục trong ngày dẫn đến mệt mỏi, uể oải và giảm trí nhớ
  • Nghẹt mũi, mức độ có thể thay đổi tùy theo thời gian trong ngày, theo mùa và thời tiết
  • Ngứa mũi hoặc đau thắt ở gốc mũi
  • Quan sát niêm mạc mũi nhận thấy màu sắc nhợt nhạt, phù nề và có phủ dịch nhầy trong suốt, loãng hoặc dịch đặc, mủ, có màu xanh, vàng hoặc trắng

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng triệu chứng của viêm mũi dị ứng quanh năm ảnh hưởng nhiều đến trí nhớ, khả năng tập trung và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ở trẻ nhỏ, bệnh còn tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng quanh năm là tình trạng niêm mạc bị phù nề và sưng viêm kéo dài trong hầu hết 12 tháng. Trên thực tế, bệnh lý này không quá nguy hiểm và có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên vì tính chất dai dẳng và tái phát thường xuyên, bệnh tác động nhiều đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển thể chất, trí tuệ – đặc biệt là ở trẻ em.

Viêm mũi dị ứng quanh năm
Viêm mũi dị ứng quanh năm làm tăng nguy cơ polyp mũi xoang và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

Một số ảnh hưởng, biến chứng có thể gặp phải khi bị viêm mũi dị ứng quanh năm:

  • Viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Hiện tượng tăng tiết dịch hô hấp kéo dài có thể gây ứ đọng dịch tiết trong khoang mũi, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và các loại nấm mốc phát triển dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Bội nhiễm thường khiến nước mũi đặc lại, mùi hôi, có màu xanh hoặc vàng kèm theo nóng sốt, mệt mỏi. Nếu không xử lý sớm, tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan sang các cơ quan kế cận.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp: Viêm mũi dị ứng quanh năm đặc trưng bởi tình trạng nghẹt mũi kéo dài. Tình trạng này khiến bệnh nhân thường xuyên phải thở bằng miệng, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm tai giữa,…
  • Polyp mũi: Polyp mũi là tổ chức tăng sản lành tính có hình tròn, hình quả lê hoặc hình bán nguyệt xuất hiện bên trong khoang mũi. Tình trạng tăng sản lành tính có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, hiện tượng viêm mãn tính ở niêm mạc mũi là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Các biến chứng khác: Ngoài ra, viêm mũi dị ứng quanh năm còn gây ra một số biến chứng khác như mệt mỏi, uể oải, giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung khi học tập, làm việc, chất lượng cuộc sống đi xuống, trẻ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm

Trước khi điều trị, bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ để thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán cần thiết. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng quanh năm chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng, test kích thích, test da, xét nghiệm máu tìm kháng nguyên (IgE) và xét nghiệm dịch mũi tìm bạch cầu ưa axit.

Vì bệnh có liên quan đến cơ địa dị ứng – yếu tố quy định bởi gen nên viêm mũi dị ứng không thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể kiểm soát triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc và ngăn các đợt bùng phát của bệnh thông qua biện pháp cách ly, hạn chế tiếp xúc với dị nguyên.

Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm:

1. Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên

Như đã đề cập, viêm mũi dị ứng quanh năm chủ yếu bùng phát do những chất dị ứng có sẵn trong không khí và không gian sống như mạt bụi, gián, bọ, lông thú nuôi, bào tử nấm mốc,… Do đó, việc cách ly hoàn toàn với dị nguyên gần như là không thể. Tuy nhiên nếu hạn chế tiếp xúc với những yếu tố này, triệu chứng và tần suất bệnh tái phát sẽ thuyên giảm đáng kể.

Viêm mũi dị ứng quanh năm
Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh hít phải bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa,…

Các biện pháp giúp hạn chế tiếp xúc với dị nguyên:

  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để ngăn sự phát triển của gián, bọ và các bào tử nấm mốc. Để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, nên đầu tư máy hút bụi thay vì sử dụng chổi.
  • Nếu sinh sống trong môi trường ô nhiễm, cần tăng cường trồng nhiều cây xanh (tránh các loài cây có hoa) và sử dụng thiết bị lọc không khí để giảm nồng độ chất dị ứng có trong không gian sống. Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm thiểu số lượng dị nguyên xâm nhập thông qua đường mũi – họng.
  • Trong trường hợp dị ứng với lông thú nuôi, cần tránh nuôi chó mèo trong nhà.
  • Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng quanh năm có thể nặng hơn nếu tiếp xúc với không khí lạnh và phấn hoa. Do đó, nên đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời và mặc quần áo ấm để tránh dị nguyên xâm nhập vào niêm mạc hô hấp.
  • Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với các dị nguyên khác như xăng dầu, hơi hóa chất, thức ăn, thuốc,… Dù không phải là tác nhân trực tiếp gây ra bệnh nhưng các dị nguyên này có thể khiến bệnh tiến triển dai dẳng và bùng phát nặng hơn.
  • Nên vệ sinh mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi di chuyển ngoài trời. Biện pháp này giúp loại bỏ dị nguyên và giảm mức độ của các triệu chứng.
  • Đóng kín cửa sổ để tránh phấn hoa, bọ và côn trùng bay vào nhà.

Cách ly với dị nguyên được xem là biện pháp quan trọng nhất trong kiểm soát viêm mũi dị ứng quanh năm và các bệnh lý có cơ chế dị ứng khác. Do đó ngay cả khi bệnh đã được kiểm soát, bệnh nhân vẫn cần duy trì thói quen này để hạn chế tần suất tái phát.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Hiện tại, các loại thuốc được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm chủ yếu là thuốc làm giảm triệu chứng. Thuốc được sử dụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi,… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thêm kháng sinh trong trường hợp có bội nhiễm.

Viêm mũi dị ứng quanh năm
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi và thuốc uống để làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm:

  • Thuốc kháng histamine H1 (đường uống + nhỏ mũi): Thuốc kháng histamine H1 (Fexofenadin, Cetirizin, Chlorpheniramin, Promethazin,…) được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm và các bệnh lý có cơ chế dị ứng. Thuốc ức chế chọn lọc histamine ở thụ thể H1, từ đó làm giảm các triệu chứng do histamine gây ra như phù nề mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi,… Nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng an thần (buồn ngủ), thiếu tập trung và táo bón trong thời gian sử dụng.
  • Thuốc co mạch: Thuốc co mạch (Pseudoephedrine, Chlorzoxazone, Naphazoline,…) được sử dụng chủ yếu ở dạng xịt. Thuốc có tác dụng co mạch máu, từ đó làm giảm hiện tượng xung huyết và cải thiện tình nghẹt mũi, khó thở do viêm mũi dị ứng gây ra. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ được dùng trong 3 – 5 ngày vì sử dụng lâu dài có thể gây ra tác dụng toàn thân và “phản ứng dội ngược”.
  • Corticoid (dạng xịt, nhỏ + dạng uống): Corticoid (Budesonide, Beclomethason, Prednisone,…) có tác dụng chống viêm, kháng dị ứng và ức chế miễn dịch. Nhóm thuốc này được sử dụng để cải thiện tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa mũi. Trong trường hợp niêm mạc mũi bị phù nề nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng corticoid đường uống. Tương tự như thuốc co mạch, corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ khi dùng lâu dài nên chủ yếu được sử dụng trong điều trị ngắn hạn.
  • Kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp có bội nhiễm. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát nhiễm trùng trong niêm mạc hô hấp, từ đó ngăn chặn tình trạng vi khuẩn lây nhiễm sang những cơ quan lân cận và các cơ quan xa. Tuy nhiên để tránh tình trạng kháng thuốc, kháng sinh thường được sử dụng liên tục trong 7 – 10 ngày.
  • Thuốc xịt mũi chứa Cromolyn: Cromolyn là hoạt chất có tác dụng ngăn chặn phản ứng kết hợp giữa IgE và mastocyte (tế bào mast). Phản ứng này chính là nguyên nhân trực tiếp làm giải phóng các chất trung gian hóa học và hệ quả là bùng phát triệu chứng của viêm mũi dị ứng quanh năm. Bằng cách ngăn chặn phản ứng kết hợp giữa tế bào mast và IgE, thuốc nhỏ mũi Cromolyn có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
  • Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý được khuyến khích sử dụng hằng ngày để vệ sinh mũi cho bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng quanh năm. Nước muối giúp loại bỏ chất dị ứng tích tụ trong niêm mạc hô hấp, đồng thời giảm ngứa ngáy và làm loãng dịch tiết. Nhờ đó có thể cải thiện một số triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, sổ mũi,… Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể phòng ngừa bệnh tái phát bằng cách sử dụng nước muối vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên.

Ngoại trừ nước muối sinh lý, các loại thuốc khác đều chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định. Lạm dụng thuốc quá mức gây ra không ít tác dụng phụ hoặc thậm chí khiến cơ thể “nhờn thuốc” và giảm khả năng đáp ứng vào những lần sử dụng kế tiếp. Vì vậy trong giai đoạn ổn định, bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng bằng một số thảo dược tự nhiên như lá trầu không, tinh dầu tràm, cỏ hôi, kim ngân hoa,…

3. Các biện pháp điều trị khác

Ngoài sử dụng thuốc và cách ly với dị nguyên, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng quanh năm cũng có thể được điều trị bằng một số phương pháp như:

  • Giải mẫn cảm: Giải mẫn cảm là liệu pháp cho bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên với nồng độ từ thấp đến cao dưới sự kiểm soát của nhân viên y tế. Mục tiêu của liệu pháp này là giúp cơ thể quen dần với dị nguyên, từ đó giảm hoặc ngăn chặn hoàn toàn phản ứng quá mẫn khi tiếp xúc với các chất dị ứng. Giải mẫn cảm thường được cân nhắc cho bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng quanh năm nặng, bệnh tái phát nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định khi viêm mũi dị ứng quanh năm đã phát sinh biến chứng polyp mũi. Ngoài ra, phẫu thuật cũng được thực hiện nếu bệnh nhân có các bất thường về giải phẫu mũi xoang như lệch vách ngăn, thủng vách ngăn,…

Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng quanh năm tái phát

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý không thể điều trị hoàn toàn do căn nguyên gây bệnh được quy định bởi gen. Vì vậy, bệnh lý này có thể tái đi tái lại nhiều lần ngay cả khi triệu chứng đã được kiểm soát hoàn toàn. Tình trạng tái phát thường xuyên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hiệu suất học tập, lao động.

Viêm mũi dị ứng quanh năm
Vệ sinh nhà cửa và vườn tược thường xuyên là cách đơn giản để phòng ngừa bệnh tái phát

Song song với các biện pháp điều trị, bệnh nhân nên chủ động phòng ngừa bệnh thông qua một số phương pháp đơn giản như:

  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên là cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ bệnh tái phát. Ngoài các dị nguyên có trong không gian sống và không khí, bệnh nhân cũng nên hạn chế một số chất dị ứng có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn như thức ăn, một số loại thuốc,…
  • Ngoài vệ sinh nhà cửa, nên chú ý dọn dẹp vườn tược thường xuyên. Nếu bị viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác, nên tránh trồng các loại cây có hoa để hạn chế tần suất bệnh tái phát.
  • Sử dụng các thiết bị hút bụi vải chuyên dụng để làm sạch sofa, ga giường, mền và vỏ gối từ 3 – 5 lần/ tuần. Bởi đây là những bề mặt thích hợp để bào tử nấm mốc sinh sôi và phát triển.
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên – nhất là khi vào mùa phấn hoa hoặc sinh sống trong môi trường ô nhiễm.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cũng là biện pháp làm giảm nguy cơ tái phát bệnh. Do đó ngoài cách ly với dị nguyên, bệnh nhân cần ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý và năng tập thể dục thể thao để cải thiện chức năng đề kháng.

Viêm mũi dị ứng quanh năm là một trong những thể bệnh của viêm mũi dị ứng (bên cạnh viêm mũi dị ứng theo mùa). Bệnh lý này có đặc tính dai dẳng, dễ tái phát và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bệnh nhân cần chủ động thăm khám và lên kế hoạch điều trị, chăm sóc phù hợp để kiểm soát bệnh hoàn toàn.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Bên cạnh điều trị y tế, phụ huynh cần lên kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng đúng cách. Chế độ chăm sóc có vai trò hỗ...

Biến chứng viêm mũi dị ứng

Biến chứng viêm mũi dị ứng chớ nên xem thường

Viêm mũi dị ứng là một loại viêm mũi xảy ra phổ biến ở con người. Tùy theo cơ địa của từng người và nguyên nhân gây ra mà mức...

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

"Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý liên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn