Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Chữa nổi mề đay bằng lá khế – Mẹo dân gian hiệu nghiệm

Mề đay mãn tính vô căn là gì? Làm sao điều trị?

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở Tay – Chân: Nguyên nhân và cách trị

Bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt – Nguyên nhân & cách trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ thường có liên quan đến nhiễm trùng, bệnh chàm và một số bệnh lý liên quan khác. Hầu hết các triệu chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không rõ ràng, do đó cha mẹ cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp.

lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ
Bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ có thể liên quan đến tình trạng dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc một số bệnh liên quan khác

Nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm và hệ thống miễn dịch đang phát triển. Do đó, da của trẻ rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng và nhiễm trùng.

Một số bệnh lý và nguyên nhân có thể gây nổi mẩn đỏ, mề đay ở trẻ thường bao gồm:

1. Bệnh chàm – Eczema

Bệnh chàm – Eczema là thuật ngữ để chỉ một nhóm các tình trạng khiến da trở nên thô ráp, khó chịu, ngứa ngáy và viêm. Bệnh chàm thường phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể phát triển ở độ tuổi đi học và dậy thì.

Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, hầu hết các trường hợp bệnh chàm gây ảnh hưởng đến má, cằm, trán và da đầu. Trong độ tuổi từ 6 – 12 tháng, bệnh có thể phát triển ở các bộ phận khác như khuỷu tay và đầu gối.

Bệnh chàm ở trẻ em
Bệnh chàm ở trẻ em thường gây ảnh hưởng đến vùng da ở má hoặc cằm

Hiện tại, các bác sĩ vấn chưa biết nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh chàm. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng di truyền và môi trường sống là nguyên nhân chính gây bệnh chàm. Ngoài ra, một số yếu tố kích ứng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Thời tiết nóng, gây đổ nhiều mồ hôi
  • Da khô
  • Tiếp xúc với các chất kích thích như xà phòng, khói thuốc lá, bụi, phấn hoa, lông, da thú cưng, một số loại vải như len,…

2. Viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh lý gây nổi mẩn đỏ, mề đay ở những vùng da có tuyến dầu hoạt động mạnh. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các dấu hiệu bệnh thường phổ biến ở mặt, cổ, xung quanh mắt, mũi và ở da dầu. Viêm da tiết bã nhờn trên da đầu thường được gọi là bệnh cứt trâu.

Viêm da dầu ở trẻ em
Viêm da dầu ở trẻ em thường phổ biến ở đầu, trán, má hoặc cổ ngực

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường có các dấu hiệu nhận biết như:

  • Đỏ và viêm da
  • Da nhờn
  • Có vảy trắng hoặc vàng ở khu vực bệnh

3. Mụn trứng cá

Mụn trứng cá thường phát triển trong khoảng 2 – 6 tuần sau khi sinh. Bên cạnh đó, mụn trứng các có thể xuất hiện khi vừa chào đời.

Các nốt mẩn thường có màu đỏ hoặc trắng phân bố ở má, mũi, trán, cổ, ngực và phần lưng trên của bé.

Hiện tại các bác sĩ không biết nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng mụn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên tình trạng này không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị mụn trứng cá gây gây nổi nhiều mẩn đỏ trên da

4. Bệnh hạt kê

Có khoảng hơn 40.000 trẻ sơ sinh khỏe mạnh bị nổi nhiều hạt li ti màu trắng, đỏ nhạt hoặc vàng với kích thước khoảng 1 – 3 mm. Bệnh thường phổ biến ở mặt, đặc biệt là xung quanh mắt và mũi. Các nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện với số lượng lớn, bao phủ hết gương mặt của bé và lan xuống cổ, ngực và sau gáy.

Nguyên nhân gây ra bệnh hạt kê là tình trạng các lỗ chân lông bị đóng lại. Tuy nhiên, tình trạng này không nguy hiểm và có thể tự cải thiện sau vài tuần khi các lỗ chân lông mở ra.

trẻ em bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ
Bệnh hạt kê gây nhiều mẩn đỏ hoặc trắng ở mặt, cánh mũi, cổ hoặc ngực của bé

5. Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn là một bệnh viêm da do virus gây ra (thường là Parvovirus B19). Tình trạng này thường ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi đi học, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, kể cả người trưởng thành.

Dấu hiệu phổ biến của bệnh là khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt, đặc biệt là hai bên má. Mẩn đỏ ở má thường không đau và thường tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, sau đó mẩn đỏ có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận khác như ngực, cánh tay và chân. Tình trạng này thường kéo dài trong 7 – 10 ngày, tuy nhiên có thể tái phát thường xuyên.

bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ là bệnh gì
Ban đỏ nhiễm khuẩn khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ

Đôi khi, ban đỏ nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Sốt cao hơn 38 độ
  • Đau đầu
  • Sổ mũi
  • Đau họng

6. Nổi mề đay do nhiệt độ cao

Mề đay do nhiệt là một dạng mề đay vật lý thường xuất hiện khi mồ hôi bị kẹt bên dưới lỗ chân lông. Tình trạng này thường được được gây ra bởi thời tiết nóng hoặc khi da bé quá ẩm.

Mề đay do nhiệt độ cao thường gây nổi mụn nước nhỏ, đỏ, bên trong có chứa chất dịch. Tình trạng này thường xuất hiện ở má, cổ, vai, ngực, nách, các nếp gấp khuỷu tay khu vực tã lót.

Thông thường tình trạng mề đay do thời tiết nóng thường tự biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu bé bị sốt, hãy đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ do nhiệt độ cao
Nhiệt độ cao có thể gây nổi mề đay mẩn đỏ ở mặt và cổ bé

7. Bệnh chốc lở

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da dễ lây lan và phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 2 – 5 tuổi. Bệnh dược gây ra bởi các loại vi khuẩn như Streptococcus Pyogenes hoặc Staphylococcus Aureus lây nhiễm vào biểu bì da.

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh chốc lở là bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt, đặc biệt là ở xung quanh cánh mũi và môi. Sau đó những vết loét này sẽ phát triển thành mụn nước, rỉ ra và hình thành lớp vải màu vàng bao quanh mụn nước, có thể gây đau và ngứa.

Trong một số trường hợp bệnh chốc lở có thể gây khó chịu và có thể gây sưng các tuyến ở cổ. Ngoài ra, một số bé có thể bị sốt.

nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ
Chốc lở gây nổi mẩn đỏ ở xung quanh miệng, mũi và có thể lan đến cổ

Biện pháp khắc phục khi bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ

Xác định nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để điều trị tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ. Do đó, đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng một số cách hỗ trợ điều trị như:

– Bệnh chàm:

Hiện tại các bác sĩ không biết nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh chàm ở trẻ em. Do đó, điều trị thường bao gồm việc cho trẻ tránh các tác nhân gây dị ứng tiềm ẩn và ngăn ngừa bùng phát bệnh chàm.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị như:

  • Kem dưỡng ẩm da không kê đơn
  • Kem hoặc thuốc mỡ thoa ngoài da như kem Steroid
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Quang trị liệu

– Viêm da tiết bã:

Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ em thường vô hại và tự biến mất trong khoảng từ 6 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng khiến bé khó chịu, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

  • Kem chống nấm hoặc dầu gội đầu không kê đơn
  • Thuốc thoa theo toa để tăng tốc độ chữa lành tổn thương
  • Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc Steroid để giảm viêm

– Bệnh hạt kê:

Bệnh hạt kê không nguy hiểm và có thể tự cải thiện trong vài tuần. Việc điều trị là không cần thiết bởi vì bệnh không gây đau đớn, ngứa ngáy cũng như khó chịu. Tránh sử dụng các loại kem dưỡng và thuốc mỡ trên da bé. Việc này có thể làm tắc lỗ chân lông và gây ra nhiều hạt kê hơn trên da.

bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ
Việc điều trị tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh

– Mụn trứng cá:

Mụn trứng cá thường có xu hướng tự khỏi trong vòng 6 – 12 tháng. Để tăng tốc độ chữa lành, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể:

  • Vệ sinh da bé bằng nước ấm
  • Tránh ma sát làm tổn thương khu vực bị mụn
  • Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gây nhờn

Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị ngăn ngừa sẹo, vết thâm và ngăn ngừa mụn tái phát. Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà không nhận được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.

– Ban đỏ nhiễm khuẩn:

Các triệu chứng của bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn thường không nghiêm trọng, nhiễm trùng thường tự khỏi mà không cần điều trị. Bên cạnh đó, các loại thuốc như Ibuprofen hoặc Acetaminophen có thể được chỉ định để giảm bớt khó chịu. Tuy nhiên, trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, không được sử dụng Aspirin cho trẻ em. Điều này có thể dẫn đến một số rối loạn phát triển và tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý khác.

Biện pháp phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ của bé

Mặc dù tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ rất phổ biến và khó phòng ngừa. Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa phát ban, bao gồm:

  • Giữ da bé luôn sạch và khô thoáng
  • Sử dụng sữa tắm, dung dịch vệ sinh dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tránh sử dụng sản phẩm của người lớn cho trẻ
  • Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ
  • Không để bất cứ ai có triệu chứng bệnh hoặc có bệnh về da ôm hoặc hôn bé
  • Sử dụng bột giặt, dung dịch vệ sinh quần áo phù hợp cho da trẻ, tránh các sản phẩm có thể gây kích ứng da

Tình trạng nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ bé thường vô hại và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lo lắng hoặc các dấu hiệu bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng, hay đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Trẻ bị nổi mề đay - Nguyên nhân và cách điều tri

Trẻ bị nổi mề đay – Nguyên nhân, cách chăm sóc & điều trị

Nổi mề đay ở trẻ em thường là do dị ứng, triệu chứng gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu nhưng cũng nhanh chóng biến mất sau 24 giờ....

Nóng trong người nổi mề đay và cách khắc phục

Nóng trong người gây nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Vì bắt nguồn từ vấn đề bên trong cơ thể nên mề đay...

Nổi mề đay vào ban đêm – Nguyên nhân và cách chữa trị

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng phổ biến và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin...

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Gan yếu nổi mề đay là tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên có biện pháp điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn