Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Bị nổi mề đay không ngứa – có phải bệnh nguy hiểm?

Tình trạng nổi mề đay không ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể. Thông thường mề đay thường có xu hướng biến mất trong vài ngày hoặc vài giờ. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài hơn một tuần, có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng lương y Đỗ Minh Tuấn (Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường) tìm hiểu chi tiết căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

bị nổi mề đay không ngứa là bệnh gì
Mề đay không ngứa có thể là dấu hiệu dị ứng hoặc các bệnh lý nghiêm trọng hơn

Nổi mề đay không ngứa là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây nổi mề đay, bao gồm dị ứng, phản ứng của hệ thống miễn dịch, một số loại thuốc và các bệnh lý khác trong cơ thể. Cụ thể các nguyên nhân thường bao gồm:

1. Dị ứng

Một số người có cơ địa dị ứng có thể bị nổi mề đay nhưng không gây ngứa. Điều này thường xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong môi trường sống và làm việc.

Các chất gây dị ứng phổ biến thường vô hại như:

  • Lông động vật
  • Phấn hoa
  • Mạt bụi
  • Nước hoa
  • Mỹ phẩm
  • Một số loại thực phẩm
  • Nước

Tình trạng này có thể gây nổi mề đay cục bộ hoặc toàn thân, tùy thuộc vào khu vực tiếp xúc và mức độ dị ứng của người bệnh.

2. Mụn đỏ

Mụn đỏ hoặc mụn trứng cá là tình trạng viêm da phổ biến nhất, thường xuất hiện ở mặt. Mụn đỏ cũng có thể xuất hiện rải rác ở các bộ phận khác trên cơ thể như lưng, ngực, cánh tay, mông,… Các triệu chứng mụn đỏ ở các vị trí mặt thường dễ bị nhầm lẫn thành bệnh mề đay, tuy nhiên mụn đỏ không gây ngứa.

Ngoài ra, một tình trạng mụn đỏ gây ra mề đay không ngứa khác có tên khoa học là Rosacea. Các dấu hiệu bệnh thường ảnh hưởng đến mặt và ở những nơi có các mạch máu nhỏ dưới bề mặt da.

bị nổi mề đay không ngứa có nguy hiểm không
Nổi mề đay không ngứa trên mặt có thể là dấu hiệu của bệnh mụn đỏ

3. Viêm mao mạch dị ứng

Tình trạng viêm mao mạch dị ứng thường gây xuất hiện nổi mề đay ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mề đay có thể xuất hiện cục bộ hoặc lan rộng ra toàn bộ cơ thể.

Viêm mao mạch dị ứng không gây ngứa nhưng có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc da. Bên cạnh đó các cơ quan khác như thận, xương khớp, ruột cũng có thể bị ảnh hưởng bởi viêm mao mạch dị ứng.

4. Giãn mao mạch

Tình trạng nổi mề đay không ngứa có thể là dấu hiệu khi các mao mạch bị giãn nở quá mức. Hiện tượng này thường xuất hiện khi cơ thể phản ứng với các tác nhân kích thích như bị muỗi đốt, chấn thương hoặc khi thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

Dấu hiệu nhận biết giãn mao mạch thường bao gồm xuất hiện mề đay mẩn đỏ, thường không gây ngứa. Bên cạnh đó, nếu dùng tay ấn vào mẩn đỏ sẽ biến mất và khi thả tay ra mẩn đỏ sẽ xuất hiện trở lại.

Trong hầu hết các trường hợp, giãn mao mạch không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

XEM THÊM: Bị nổi mề đay không ngứa – nguyên nhân và cách điều trị

bị nổi mề đay mẩn đỏ không ngứa
Giãn các mao mạch có thể dẫn đến việc nổi mề đay không ngứa

5. Bệnh ban xuất huyết

Bệnh ban xuất huyết là tình trạng khi các hồng cầu xuất hiện ở các tế bào bên dưới da. Điều này có thể dẫn đến việc nổi mề đay khắp người. Tuy nhiên, tình trạng mề đay do ban xuất huyết thường không gây ngứa. Bên cạnh đó, một số trường hợp này có thể gây xuất hiện nhiều đường xuất xuất huyết dưới da kéo dài dưới bề mặt da.

Ban xuất huyết không dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác. Tình trạng mề đay thường có xu hướng tự biến mất sau vài ngày.

6. Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô, da, tế bào và các cơ quan khác trong cơ thể. Đây là một bệnh lý tự miễn mãn tính, có xu hướng tái phát thường xuyên thường xuyên. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây suy thận và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Lupus ban đỏ có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay trên da. Tuy nhiên, tình trạng này không gây ngứa.

7. U xơ da

U xơ da xuất hiện khi các mô hoạt động quá mức. Điều này dẫn đến rối loạn tế bào da và dẫn đến việc xuất hiện các khối u nhỏ lành tính trên da. Bệnh u xơ da thường dẫn đến việc xuất hiện các nốt mề đay màu nâu hoặc hồng. Các nốt mề đay thường cách nhau 3 – 10 mm và có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Ở trạng thái bình thường, các nốt mề đay này không gây ngứa.

nổi mề đay mẩn đỏ không ngứa
Tình trạng u xơ dưới da có thể gây ra tình trạng bị nổi mề đay không ngứa

8. Bệnh vẩy phấn hồng

Vẩy phấn hồng (tên khoa học Pityriasis Rosea) là bệnh lý thường xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa xuân. Tình trạng này thường xuất hiện khi cơ thể nhiễm một chủng virus Herpes (không phải chủng Herpes gây mụn rộp sinh dục) sẽ dẫn đến việc nổi mề đay, đặc biệt là lưng, bụng hoặc ngực.

Mề đay thường tập trung thành mảng có màu đỏ hoặc hồng, kích thước khoảng 2.5 – 5 cm. Bệnh vẩy phấn hồng thường không gây ngứa và kéo dài trong 6 – 12 tuần. Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo thường bao gồm sốt, đau đầu và viêm họng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nghiêm trọng, các nốt mẩn đỏ có thể đóng vảy, bong tróc da, gây sần sùi và đau đớn.

9. Phát do do thời tiết nóng

Phát ban do nhiệt là tình trạng thường xuất hiện ở trẻ em. Khi thời tiết quá nóng, các lỗ chân lông có thể bị rối loạn đóng – mở. Điều này khiến mồ hôi tích tụ dưới da và không thoát ra ngoài, dẫn đến việc nổi mề đay khắp người.

Ngoài ra, việc tăng thân nhiệt cũng có thể gây kích ứng da và dẫn đến việc nổi mề đay. Tuy nhiên, tình trạng này thường không gây ngứa và có thể tự biến mất sau vài ngày.

XEM THÊM: Người bị nổi mề đay nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?

nổi mề đay nhưng không ngứa
Thời tiết nóng làm tăng nguy cơ nổi mề đay nhưng không ngứa

10. Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông là tình trạng cơ thể sản xuất nhiều Protein Keratin. Tình trạng này khiến các lỗ chân lông bị tắc nghẽn và dẫn đến các nốt sần như mề đay trên da. Tuy nhiên, tình trạng này không gây ngứa.

Các nốt này thường có kích thước khoảng 1 – 2 mm, có màu đỏ, trắng, xám và thường xuất hiện ở mong, cánh tay, đùi,… Trong một số trường hợp, dày sừng nang lông có thể xuất hiện ở mặt và một số bộ phận khác.

Dày sừng nang lông thường không gây ra biến chứng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.

11. Nhiễm giun

Nhiễm một số loại giun đũa, giun sán chó có thể dẫn đến việc nổi mề đay không ngứa trên da. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể nhìn thấy giun đũa di chuyển dưới da.

Các dấu hiệu nhiễm giun có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể và chỉ biến mất khi người bệnh tẩy sạch giun.

12. Khối u máu

Việc tăng sinh lành tính các mạch máu nhỏ dưới da có thể dẫn đến việc hình thành các khối u máu. Tình trạng này có tên khoa học là Angioma và gây ra hiện tượng nổi mề đay không ngứa với nhiều kích thước khác nhau trên bề mặt da.

Mặc dù có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tuy nhiên tình trạng này không gây nguy hiểm và có thể được cải thiện sau một thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp các nốt mẩn đỏ này gây đau đớn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

nổi mề đay không ngứa
Trong một số trường hợp việc hình thành các khối u máu dưới da có thể bị nhầm lẫn thành mề đay

12. Ung thư da

Đôi khi tình trạng nổi mề đay không ngứa có thể là dấu hiệu nhận biết của ung thư da. Mề đay mẩn đỏ do ung thư thường không gây ngứa hoặc đau. Tuy nhiên, mề đay do ung thư thường không biến mất theo thời gian và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ung thư da là một tổn thương da nguy hiểm. Do đó, nếu các nốt mề đay kéo dài hoặc có xu hướng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

14. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân để cập trên đây, một số bệnh lý và tác nhân ít phổ biến khác cũng có thể dẫn đến tình trạng mề đay không ngứa, bao gồm:

  • Rối loạn lưu thông máu
  • Bệnh chốc lở
  • Bệnh Rubella
  • Bệnh Kawasaki
  • Herpes sinh dục
  • Bệnh Lyme
  • Bệnh giang mai

Biện pháp chăm sóc khi nổi mề đay không ngứa

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mề đay không ngứa. Để điều trị người bệnh cần đến bệnh viện để được tư vấn và hướng dẫn phù hợp. Bên cạnh đó, để cải thiện các triệu chứng người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Rửa tay hoặc vệ sinh khu vực mề đay bằng xà phòng nhẹ, không chứa mùi thơm.
  • Hạn chế tắm hoặc tiếp xúc với nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không băng khu vực nổi mề đay. Điều này có thể gây tắc nghẽn da và khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế tình trạng gãi ngứa hoặc làm trầy xước, tổn thương da.
  • Không sử dụng mỹ phẩm, kem dưỡng da trong thời gian nổi mề đay.
  • Dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm tự nhiên hoặc kem dưỡng dành cho da dễ kích ứng.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Hầu hết các trường hợp mề đay không ngứa không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện nếu tình trạng này kéo dài hoặc xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng.

Bị nổi mề đay không ngứa
Nếu tình trạng mề đay không ngứa kéo dài người bệnh nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên môn

Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bao gồm:

  • Thay đổi màu da nhanh chóng
  • Khó thở hoặc có cảm giác tắc nghẽn ở họng
  • Sốt cao
  • Cảm thấy lo lắng
  • Chóng mặt, đau đầu, suy nhược cơ thể
  • Sưng mặt, môi hoặc các bộ phận khác trên cơ thể
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Các nốt mề đay xuất hiện mủ hoặc rò rỉ dịch
  • Có các bệnh lý ngoài da khác như bệnh chàm hoặc viêm da cơ địa.

Điều trị nổi mề đay triệt để bằng YHCT từ bài thuốc MỀ ĐAY ĐỖ MINH gia truyền hơn 150 năm

Chữa mề đay không ngứa bằng thuốc nam từ lâu vẫn luôn là lựa chọn của nhiều người vì hiệu quả bền lâu, lành tính. Đặc biệt, phương pháp này bám sát nguyên tắc điều trị không chỉ tập trung vào loại bỏ triệu chứng bên ngoài mà còn chú trọng bồi bổ sức khỏe người bệnh. Nhờ vậy, bệnh được loại bỏ triệt để, dự phòng tái phát hiệu quả. Nổi bật trong số đó, bài thuốc MỀ ĐAY ĐỖ MINH là một trong những cái tên tiêu biểu hàng đầu.

Trải qua hơn 150 năm lưu truyền, hiệu quả chữa bệnh của bài thuốc được nhiều chuyên gia Y học cổ truyền đánh giá rất cao. Lương y Nguyễn Hoàng (Hội Đông y Việt Nam) từng nhận định: “Tôi đánh giá cao bài thuốc Mề đay Đỗ Minh và khuyên người bệnh nên tìm hiểu và sử dụng. Với thành phần thảo dược tự nhiên được kết hợp theo tỷ lệ vàng và cơ chế điều trị của YHCT, đi từ gốc đến ngọn, bài thuốc mang lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh.”

Bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội trong điều trị mề đay

Cụ thể, Mề đay Đỗ Minh là bài thuốc giúp trị mề đay không ngứa TẬN GỐC, ngăn chặn nguy cơ tái phát thông qua liệu trình “3 trong 1” gồm: Thuốc đặc trị mề đay, Thuốc bổ gan giải độc, Thuốc bổ thận dưỡng huyết, tác động lên người bệnh theo cơ chế SONG TIÊU ĐỒNG DƯỠNG:

NÊN XEM: Mề đay Đỗ Minh – Giải pháp VÀNG trị DỨT ĐIỂM mề đay, mẩn ngứa chỉ từ 1 liệu trình

Cơ chế điều trị tác động toàn diện

Theo đó, bài thuốc giúp chữa bệnh mề đay một cách TOÀN DIỆN nhất. Không chỉ giúp giảm trừ triệu chứng bằng cách giải độc, thanh lọc cơ thể mà còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Bên cạnh đó, liệu trình Mề đay Đỗ Minh còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các bài thuốc nam khác hiện nay:

  • Bám sát theo nguyên lý điều trị của YHCT: Đứng trước thực trạng nhiều nhà thuốc nam chạy theo công nghệ thế hệ 2, 3 cho ra đời hàng loạt bài thuốc trị mề đay đại trà, tuy chữa nhanh nhưng dễ tái phát, thì ngược lại Mề đay Đỗ Minh vẫn luôn gìn giữ tinh hoa YHCT, luôn tuân thủ nguyên tắc điều trị từ căn nguyên bệnh, cho hiệu quả về lâu về dài, hạn chế tái phát.
  • Áp dụng liệu trình biện chứng luận trị cho từng người bệnh: Mỗi người bệnh đều được các lương y thăm khám dựa trên tuổi tác, cơ địa và tình trạng bệnh để xây dựng phác đồ trị liệu chính xác, phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
  • 100% nam dược SẠCH, phù hợp với cơ địa người Việt: Hơn 50 vị thuốc được dùng trong bài thuốc đều được nhà thuốc Đỗ Minh Đường ươm trồng và thu hái trực tiếp tại vườn dược liệu hữu cơ, đạt chuẩn GACP – WHO ở Hưng Yên, Hòa Bình, Gia Lâm (Hà Nội). Vì vậy, Mề đay Đỗ Minh có độ lành tính cao, an toàn TUYỆT ĐỐI với người bệnh, nói không với tác dụng phụ.
  • Tiện lợi khi sử dụng: Mề đay Đỗ Minh được bào chế dưới dạng cao đặc, bảo quản trong hũ thủy tinh tiện lợi. Vì vậy, người bệnh không mất công, thời gian đun sắc như một số loại thuốc Đông Y khác, phù hợp với cuộc sống hiện đại.

XEM NGAY: Hiệu quả của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh được kiểm chứng bởi hàng ngàn bệnh nhân

Nhờ vậy, Mề đay Đỗ Minh đã trở thành “thuốc gối đầu giường” của nhiều người bệnh khi muốn điều trị mề đay, mẩn ngứa. Suốt hơn 150 năm qua, bài thuốc đã giúp hàng nghìn người thoát khỏi tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa thành công. Trong đó có nữ diễn viên Nguyệt Hằng – gương mặt quen thuộc trên màn ảnh Việt. Cô chia sẻ:

“Tôi bị mề đay sau sinh, căn bệnh này từng khiến tôi mất ăn, mất ngủ, suýt trầm cảm vì những cơn ngứa dữ dội. Do đang cho con bú nên tôi không dám dùng thuốc uống, chỉ tìm những loại thuốc, lá tắm dân gian sử dụng nhưng không dứt được, thường xuyên tái phát. Cũng may mà tôi được người quen giới thiệu tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Uống thuốc ở đây được 2 tháng thì tình trạng bệnh của tôi đã khỏi hẳn. Lâu lắm rồi tôi cũng không còn bị tái phát nữa”.

Dv Nguyệt Hằng chữa khỏi mề đay sau sinh nhờ bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Ngoài ra, còn có rất nhiều người bệnh khác đã chữa khỏi bệnh và có những phản hồi tích cực, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong video dưới đây:

Để được tư vấn cụ thể hơn về phác đồ điều trị mề đay Đỗ Minh Đường, độc giả có thể liên hệ ngay chuyên gia và nhận hỗ trợ 24/7:

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa – Cách khắc phục nhanh

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa có thể liên quan đến một số loại thực phẩm đã ăn hoặc vật đã chạm vào da mặt. Các phản ứng...

Nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì, nguy hiểm không?

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể liên quan đến dị ứng, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác. Trong một số trường hợp, tình trạng này cần được...

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Bị nổi chấm đỏ trên chân – Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nổi chấm đỏ trên chân thường có liên quan đến một số tình trạng tiềm ẩn như dị ứng hoặc các bệnh viêm da. Tuy nhiên, trong một...

Da bị nổi sần và ngứa là hiện tượng gì? Cách khắc phục

Da bị nổi sần và ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể là dấu hiệu của các...

Nổi mề đay vào ban đêm – Nguyên nhân và cách chữa trị

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng phổ biến và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn