Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

Bị viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

8 Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?

Viêm mũi dị ứng mãn tính khởi phát khi tình trạng niêm mạc mũi bị sưng do dị ứng kéo dài trên 4 tuần liên tiếp. Thực tế, bệnh lý không quá nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm mũi dị ứng mãn tính kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần gây tác động tiêu cực đến sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ cũng như hiệu suất học tập, làm việc.

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?
Viêm mũi dị ứng mãn tính khởi phát khi tình trạng niêm mạc mũi bị sưng do dị ứng kéo dài trên 4 tuần liên tiếp

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì?

Viêm mũi dị ứng mãn tính là trường hợp của viêm mũi kéo dài liên tiếp trên 4 tuần. Các triệu chứng của bệnh lý có mối liên hệ với yếu tố cơ địa nên rất khó để kiểm soát hoàn toàn, thường kéo dài dai dẳng và rất dễ tái khi gặp điều kiện thuận lợi.

Các biểu hiện viêm mũi dị ứng nói chung cũng như viêm mũi dị ứng mãn tính nói riêng đều không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, những triệu chứng bệnh lý thường tiến triển kéo dài dai dẳng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, giấc ngủ, hiệu suất học tập, làm việc.

Bên cạnh đó, tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp. Khác với những bệnh về đường hô hấp do viêm nhiễm, viêm mũi dị ứng mãn tính chính là hệ quả của hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Do đó, căn bệnh này cũng có thể tạo điều kiện phát sinh một số bệnh lý liên quan đến phản ứng dị ứng như nổi mề đay, hen suyễn, viêm da cơ địa,…

Nguyên nhân khởi phát bệnh lý

Hiện tại, vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh viêm mũi dị ứng cũng cũng viêm mũi dị ứng mãn tính. Tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành nhận thấy, ở những đối tượng mắc bệnh thường có xu hướng sản sinh  immunoglobulin E (IgE) khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng như lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất, mùn cưa,… trong không khí.

Khi lượng IgE trong huyết tương có dấu hiệu tăng lên, lúc này histamin sẽ được phóng thích khỏi phức hợp với protein và dẫn đến hiện tượng viêm niêm mạc mũi. Bên cạnh đó, một số trường hợp, histamin còn phát sinh những phản ứng ngoài da.

Các dị nguyên được xem là yếu tố trực tiếp gây kích thích bùng phát các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, yếu tố này chỉ gây ra bệnh ở một số trường hợp nhất định.

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát các triệu chứng bệnh lý:

  • Viêm mũi dị ứng không được điều trị dứt điểm: Đây được xem là yếu tố chính dẫn đến bùng phát bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính. Tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm kéo dài trên 4 tuần hoặc có tần suất tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý.
  • Yếu tố di truyền: Trên thực tế, những trường hợp bị viêm mũi dị ứng mãn tính thường có tiền sử gia đình gặp phải những bệnh lý liên quan đến cơ địa như viêm xoang dị ứng, hen suyễn, viêm da cơ địa,…
  • Tiền sử mắc các bệnh lý cơ địa: Những trường hợp mắc các bệnh lý liên quan đến cơ địa như viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm xoang dị ứng,… thường mắc nguy cơ khởi phát các triệu chứng bệnh lý cao hơn so với những người bình thường
  • Cấu trúc mũi bất thường: Những dị tật bẩm sinh liên quan đến cấu trúc mũi như gai vách ngăn, vẹo mũi,… có thể khiến vùng niêm mạc mũi trở nên nhạy cảm hơn khi bị các yếu tố kích thích và làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng mãn tính cao hơn so với những đối tượng có cấu trúc mũi bình thường.
Nguyên nhân khởi phát bệnh lý
Trên thực tế, những trường hợp bị viêm mũi dị ứng mãn tính thường có tiền sử gia đình gặp phải những bệnh lý liên quan đến cơ địa như viêm xoang dị ứng, hen suyễn, viêm da cơ địa,…
  • Một số yếu tố khác: Ngoài những yếu tố phổ biến trên, viêm mũi dị ứng mãn tính còn có thể khởi phát bởi các yếu tố thuận lợi bên ngoài môi trường như nơi sinh sống và làm việc bị ô nhiễm, hệ thống miễn dịch kém, thường xuyên tiếp xúc hóa chất, bụi vải, keo dán,…

Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính

Viêm mũi dị ứng mãn tính đặc trưng bởi tình trạng nghẹt mũi do vùng niêm mạc mũi bị sưng viêm trong thời gian dài. Bên cạnh đó, bệnh lý cũng đi kèm với những triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, ngứa ngáy, khó chịu cổ họng,…

Một số triệu chứng của bệnh viêm mũi mãn tính như:

  • Ngứa mũi
  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Ho
  • Ngứa mắt, ngứa cổ họng
  • Đau nhức đầu
  • Hắt hơi nhiều

Những biểu hiện bệnh lý kéo dài dai dẳng có thể dẫn đến phát sinh những triệu chứng thứ phát như giảm vị giác, khứu giác, uể oải, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính thường lành tính và hầu như không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tổng thể người bệnh. Tuy nhiên, bệnh lý ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống, giấc ngủ và hiệu suất làm việc – học tập.

Thực tế, các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính là hệ quả của phản ứng bảo vệ cơ thể của hệ thống miễn dịch khi tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý kéo dài dai dẳng, không được khắc phục kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:

  • Viêm xoang: Mũi và mô xoang có mối liên hệ với nhau. Do đó, tình trạng sưng viêm vùng niêm mạc mũi trong thời gian dài có thể gây gián đoạn hoạt động dẫn lưu dịch tiết đường hô hấp, dẫn đến tình trạng ứ đọng dịch và sưng viêm ở mô xoang.
  • Viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Lượng dịch nhầy ứ đọng ở khoang mũi lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển và gây bùng phát viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Không giống với những trường hợp bị viêm mũi dị ứng thông thường. Bệnh gây ra các triệu chứng ở mức độ nặng và cần được tiến hành điều trị nhanh chóng.
  • Gây rối loạn giấc ngủ: Những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính thường bùng phát mạnh vào ban đêm (lúc này nhiệt độ xuống thấp). Tình trạng này có thể dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Rối loạn giấc ngủ lâu dần có thể tác động xấu đến hoạt động não bộ, ảnh hưởng đến thể trạng và tâm lý.
Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính nguy hiểm không?
Rối loạn giấc ngủ do bệnh lý gây ra lâu dần có thể tác động xấu đến hoạt động não bộ, ảnh hưởng đến thể trạng và tâm lý
  • Hen suyễn: Hen suyễn hay hen phế quản được xem là biến chứng phổ biến của bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính. Những nghiên cứu cho thấy, khi bệnh lý tái phát nhiều lần, kéo dài dai dẳng sẽ khiến phế quản trở nên nhạy cảm hơn và có thể co thắt mạnh hơn khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến hô hấp: Những cơ quan hô hấp thường có tác động qua lại và có mối liên hệ mật thiết. Do đó, tình trạng niêm mạc mũi bị sưng viêm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm VA, viêm họng.

Ngoài ra, bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính có có thể dẫn đến biến chứng phì đại mũi. Khi đó, mũi sẽ bị thoái hóa, phù nề dẫn đến ngạt mũi hoặc ngưng thở khi ngủ. Ở một số trường hợp còn có thể xuất hiện polyp mũi do tình trạng viêm ở vùng niêm mạc mũi kéo dài.

Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính

Sử dụng các loại thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và cách ly với các dị nguyên chăm sóc tại nhà được xem là phương pháp điều trị chính với tình trạng viêm mũi dị ứng mãn tính. Trong một vài trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị phẫu thuật nhằm chỉnh hình cấu trúc mũi và cải thiện những triệu chứng bệnh lý.

1. Cách ly với các dị nguyên

Cách ly với dị nguyên được xem là một trong những biện pháp cần thiết trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng và viêm mũi dị ứng mãn tính. Biện pháp giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa tiến triển bệnh lý và phòng tái phát lâu dài.

Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng, đồng thời giúp làm giảm nguy cơ phát sinh những bệnh lý liên quan đến phản ứng dị ứng: Hen suyễn, viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa. Để kiểm soát những triệu chứng bệnh lý, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp cách ly dị nguyên sau:

  • Không tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất, nấm mốc, lông động vật,…
  • Mang khẩu trang, che chắn và bảo vệ đường hô hấp khi di chuyển, hoạt động ngoài trời hay đến những nơi đông người, nhất là vào thời điểm nhiều phấn hoa.
  • Người bệnh có thể sử dụng máy lọc không khí nhằm loại bỏ các chất gây dị ứng có trong không khí. Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị lọc không khí còn giúp cân bằng độ ẩm, làm dịu niêm mạc mũi hiệu quả.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian xung quanh nhằm loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, ký sinh trùng và vi khuẩn tồn đọng.
  • Nên xây dựng thói quen giặt giũ chăn gối, nệm 3 tháng/ lần và phơi ở nơi có nắng to để tiêu diệt các vi khuẩn, nấm mốc gây hại.
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá cũng như hít khói thuốc thụ động

Thực tế, có nhiều dị nguyên gây khởi phát các triệu chứng viêm mũi dị ứng mãn tính và có một số ít trường hợp được xác định nguyên nhân cụ thể.

2. Sử dụng các loại thuốc Tây điều trị

Các loại thuốc Tây thường được dùng để cải thiện những triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính gây ra. Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, đối tượng, độ tuổi, nguyên nhân khởi phát mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.

Sử dụng các loại thuốc Tây điều trị
Các loại thuốc Tây thường được dùng để cải thiện những triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính gây ra
  • Các loại thuốc kháng histamin H1: Nhóm thuốc này có công dụng chính ức chế histamin thụ thể H1, giúp ngăn chặn phản ứng dị ứng, đồng thời cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra. Thuốc thường được chỉ định dùng ở dạng xịt hoặc uống. Đối với dạng đường uống, có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, kém tập trung,…
  • Sử dụng nước muối sinh lý: Người bệnh cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên nhằm loại bỏ những dị nguyên gây kích ứng, giúp làm dịu niêm mạc hô hấp cũng như thúc đẩy hoạt động dẫn lưu dịch tiết hiệu quả.
  • Thuốc xịt mũi co mạch: Phản ứng dị ứng có thể dẫn đến sung huyết mũi. Đối với những trường hợp các triệu chứng bệnh lý tiến triển ở mức độ nặng và không đáp ứng với nhóm thuốc kháng histamin. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc dạng xịt giúp làm co mạch (Oxymetazolin/Naphazolin). Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm co mạch, làm giảm lượng máu tuần hoàn, cải thiện triệu chứng sưng viêm ở niêm mạc mũi. Tuy nhiên, loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong vòng 3 ngày. Việc lạm dụng thuốc có thể phát sinh nhiều rủi ro cũng như tác dụng phụ không mong muốn.
  • Các loại thuốc xịt mũi chứa Corticosteroid: Thành phần này có tác dụng kháng dị ứng và chống viêm mạnh. Những loại thuốc xịt này sẽ giúp kiểm soát hiện tượng sung huyết mũi nhanh chóng, đồng thời khắc phục các triệu chứng đi kèm. Tương tự với nhóm thuốc xịt mũi co mạch, các loại thuốc xịt mũi chứa Corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu như lạm dụng quá mức như như loét niêm mạc ở, chảy máu, teo mũi, khô mũi,…

Ngoài những loại thuốc trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc khác như thuốc Paracetamol (giúp giảm đau đầu, hạ sốt), thuốc kháng sinh (với những trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm), xịt mũi kháng cholinergic,…

3. Áp dụng một số mẹo chữa tại nhà

Trên thực tế, việc sử dụng các loại thuốc chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh lý chứ không thể điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc điều trị còn có thể phát sinh nhiều rủi ro cũng như tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bên cạnh áp dụng biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bên có thể kết hợp với một số mẹo chữa tại nhà nhằm ngăn ngừa nguy cơ lạm dụng thuốc.

Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực:

  • Xông mũi với tinh dầu khuynh diệp, gừng tươi hay tràm trà giúp thông khoang mũi, đồng thời kích thích để dịch nhầy thoát ra và ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus và nấm. Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn hỗ trợ loại bỏ lượng dịch tiết hô hấp ứ đọng tại các mô xoang. Nhờ đó hạn chế nguy cơ viêm xoang, viêm mũi dị ứng bội nhiễm.
Áp dụng một số mẹo chữa tại nhà
Bên cạnh áp dụng biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bên có thể kết hợp với một số mẹo chữa tại nhà nhằm ngăn ngừa nguy cơ lạm dụng thuốc
  • Uống nhiều nước ấm và đảm bảo bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp làm giảm mệt mỏi, làm loãng dịch tiết đường hô hấp cũng như cải thiện chứng nghẹt mũi hiệu quả.
  • Bạn cũng có thể uống trà hoa cúc hoặc trà bạc hà giúp cải thiện các triệu chứng vùng cổ họng như ngứa họng, ho, khó chịu. Bên cạnh đó, những thành phần hoạt chất có trong bạc hà và hoa cúc còn giúp thư giãn, tăng cường sức đề kháng và giảm uể oải.
  • Xoa bóp hoặc chườm khăn ấm lên vùng mũi có tác dụng làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, khó thở và dẫn lưu dịch tiết. Khi áp dụng các mẹo chữa này, bạn cần kê gối cao hoặc nằm thẳng để dịch tiết có thể dễ dàng thoát ra bên ngoài.

4. Phương pháp phẫu thuật

Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính khởi phát do những vấn đề bất thường ở cấu trúc mũi và xoang như lệch vách ngăn, polyp mũi thường kéo dài dai dẳng, có xu hướng tái phát nhiều lần, đáp ứng kém các phương pháp điều trị bảo tồn. Do đó, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm chỉnh hình cấu trúc mũi, giúp lưu thông mũi – xoang, đồng thời cải thiện các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính.

Tuy nhiên, phẫu thuật này cũng tiềm ẩn các rủi ro và biến chứng nguy hiểm. Do đó, phương pháp này chỉ được tiến hành trong những trường hợp thật sự cần thiết.

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả

Bệnh viêm mũi dị ứng nói chung và viêm mũi dị ứng mãn tính nói riêng đều mang tính chất kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Tuy ít đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng các triệu chứng bệnh lý tái phát nhiều lần có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, hiệu suất học tập – làm việc cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác liên quan đến hô hấp.

Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị và hỗ trợ điều trị, người bệnh cần chủ động trong việc thực hiện phòng ngừa bệnh lý như:

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả
Người bệnh có thể sử dụng máy lọc không khí nhằm loại bỏ các chất gây dị ứng có trong không khí, cân bằng độ ẩm, làm dịu niêm mạc mũi hiệu quả
  • Tránh xa các dị nguyên gây kích ứng, dị ứng. Đồng thời, mang khẩu trang và che chắn kĩ khi hoạt động ngoài trời hoặc đến những khu vực đông người.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian xung quanh, giặt giữ chăn mền, màn cửa và vỏ bọc gối đệm 3 tháng/ lần.
  • Vệ sinh răng miệng và tai, mũi đúng cách, đều đặn.
  • Hạn chế di chuyển, hoạt động ngoài trời và chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, nhất là vùng cổ và mũi. Thói quen này sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng bùng phát.
  • Trong một số trường hợp, bệnh lý khởi phát liên quan đến nghề nghiệp, người bệnh cần thay đổi công việc khi bệnh tái đi tái lại quá nhiều lần
  • Khuyến khích trồng nhiều cây xanh giúp thanh lọc không khí, đồng thời loại bỏ những dị nguyên gây bệnh.
  • Việc nâng cao hệ thống miễn dịch có thể làm giảm mức độ các triệu chứng cũng như tuần suất khởi phát bệnh lý. Do đó, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng.
  • Cần thận trọng trong quá trình sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), nhất là Aspirin. Bởi nhóm thuốc này sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát cơn hen suyễn cấp, viêm mũi dị ứng và nổi mề đay trong thời gian sử dụng.

Viêm mũi dị ứng mãn tính là một trong những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp phổ biến. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng các triệu chứng bệnh lý tác động tiêu cực đến giấc ngủ, sinh hoạt, hiệu suất làm việc, học tập và có thể phát sinh các biến chứng nặng nề. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bệnh lý, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

5/5 - (4 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?

"Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi dứt điểm được không?" là một trong những vấn đề nhiều người bệnh thắc mắc nhưng vẫn chưa được giải đáp chính xác....

10 Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ làm

Bên cạnh phương pháp y tế, bệnh nhân có thể áp dụng một số chữa viêm mũi dị ứng tại nhà để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và tiến...

Thuốc xịt Flixonase trị viêm mũi dị ứng có tốt không?

Thuốc xịt Flixonase trị viêm mũi dị ứng có tốt không?

Thuốc xịt Flixonase thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh viêm mũi dị ứng. Các thành phần hoạt chất trong thuốc được...

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những trường hợp thường gặp của bệnh viêm mũi. Những tác nhân khởi phát các triệu chứng bệnh lý thường phụ thuộc...

Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng là một trong những mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn