Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Chữa nổi mề đay bằng lá khế – Mẹo dân gian hiệu nghiệm

Mề đay mãn tính vô căn là gì? Làm sao điều trị?

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở Tay – Chân: Nguyên nhân và cách trị

Bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt – Nguyên nhân & cách trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Mề đay mãn tính là tình trạng các triệu chứng xuất hiện trong hơn 6 tuần và thường xuyên tái phát trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Thông thường, mề đay mãn tính rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Do đó, người bệnh cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa để tránh dẫn đến các biến chứng và rủi ro có liên quan.

cách trị nổi mề đay mãn tính tại nhà
Mề đay mãn tính là tình trạng các triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần hoặc thường xuyên tái phát

Bệnh mề đay mãn tính là gì?

Bệnh mề đay là tình trạng gây nên các mảng da đỏ, ngứa thường có liên quan đến các phản ứng dị ứng. Các mảng mề đay thường khác nhau về kích thước và có xu hướng tự cải thiện mà không cần điều trị.

Đây là một bệnh tổn thương ngoài da phổ biến, chiếm khoảng 20% dân số. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp bệnh có thể tự cải thiện trong 6 tuần mà không cần điều trị. Bệnh mề đay (mày đay) được coi là mãn tính khi tình trạng nổi mẩn ngứa kéo dài hơn 6 tuần và có xu hướng tái phát thường xuyên. Tỷ lệ mề đay mãn tính thường chỉ chiếm khoảng 5% các trường hợp.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng mề đay mãn tính đôi khi có thể gây tổn thương bề mặt da nghiêm trọng. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hư hỏng cấu trúc da, gây sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bên cạnh đó, mề đay thường có xu hướng nghiêm trọng hơn về đêm. Điều này gây mất ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc hàng ngày của người bệnh.

Do đó, người bệnh mề đay mãn tính cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hợp lý. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Triệu chứng nhận biết mề đay mãn tính

Thông thường các dấu hiệu nhận biết mề đay mãn tính cũng tương tự như tình trạng mề đay cấp tính. Tuy nhiên, dấu hiệu bệnh mạn tính thường có diễn biến chậm, ít khi lây lan sang vùng da khác và các cơn ngứa cũng không quá nghiêm trọng.

triệu chứng mề đay mãn tính
Mề đay mãn tính có triệu chứng tương tự mề đay cấp tính

Cụ thể các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết mề đay mãn tính như sau:

  • Các mảng da tổn thương, phát ban có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể.
  • Các mảng da tổn thương có kích thước khác nhau, có thể thay đổi hình dạng và có xu hướng cải thiện theo thời gian.
  • Ngứa da nhẹ hoặc ngứa âm ỉ. Mặc dù không phổ biến những đôi khi các cơn ngứa có thể bùng phát nghiêm trọng.
  • Sưng đau, phù mạch ở môi, mí mắt và cổ họng.
  • Các dấu hiệu thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng khi nhiệt độ tăng cao, luyện tập thể dục hoặc khi người bệnh căng thẳng.
  • Các triệu chứng có xu hướng kéo dài hơn 6 tuần và tái phát thường xuyên trong nhiều tháng hoặc nhiều năm mà không thể dự đoán trước được.
  • Xuất hiện các triệu chứng toàn thân nghiêm trọng hơn như sốt, rối loạn tiêu hóa, chảy nước mũi, đau mắt,…

Nguyên nhân gây mề đay mãn tính

Mặc dù các nguyên nhân gây bệnh mề đay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có khoảng 30% các trường hợp mề đay mãn tính có liên quan đến các nguyên nhân cụ thể hoặc tác động của yếu tố môi trường.

chữa mề đay mãn tính tại nhà
Sử dụng một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mề đay mãn tính

Các tác nhân cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay mãn tính bao gồm:

  • Dị ứng thực phẩm, các loại hạt, động vật có vỏ, phụ gia thực phẩm, trứng, dâu tây và các sản phẩm lúa mì
  • Các bệnh nhiễm trùng khác bao gồm cảm lạnh, cúm, viêm gan B
  • Nhiễm trùng vi khuẩn bao gồm viêm họng liên cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm các loại ký sinh đường ruột
  • Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm như thuốc ức chế Aspirin và men chuyển để điều trị huyết áp cao
  • Ảnh hưởng của một số bệnh mãn như Lupus ban đỏ hoặc bệnh về tuyến giáp
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • Dị ứng lông thú cưng, mạt bụi, phấn hoa, nhựa cao su, vết cắn côn trùng
  • Tiếp xúc với một số loại thực vật như cây tầm ma, cây thường xuân độc hoặc cây sồi độc
  • Một số loại hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp

Trong hầu hết các trường hợp người bệnh thường không thể tìm thấy nguyên nhân chính xác gây ra mề đay mãn tính.

Biến chứng của bệnh mề đay mãn tính

Mề đay mãn tính thường không gây nguy hiểm hoặc các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt ngày ngày và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.

nguyên nhân gây mề đay mãn tính
Mề đay mãn tính có thể gây sưng môi, phù mạch ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh

Bên cạnh đó, đôi khi mề đay mãn tính có thể biến chứng trở nên nguy hiểm. Một số biến chứng phổ biến như:

  • Chàm hóa da: Mề đay chàm hóa là tình trạng nổi mề đay khiến da trở nên dày, thô ráp và có dấu hiệu nứt nẻ. Chàm hóa gây đau đớn, mất thẩm mỹ, làm tăng nguy cơ bội nhiễm và để lại sẹo.
  • Nhiễm trùng da: Tình trạng ngứa ngáy kéo dài khiến người bệnh có xu hướng chà xát và gãi mạnh, điều này làm tăng nguy cơ trầy xước, tổn thương da, gây nhiễm trùng thậm chí là hoại tử da.
  • Phù mạch: Phù mạch có thể phát triển ở người bệnh mề đay mãn tính. Tình trạng phù mạch thường phổ biến ở mắt, môi, miệng, lưỡi, cổ họng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trong một số trường hợp, phù mạch có thể xuất hiện ở thực quản và gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, hạ huyết áp, tiêu chảy,….
  • Suy nhược cơ thể: Mề đay kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
  • Tăng nguy cơ phát triển các bệnh ngoài da khác: Mề đay mãn tính có thể kích thích hệ thống miễn dịch và làm tăng sản sinh các kháng thể IgE. Nồng độ IgE cao làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý khác như chàm, vẩy nến, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, hen suyễn,….

Cách chữa bệnh mề đay mãn tính hiệu quả

Mề đay mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm do khả năng tái phát tương đối cao và nguyên nhân gây bệnh thường không được xác định rõ ràng. Trong hầu hết các trường hợp bác sĩ có thể khuyên người bệnh cải thiện các triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng bệnh đúng cách.

1. Điều trị bệnh mề đay mãn tính tại nhà

Tránh các yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát mề đay là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa bệnh. Vì vậy, người bệnh cần cố gắng xác định nguyên nhân gây kích ứng và tránh xa chúng.

cách chữa bệnh mề đay mãn tính
Hạn chế tiêu thụ rượu có thể góp phần ngăn ngừa tái phát mề đay

Một số tác nhân có thể gây mề đay mãn tính cần tránh bao gồm:

  • Cắt giảm lượng rượu tiêu thụ hoặc ngừng uống rượu.
  • Tránh sử dụng một số loại thuốc thường xuyên. Trao đổi với bác sĩ nếu cần sử dụng thuốc điều trị các tình trạng sức khỏe khác.
  • Tránh căng thẳng, stress. Nếu có thể, hãy tham gia một số lớp yoga, thiền định để thư giãn.
  • Không sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh có thể gây kích ứng da.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có thể kích thích sản xuất Histamine như một số loại cá, cà chua, thịt chế biến, sô cô la và dâu tây.

Ngoài ra, tham khảo một số mẹo tránh kích ứng da và hạn chế tình trạng mề đay tái phát bao gồm:

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, nhẹ và làm bằng các chất liệu tự nhiên như cotton hoặc lụa.
  • Hạn chế gây ra các tổn thương, trầy xước trên bề mặt da.
  • Sử dụng xà phòng phù hợp hoặc trao đổi với người có chuyên môn về loại xà phòng dành cho da nhạy cảm.
  • Tắm nước ấm thay vì nước nóng để tránh gây kích ứng da.
  • Tránh các tác nhân có thể gây mề đay và các phản ứng dị ứng đã biết.

2. Sử dụng thuốc cải thiện mề đay mãn tính

Mề đay mãn tính có thể gây khó chịu lâu dài và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng không mong muốn. Việc sử dụng thuốc điều trị cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh các rủi ro và tác dụng phụ.

Hiện tại, không có thuốc điều trị dứt điểm bệnh mề đay mãn tính. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng một số cải thiện triệu chứng và làm giảm nguy cơ tái phát. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

– Thuốc kháng Histamine:

Các loại thuốc kháng Histamine sử dụng hàng ngày có thể ngăn ngừa việc giải phóng Histamine gây ngứa. Ngoài ra, các loại thuốc này cũng ít khi gây ra tác dụng phụ.

Các loại thuốc kháng Histamine không kê đơn phổ biến bao gồm:

  • Cetirizine
  • Desloratadine
  • Loratadine
  • Fexofenadine

Nếu các loại thuốc không kê đơn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kê các loại thuốc mạnh hơn bao gồm:

  • Hydroxyzine Pamoate
  • Doxepin

Một số loại thuốc kháng Histamine có thể gây buồn ngủ. Do đó, cần trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, nếu người bệnh đang mang thai, đang cho con bú hoặc cần dùng các loại thuốc khác nên thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng Histamine.

– Các loại kem, thuốc mỡ bôi ngoài da:

Một số loại kem bôi, thuốc mỡ thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng mề đay một cách nhanh chóng. Tuy nhiên các loại thuốc này thường chỉ có tác dụng tạm thời và tại chỗ. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bôi cũng gây nên một số bất tiện nhất định.

Các loại thuốc phổ biến như:

  • Calamine Lotion
  • Eumovate
  • Phenergan
mề đay mãn tính
Trong các trường hợp mãn tính, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để cải thiện các triệu chứng

– Thuốc chống viêm – Corticosteroid:

Thuốc Corticosteroid đường uống có thể hỗ trợ làm giảm sưng, ngứa và đỏ da. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường được kê trong thời gian ngắn cho tình trạng mề đay nghiêm trọng để tránh các phản ứng phụ.

Ngoài ra, người bệnh mề đay có hiện tượng phù mạch cần thận trọng trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro khi dùng Corticosteroid. Dùng Corticosteroid trong thời gian dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.

– Thuốc kháng Leukotrien:

Bên cạnh thuốc kháng Histamine, thuốc kháng Leukotrien cũng thường được chỉ định để cải thiện các trường hợp mề đay mãn tính.

Tuy nhiên, thuốc thường chỉ được kê cho người bệnh không đáp ứng với thuốc kháng Histamine.

– Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch:

Các loại thuốc ức chế miễn dịch thường chỉ định chỉ định điều trị tình trạng mề đay mãn tính vô căn hoặc có liên quan đến các bệnh mãn tính khác, như Lupus ban đỏ.

Việc sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch cần hết sức thận trọng. Bởi vì nhóm thuốc này thường có tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Gengraf
  • Neoral
  • Prograf
  • Protopic
  • Astagraft XL
  • Methotrexate

– Thuốc chống trầm cảm:

Đôi khi các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể được sử dụng để cải thiện các triệu chứng mề đay mãn tính để làm giảm ngứa. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây chóng mặt và buồn ngủ.

– Thuốc Omalizumab:

Đây là loại thuốc mang lại hiệu quả tương đối cao khi điều trị mề đay mãn tính. Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm và thường được tiêm mỗi tháng một lần.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Trong một số trường hợp người bệnh có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, động vật có vỏ, đậu phộng và một loại hạt. Ngoài ra, một số loại các, trái cây và rau xanh cũng có thể chứa một lượng lớn Histamine và gây ra mề đay mãn tính.

bệnh mề đay mãn tính
Người bệnh mê đay mãn tính nên tránh một số loại thức ăn dễ gây dị ứng và phát ban

Do đó, nếu có tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc nghi ngờ mề đay do dị ứng thực phẩm, người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm để cải thiện tình trạng này.

3. Thuốc Đông Y xử lý mề đay mãn tính triệt để, an toàn

Theo Đông Y, mề đay mãn tính thường xuyên tái phát, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của người bệnh là do các nguyên nhân chính sau:

  • Người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên, tác nhân gây dị ứng
  • Do “uất tích độc tố tại bì phu”, cơ thể suy nhược, khí huyết kém lưu thông, can phế hoạt động kém.

Muốn loại bỏ hoàn toàn mề đay, người bệnh cần xử lý triệt để các nguyên nhân gây bệnh từ trong ra ngoài, tăng cường hệ thống miễn dịch, cân bằng âm dương trong cơ thể, nâng cao khả năng phòng chống bệnh.

Trong khi các biện pháp tại nhà hoặc uống thuốc Tây Y chỉ làm giảm nhẹ triệu chứng bên ngoài tạm thời thì thuốc Đông Y lại có thể xử lý mề đay tận gốc, dự phòng tái phát. Trong đó, Tiêu ban hoàn bì thang của Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 là một trong những phương thuốc hiệu quả nhất hiện nay.

Quân dân 102 ứng dụng Tiêu ban hoàn bì thang kết hợp YHHĐ đẩy lùi mề đay mãn tính KHÔNG TÁI PHÁT

Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 vốn là địa chỉ khám, chữa mề đay uy tín trong suốt 10 năm qua. Đây là đơn vị tiên phọng trong ứng dụng phương pháp Đông Y có biện chứng – Kết hợp giữa việc sử dụng bài thuốc Nam Tiêu ban hoàn bì thang với các kỹ thuật chẩn đoán trong y học hiện đại, mang tới nhiều ưu điểm vượt trội:

Điều trị chuyên sâu, tận gốc bệnh bằng thảo dược tự nhiên

Liệu trình chữa mề đay mãn tính tại Quân dân 102 sử dụng bài thuốc Nam Tiêu ban hoàn bì thang giúp điều trị bệnh từ gốc tới ngọn. Đây là kết quả của công trình khoa học nghiên cứu 100 bài thuốc cổ phương và các tài liệu y học cổ truyền của các bác sĩ Quân dân 102.

Sau quá trình phân tích, thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng, đội ngũ nghiên cứu đã lựa chọn nên 27 vị dược liệu quý không chứa độc tính, sở hữu dược chất phong phú làm thành phần thuốc.

Tiêu ban hoàn bì thang là bài thuốc đặc trị mề đay hiệu quả, tận gốc
Tiêu ban hoàn bì thang là bài thuốc đặc trị mề đay hiệu quả, tận gốc

Những thảo dược trên được kết hợp cùng nhau theo nguyên lý BỔ CHÍNH – KHU TÀ trong Đông Y. Nhờ đó, bài thuốc không chỉ giúp đẩy lùi TÀ KHÍ, thanh lọc cơ thể, làm giảm triệu chứng mà còn tập trung bồi dưỡng CHÍNH KHÍ, tăng cường sức đề kháng, phục hồi chức năng tạng phủ, xây dựng hệ thống phòng ngự vững chắc cho cơ thể. Với nguyên lý này, Tiêu ban hoàn bì thang vừa đẩy lùi mề đay tận gốc vừa dự phòng bệnh hiệu quả, ngăn ngừa tái phát.

Liệu trình dùng thuốc Tiêu ban hoàn bì thang trong điều trị mề đay mãn tính sẽ được tối ưu thành 2 giai đoạn, tương ứng với mục tiêu: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG – ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN, NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG.

2 giai đoạn trong phác đồ điều trị mề đay tại Quân dân 102
2 giai đoạn trong phác đồ điều trị mề đay tại Quân dân 102

Tùy vào cơ địa và tình trạng mề đay của mỗi người bệnh, các bác sĩ có thể điều chỉnh thời gian, gia giảm vị thuốc sao cho phù hợp nhằm mang tới hiệu quả tối ưu, đảm bảo an toàn cho người dùng thuốc. Thông thường, 1 liệu trình chữa mề đay mãn tính tận gốc sẽ kéo dài từ 2 – 3 tháng.

Đảm bảo an toàn với dược liệu chuẩn sạch, được kiểm nghiệm kỹ càng

Tiêu ban hoàn bì thang sử dụng 100% nam dược tự nhiên trong bào chế thuốc. Toàn bộ đều được trồng, hái, sơ chế, bảo quản theo CÔNG NGHỆ CAO, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO nên được lưu giữ tối đa dược tính, không lẫn tạp chất, an toàn cho người sử dụng.

Quân dân 102 sử dụng 100% dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP - WHO
Quân dân 102 sử dụng 100% dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO

Các vị thuốc cũng đã trải qua quá trình kiểm nghiệm độc tính cấp diễn bán trường diễn nghiêm ngặt tại Học viện Quân Y. Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng , đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai, sau sinh,…

Tính CHÍNH XÁC cao nhờ quy trình thăm khám kết hợp Đông – Tây Y

Với mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả điều trị, Quân dân 102 đã ứng dụng đồng thời 2 hình thức khám bệnh bằng Đông, Tây Y. Sau khi được các bác sĩ khám sức khỏe tổng quát, bắt mạch, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, soi da, tình trạng của người bệnh sẽ được nắm bắt chính xác nhất.

Kết hợp Đông - Tây Y trong thăm khám mang lại tính chính xác, hiệu quả tuyệt đối
Kết hợp Đông – Tây Y trong thăm khám mang lại tính chính xác, hiệu quả tuyệt đối

Dựa vào đó, liệu trình dùng Tiêu ban hoàn bì thang chữa mề đay mãn tính sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với thể trạng, cơ địa mỗi người, giúp thuốc phát huy tác dụng tuyệt đối.

Thực tế điều trị cho thấy: Có tới hơn 90% bệnh nhân đã hết hẳn nổi mề đay chỉ sau 2 – 3 tháng dùng Tiêu ban hoàn bì thang. Đặc biệt, 100% người dùng không gặp bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng. Đây là kết quả khả quan, khẳng định hiệu quả đẩy lùi mề đay tại Quân dân 102.

Hơn 90% người bệnh đã thoát khỏi mề đay thành công nhờ Tiêu ban hoàn bì thang
Hơn 90% người bệnh đã thoát khỏi mề đay thành công nhờ Tiêu ban hoàn bì thang

Để được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn cụ thể hơn về liệu trình điều trị mề đay mãn tính Quân dân 102, liên hệ ngay:

XEM THÊM: Chữa nổi mề đay mãn tính tại Tổ hợp y tế cổ truyền Quân dân 102 có khỏi hẳn không?

Mề đay mãn tính là tình trạng gây khó chịu và tương đối khó điều trị. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng những người bệnh cần có biện pháp điều trị phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phòng ngừa các rủi ro không mong muốn. Nếu tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu sốc phản vệ, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Trẻ bị nổi mề đay - Nguyên nhân và cách điều tri

Trẻ bị nổi mề đay – Nguyên nhân, cách chăm sóc & điều trị

Nổi mề đay ở trẻ em thường là do dị ứng, triệu chứng gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu nhưng cũng nhanh chóng biến mất sau 24 giờ....

Nóng trong người nổi mề đay và cách khắc phục

Nóng trong người gây nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Vì bắt nguồn từ vấn đề bên trong cơ thể nên mề đay...

Nổi mề đay vào ban đêm – Nguyên nhân và cách chữa trị

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng phổ biến và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin...

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Gan yếu nổi mề đay là tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên có biện pháp điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn