Cách dùng quả gấc chữa viêm mũi dị ứng bạn nên thử

Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không?

Bị viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh không?

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang tránh nhầm lẫn

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

8 Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng theo dân gian

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và chữa trị

Viêm mũi dị ứng mãn tính là gì? Có chữa khỏi được không?

12+ Thuốc trị viêm mũi dị ứng an toàn hiệu quả 2020

Bị viêm mũi dị ứng có nên phẫu thuật?

Viêm mũi dị ứng là một trong những tình trạng dị ứng xảy ra ở lớp niêm mạc mũi có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là ở người trưởng thành. Các triệu chứng của bệnh được đánh giá không quá nguy hiểm nhưng nếu không được tích cực điều trị có thể phát sinh biến chứng. Vậy bị viêm mũi dị ứng có nên phẫu thuật để thoát khỏi căn bệnh này hay không?

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Trước khi tìm hiểu về các cách điều trị viêm mũi dị ứng, trong đó có biện pháp can thiệp ngoại khoa, tức là phẫu thuật thì bạn cần hiểu rõ về bản chất của căn bệnh này.

Theo Y học hiện đại, bệnh viêm mũi dị ứng hay còn được gọi là bệnh sốt cỏ khô được định nghĩa là các triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi, mũi bị tắc nghẽn, chảy dịch mũi và gây khó thở, phải thở bằng miệng. Tình trạng nay xảy ra chủ yếu là do các phản ứng trung gian IgE trong cơ thể có khả năng chống lại các tác nhân gây dị ứng do bạn hít phải trong không khí hoặc từ môi trường bên ngoài và có liên quan một phần đến tình trạng viêm niêm mạc do tế bào lympho T trợ giúp type 2 điều khiển.

Bị viêm mũi dị ứng có nên phẫu thuật?
Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra các triệu chứng khó chịu như hắt hơi liên tục, ngứa mũi, chảy nước mũi…

Thực chất đây là một chuỗi bao gồm các phản ứng phức tạp của hệ thống miễn dịch toàn thân chứ không hề xảy ra riêng tại mũi. Tuy nhiên, do các tác nhân này xâm nhập trực tiếp thông qua mũi nên các phản ứng tại cơ quan này sẽ phức tạp hơn so với những vị trí khác.

Một số các tác nhân phổ biến gây ra viêm mũi dị ứng thường gặp nhất là do môi trường sống bị ô nhiễm, trong không khí có chứa các dị nguyên như bụi bẩn, hóa chất, lông động vật, độ ẩm thấp, nấm mốc, vi sinh vật… Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng các yếu tố nội sinh tức là từ bên trong cơ thể cũng gây ra bệnh như sự suy giảm hệ miễn dịch, tuổi tác, gen, một số bệnh lý nền hay cấu trúc mũi bị bất thường.

Bệnh viêm mũi dị ứng được chia làm 2 loại gồ viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm. Bệnh thường gây ra một số triệu chứng điển hình như: hắt hơi liên tục, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi, ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt (tình trạn viêm kết mạc dị ứng) kèm theo một số triệu chứng khác như đau họng, ù tai, ngứa tai… cho các bệnh lan rộng và ảnh hưởng.

Tùy theo dạng bệnh mắc phải mà các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau. Tuy nhiên đã có rất nhiều trường hợp mắc bệnh viêm mũi dị ứng nhưng nhầm lẫn với bệnh viêm xoang do các triệu chứng bệnh khá tương đồng. Tốt nhất, người bệnh nên kiểm soát triệu chứng và phân biệt giữa 2 căn bệnh này để tìm ra nguyên nhân gây ra cũng như điều trị chính xác.

Bị viêm mũi dị ứng có nên phẫu thuật không?

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng không quá phức tạp bởi những triệu chứng của bệnh không thuộc dạng phát triển nhanh và nguy hiểm. Nhưng trước hết để điều trị bệnh hiệu quả thì cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, sau đó dựa vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Thông thường, nếu nguyên nhân gây bệnh chỉ là do các tác kích thích bên ngoài, từ môi trường xâm nhập vào cơ thể và gây ra dị ứng thì chỉ cần sử dụng các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng theo đơn của bác sĩ, chăm sóc bảo vệ bản thân và tránh xa các tác nhân gây kích thích bệnh bùng phát sẽ giúp khỏi bệnh sớm, người bệnh có thể sinh hoạt, ăn uống như người bình thường.

Bị viêm mũi dị ứng có nên phẫu thuật?
Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng do dị dạng cấu trúc mũi ở giai đoạn nặng, có biến chứng

Tuy nhiên, trong trường hợp nguyên nhân gây khởi phát bệnh xuất phát từ việc cấu trúc mũi bất thường như vẹo hẹp vách ngăn, valve mũi, quá phát cuốn mũi dưới, xuất hiện khối polyp mũi… thì sẽ được bác sĩ cân nhắc chỉ định thực hiện một số can thiệp nhất định, phẫu thuật để đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị viêm mũi dị ứng.

Để thực hiện phẫu thuật viêm mũi dị ứng hiệu quả cao và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi mổ, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện lớn có chuyên khoa Tai Mũi Họng để thực hiện.

Làm sao để xác định được nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng?

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh, người bệnh phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và tiến hành chẩn đoán. Các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm để giúp tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, giúp việc điều trị được dễ dàng hơn.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm hỏi về các triệu chứng bệnh mà người bệnh đã và đang mắc phải, có tiền sử mắc bệnh nào hay không… Say đó sẽ được chỉ định thực hiện nội soi để quan sát các triệu chứng bên trong mũi, những hình ảnh chân thực về khoang mũi sẽ được hiển thị trực tiếp lên màn hình một cách rõ nét để giúp bác sĩ dễ dàng đánh chính xác tình trạng bệnh. Phương pháp chẩn đoán này đặc biệt phù hợp với những bênh nhân bị viêm mũi dị ứng do cấu trúc mũi gặp vấn đề.

Tiếp theo, tùy vào từng trường hợp bệnh có phức tạp hay không mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện một số các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán cuối cùng như:

  • Xét nghiệm trên da: Xét nghiệm này sử dụng các mẫu tế bào của người bệnh để đem đi xét nghiệm. Nếu da xảy ra các phản ứng mẫn cảm kích ứng với dị nguyên. Nếu như kết quả vẫn chưa thực sự rõ ràng, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm test kích thích hoặc kiểm tra dịch mũi.
  • Kiểm tra tế bào dịch mũi: Bác sĩ sẽ lấy chất dịch nhầy trong mũi của bạn và tiến hành xét nghiệm, phân tích xem có sự xuất hiện của các dị nguyên gây kích thích hay không.
  • Test kích thích: Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng do thời tiết hoặc do sự tác động của các dị nguyên ở bên ngoài môi trường. Các phương pháp test kích thích phổ biến như test nhỏ mũi, test nóng, test lạnh…

Sau khi đã chẩn đoán và tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị phù hợp với mức độ nặng nhẹ cũng như triệu chứng gây ra bệnh cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, theo các chuyên gia hàng đầu về Tai Mũi Họng thì việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng thường chỉ dừng ở mức độ cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bị viêm mũi dị ứng có nên phẫu thuật?
Thực hiện các xét nghiệm là cách duy nhất để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp

Trường hợp muốn chữa khỏi bệnh dứt điểm hoàn toàn thì cần phải tiến hành điều trị căn nguyên của bệnh, cụ thể áp dụng phương pháp giải mẫn cảm, tức là biến các yếu tố gây ra dị ứng thành những yếu tố lành tính và quen thuộc với cơ thể. Từ đó giúp làm giảm thiểu tối đa, thậm chí ức chế quá trình sản sinh ra các kháng thể IgE gây bệnh viêm mũi dị ứng.

Tóm lại, để biết được cách điều trị phù hợp với từng trường hợp mắc bệnh, tốt nhất người bệnh hãy nhanh chóng đến bệnh viện, thăm khám ngay từ đầu và có biện pháp điều trị thích hợp. Không nên chủ quan đợi đến khi bệnh chuyển biến nặng, có biến chứng mới thăm khám, khiến việc điều trị sẽ rất khó khăn.

5/5 - (3 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Bên cạnh điều trị y tế, phụ huynh cần lên kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng đúng cách. Chế độ chăm sóc có vai trò hỗ...

Biến chứng viêm mũi dị ứng

Biến chứng viêm mũi dị ứng chớ nên xem thường

Viêm mũi dị ứng là một loại viêm mũi xảy ra phổ biến ở con người. Tùy theo cơ địa của từng người và nguyên nhân gây ra mà mức...

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?

"Bệnh viêm mũi dị ứng có lây cho người khác không?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý liên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn