Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Nóng trong người nổi mề đay và cách khắc phục

Nóng trong người gây nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Vì bắt nguồn từ vấn đề bên trong cơ thể nên mề đay có xu hướng tiến triển dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát. Do đó để khắc phục tình trạng này hoàn toàn, cần phải kết hợp biện pháp điều trị cùng với điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt.

nóng trong người nổi mề đay
Nổi mề đay mẩn ngứa có thể bùng phát do nóng trong người (nóng gan)

Vì sao nóng trong người gây nổi mề đay?

Nóng trong người hay còn gọi là chứng nóng gan – rối loạn chức năng gan tạm thời. Gan là cơ quan giữ nhiều chức năng quan trọng đối với sức khỏe. Trong đó có vai trò chính là chuyển hóa dinh dưỡng, dự trữ năng lượng và thanh thải độc tố. Nóng trong người là tình trạng gan suy yếu khiến độc tố không thể thanh lọc hoàn toàn, dần dần tích tụ trong cơ thể mà sinh ra nhiệt (chứng nóng trong).

Độc tố tích tụ kích thích phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Lúc này, các tế bào miễn dịch có xu hướng sản sinh kháng nguyên (IgE) để đối kháng với độc tố. Tuy nhiên, nồng độ IgE trong máu tăng cao đến một mức độ nhất định có thể hoạt hóa các yếu tố tiền viêm, gây viêm và dẫn đến phóng thích chất trung gian dị ứng – histamine vào da. Histamine gây giãn, tăng tính thấm mao mạch của trung bì và kết quả là làm xuất hiện các triệu chứng của mề đay mẩn ngứa.

nóng trong người nổi mề đay
Gan nóng dẫn đến giảm chức năng thải độc và khiến độc tố tích tụ trong cơ thể

Vì xảy ra do các yếu tố bên trong cơ thể nên mề đay do nóng trong người thường khởi phát chậm, âm ỉ và kéo dài hơn so với mề đay cấp do các yếu tố ngoại sinh (thời tiết, côn trùng, mủ thực vật, hóa chất,…). Nếu không có biện pháp xử lý, tình trạng này có thể kéo dài dai dẳng và phát triển sang giai đoạn mãn tính (kéo dài hơn 6 tuần).

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay do nóng trong người

Nổi mề đay do nóng trong người là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành – đặc biệt là người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Tình trạng này gây ra các triệu chứng khá dễ nhận biết.

nóng trong người nổi mề đay
Mề đay do nóng trong người thường có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so với các loại mề đay thông thường

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh mề đay bằng YHCT, lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã chỉ ra các dấu hiệu nổi mề đay do nóng trong người:

  • Da xuất hiện các mảng hoặc đốm đỏ, có ranh giới khá rõ ràng so với các vùng da xung quanh
  • Bề mặt ban da xuất hiện các sẩn ngứa dạng đốm hoặc mảng, nổi cộm và sờ vào cứng chắc. Khi dùng tay ấn mạnh vào, sẩn cục thường chuyển thành màu trắng
  • Các đốm sẩn có thể liên kết lại tạo thành mảng mề đay lớn gây ngứa ngáy dữ dội
  • Tổn thương da do mề đay thường gây ngứa, đôi khi đi kèm với hiện tượng châm chích và nóng rát nhẹ. Mức độ ngứa và đỏ rát có thể tăng lên nếu chà xát, gãi cào mạnh hoặc khi nhiệt độ nóng, cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi
  • Triệu chứng có thể xuất hiện ở cổ, tay, chân, vùng lưng, bụng hoặc cũng có thể lan tỏa toàn thân. Tuy nhiên, đặc điểm của mề đay do nóng trong người là thường bùng phát trên diện rộng, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn so với mề đay thông thường
  • Nóng trong người gây nổi mề đay có thể bùng phát âm ỉ hoặc đột ngột nhưng thường kéo dài khoảng vài ngày đến vài tháng. Ít khi thuyên giảm sau vài phút như mề đay do các nguyên nhân thường gặp.

Vì khởi phát do chứng nóng trong người (nóng gan) nên mề đay còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Ăn uống kém
  • Đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Đôi khi gây sụt cân
  • Đau tức vùng hạ sườn phải
  • Luôn xuất hiện cảm giác bứt rứt, nóng bức và khó chịu

Nóng gan là tình trạng rối loạn chức năng gan tạm thời do ảnh hưởng của chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Tuy nhiên nếu không khắc phục, chức năng gan có thể bị suy yếu dần theo thời gian và gây ra các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng hơn.

Nóng trong người nổi mề đay do đâu?

Độc tố tích tụ trong cơ thể là yếu tố trực tiếp gây nổi mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra khi chức năng gan bị rối loạn hoặc suy giảm do các thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến chứng nóng trong người gây nổi mề đay:

1. Do chế độ ăn uống thiếu khoa học

Như đã biết, gan là chức năng chuyển hóa dinh dưỡng và dự trữ năng lượng cho cơ thể. Do đó, chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của cơ quan này. Chứng nóng gan có thể xảy ra các thói quen ăn uống thiếu khoa học như:

nóng trong người nổi mề đay
Uống nhiều rượu bia khiến gan nóng và kích thích mề đay bùng phát
  • Ăn uống quá mức khiến gan không chuyển hóa hết protein và các chất dinh dưỡng khác
  • Sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu đạm, chất béo bão hòa và món ăn chứa muối, đường, gia vị cay nóng
  • Dùng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như đậu phộng, mè, sữa bò, hải sản, thịt cừu,…
  • Dùng nhiều đồ uống chứa cồn
  • Uống ít nước, chế độ ăn nghèo chất xơ, khoáng chất và vitamin

2. Hút thuốc lá thường xuyên

Hút thuốc lá được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, thói quen này còn có thể gây nóng gan và làm bùng phát các vấn đề về tiêu hóa khác. Cụ thể, chất độc hại có trong khói thuốc kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch ở gan. Kết quả là các tế bào này sản sinh kháng thể tấn công vào mô gan dẫn đến tình trạng nóng gan, xơ gan và ung thư gan.

Ngoài ra, gan còn là cơ quan đào thải nicotine có trong khói thuốc. Do đó nếu hút thuốc lá thường xuyên, áp lực lên cơ quan này sẽ tăng lên đáng kể. Theo thời gian, chức năng đào thải của gan suy giảm khiến nicotine tích tụ trong cơ thể và kích thích mề đay bùng phát.

3. Thức khuya

Gan đào thải độc tố và tái tạo các tế bào hư tổn từ 23:00 – 1:00 sáng hôm sau. Do đó, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ quan này. Nếu thường xuyên thức khuya, gan có thể bị suy giảm chức năng, dẫn đến tình trạng tích tụ độc tố và gây đay bùng phát mề đay.

nóng trong người nổi mề đay
Thức khuya gây suy giảm chức năng gan và dẫn đến mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa,…

Thực tế cũng cho thấy, da mặt có xu hướng sạm đen, thiếu sức sống, dễ nổi mụn,… khi thức khuya. Nguyên nhân là do chức năng thanh thải độc tố của gan suy giảm. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài, gan có thể bị rối loạn chức năng dẫn đến chứng nóng trong người kèm theo nổi mề đay mẩn ngứa.

4. Sử dụng thuốc điều trị

Hầu hết các loại thuốc đều được chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận. Do đó trong thời gian sử dụng thuốc, gan phải hoạt động liên tục để chuyển hóa và đào thải độc tố. Tình trạng này khiến hoạt động đào thải chất độc từ thực phẩm, không khí bị gián đoạn. Kết quả là khiến độc tố tích tụ trong cơ thể và gây nổi mề đay mẩn ngứa.

nóng trong người nổi mề đay
Nóng trong người gây nổi mề đay có thể xảy ra do ảnh hưởng của thuốc điều trị

Tuy nhiên, đa phần các trường hợp nóng trong người do sử dụng thuốc có thể thuyên giảm sau khi kết thúc liệu trình. Khi chức năng gan được cải thiện, tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa sẽ thuyên giảm đáng kể.

5. Tác động từ môi trường, khí hậu

Có thể thấy, chứng nóng gan (nóng trong người) chỉ xảy ra vào thời tiết nắng nóng, nồm ẩm, rất hiếm khi xuất hiện khi thời tiết lạnh và khô hanh. Bởi nhiệt độ cao có thể gây ra cảm giác nóng bức, khó chịu và làm giảm hoạt động của các cơ quan trong cơ thể – trong đó có gan.

Ngoài ra nếu sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi mịn, kim loại nặng và chất dị ứng, gan phải hoạt động liên tục để thanh thải độc tố ra khỏi cơ thể. Điều này khiến chức năng gan suy giảm và kết quả là gây nổi mề đay, mẩn ngứa.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, chứng nóng gan nổi mề đay còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như căng thẳng, lo âu quá mức, nhiễm virus gây viêm gan B, viêm gan C, ảnh hưởng của chứng xơ gan, suy gan,… Nếu nghi ngờ mắc các bệnh lý về gan, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị y tế trong thời gian sớm nhất.

Cách khắc phục nổi mề đay do nóng trong người

Nóng trong người (nóng gan) là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nổi mề đay. Vì xảy ra do độc tố tích tụ nên tình trạng này thường có xu hướng dai dẳng và kéo dài hơn so với mề đay thông thường. Để kiểm soát mề đay do nóng trong người, cần kết hợp cả các biện pháp trong và ngoài.

1. ĐẶC TRỊ mề đay TẬN GỐC – KHÔNG TÁI PHÁT với bài thuốc ĐỘC QUYỀN dòng họ Đỗ Minh

Để xử lý tình trạng nóng trong người nổi mề đay triệt để, không tái phát, người bệnh có thể tham khảo giải pháp điều trị bằng bài thuốc nam MỀ ĐAY ĐỖ MINH được ra đời cách đây hơn 150 năm, bám sát theo nguyên lý điều trị của YHCT, mang lại hiệu quả từ GỐC tới NGỌN.

  • Trị DỨT ĐIỂM bệnh theo cơ chế SONG TIÊU ĐỒNG DƯỠNG

Mề đay Đỗ Minh được đánh giá là “chìa khóa vàng” trong đẩy lùi mề đay an toàn, tận gốc. Bài thuốc là thành tựu nghiên cứu của các thế hệ lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường, bắt nguồn từ cố lương y Đỗ Minh Tư (người khai sinh nhà thuốc Đỗ Minh Đường) đã dựa theo công thức cổ của dòng họ Đỗ.

Đến nay, dưới sự tiếp quản của lương y Đỗ Minh Tuấn – truyền nhân thứ 5 dòng họ Đỗ Minh, ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng và chắt lọc được hơn 50 loại dược liệu QUÝ thuần Việt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban và nâng cao sức đề kháng thông qua liệu trình hoàn hảo “3 trong 1”:

ĐỌC NGAY: Bài thuốc gia truyền 150 năm – “thuốc gối đầu giường” của mọi gia đình

Liệu trình “3 trong 1” tạo thế kiềng 3 chân vững chắc

Nhờ vậy, bài thuốc hoạt động theo cơ chế SONG TIÊU ĐỒNG DƯỠNG, một mặt giúp người bệnh xóa bỏ các triệu chứng mẩn ngứa, nóng trong. Mặt khác hỗ trợ cải thiện chức năng tạng phủ, nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Cơ chế điều trị tác động toàn diện
  • Bào chế từ hơn 50 loại thảo dược HỮU CƠ

Dù trải qua hơn 1 thế kỷ, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh vẫn giữ nguyên vẹn được tinh hoa của YHCT, thay vì chạy theo công nghệ “mì ăn liền” cho ra những bài thuốc thế hệ 2, 3 trị nhanh nhưng hiệu quả không lâu dài như nhiều đơn vị thuốc nam hiện nay đang áp dụng. Điển hình là việc, nhà thuốc sử dụng hơn 50 loại thảo dược thuần Việt khác nhau như Bồ công anh, Tơ hồng xanh, Nhân trần,… được ươm trồng chuẩn hữu cơ tại vườn thuốc ở Hưng Yên, Hòa Bình, Gia Lâm (Hà Nội), nói không với việc nhập dược liệu bẩn, không rõ nguồn gốc.

Chiêm ngưỡng vườn dược liệu rộng lớn đạt chuẩn GACP – WHO của Đỗ Minh Đường

Chính nhờ đặc điểm này, bài thuốc cam kết về độ lành tính và an toàn TUYỆT ĐỐI với người bệnh. Vì vậy, mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, đang cho con bú hay người cao tuổi, người có sức đề kháng kém đều có thể an tâm sử dụng thuốc để điều trị bệnh.

Minh chứng là có rất nhiều cha mẹ đã tin tưởng lựa chọn Mề đay Đỗ Minh cho con nhỏ điều trị dứt điểm chứng mề đay do nóng trong người và đạt được kết quả ngoài mong đợi. Trong đó, có thể kể đến trường hợp của bé Quang Minh (10 tuổi, Long Biên) đã chữa khỏi bệnh mề đay chỉ sau 2 tháng dùng thuốc.

Chị Thùy Hương – mẹ bé Minh chia sẻ: “Bé xuất hiện triệu chứng nổi mẩn ngứa từ nhỏ, khi đi khám thì được chẩn đoán do cơ địa nóng trong, đã từng dùng qua nhiều loại thuốc bôi cũng như uống nhưng không có hiệu quả. Nhìn cảnh con nhỏ đêm khóc không ngủ vì ngứa, ngày thì không ăn được mà tôi không khỏi lo lắng, người làm mẹ cũng chỉ biết đừng nhìn bất lực.”

Tuy nhiên, với mong muốn chữa dứt điểm cho con, chị Hương đã không ngừng tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh khác nhau, cuối cùng cơ duyên cũng đến, chị biết đến Mề đay Đỗ Minh và đã đưa con đến thăm khám, được lương y Tuấn kê liệu trình 3 tháng thuốc. Điều bất ngờ là chỉ sau 2 tháng dùng thuốc, tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy của bé Minh đã hoàn toàn chấm dứt.

Chị Thùy Hương chia sẻ về quá trình điều trị bệnh mề đay cho con

Không chỉ chữa khỏi bệnh mà theo như chị Hương chia sẻ, sau khi dùng thuốc, bé nhà chị ăn ngủ tốt hơn, tinh thần sảng khoái và đặc biệt da dẻ hồng hào hơn rất nhiều.

  • Hiệu quả rõ ràng qua từng giai đoạn

Với độ lành tính cao cùng với cơ chế điều trị bệnh có 1 – 0 – 2 thông qua 3 phương thuốc nhỏ, Mề đay Đỗ Minh mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt qua từng giai đoạn. Bạn Nguyễn Nguyệt Hà (Nhân viên văn phòng – Hà Nội) là một trong những bệnh nhân tự kiểm chứng và có những đánh giá rất cao.

Nguyệt Hà bị mề đay mẩn ngứa mãn tính đã lâu, khi đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường, lương y Tuấn trực tiếp bắt mạch và cho biết với tình trạng bệnh này cần phải đào thải độc tố từ bên trong để khỏi bệnh hoàn toàn nên đã kê cho Hà liệu trình 3 tháng thuốc. Sau khi dùng hết thuốc, bệnh của cô gái trẻ cũng được chữa khỏi hoàn toàn được thể hiện qua các giai đoạn cụ thể:

  • Sau 7-10 ngày dùng thuốc: Thấy hiện tượng mẩn đỏ, da vẽ nổi, các mảng mề đay,… nhiều hơn bình thường. Lúc này, Hà có gọi điện cho lương y Tuấn và được giải thích đây là hiện tượng bình thường, hầu hết mọi người dùng thuốc đều gặp phải. Thuốc sẽ tác động sâu vào bên trong giúp đào thải hết độc tố ra bên ngoài, giúp giảm triệu chứng dần dần.
  • Sau 15 ngày: Các triệu chứng mề đay, ngứa khi trời lạnh giảm rõ ràng, đỡ hẳn ngứa ngáy
  • Hết 1 tháng thuốc: Bệnh cải thiện đến 60%, thời tiết đang trở lạnh cũng không còn lo bị tái phát tình trạng mẩn ngứa.

Quý cô công sở chia sẻ bí quyết “khôi phục” làn da sau thời gian dài mắc bệnh mề đay mãn tính

Ngoài trường hợp của bé Quang Minh, bạn Nguyệt Hà nêu trên, Mề đay Đỗ Minh đã ứng dụng điều trị hơn 150 năm qua, giúp hàng trăm nghìn người bệnh thoát khỏi mề đay. Tỷ lệ điều trị thành công, không tái phát lên tới trên 90%, nhờ vậy bài thuốc nhận được nhiều đánh giá tích cực:

XEM THÊM: Lắng nghe phản hồi của người bệnh sau điều trị mề đay bằng bài thuốc BÍ TRUYỀN

Hiệu quả bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường không chỉ được người bệnh đánh giá cao mà còn góp phần cho nhà vinh dự nhận được nhiều giải thưởng danh giá, như cúp vàng ““Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo” năm 2017, lọt “Top 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2020”. Đồng thời, đội ngũ lương y của nhà thuốc là cố vấn của nhiều chương trình về sức khỏe trên các kênh VTV2, VTC2,…

Người bệnh đang gặp các triệu chứng khó chịu do nóng trong người nổi mề đay, hãy liên hệ tới Nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường theo thông tin:

2. Uống các loại trà thanh nhiệt

Tình trạng nóng trong người có thể được cải thiện bằng cách sử dụng trà thanh nhiệt, giải độc gan. Các loại trà thảo dược có khả năng tăng cường chức năng gan, làm mát cơ thể, hỗ trợ loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể. Qua đó giảm nhẹ tình trạng mề đay mẩn ngứa và cải thiện các triệu chứng tiêu hóa do chứng nóng gan gây ra.

nóng trong người nổi mề đay
Trà atiso có tác dụng giải độc, làm mát cơ thể và hỗ trợ chức năng gan

Một số loại trà thanh nhiệt tốt cho người bị nổi mề đay do chứng nóng trong:

  • Trà xanh: Từ lâu, trà xanh đã được sử dụng để nấu nước uống hằng ngày giúp thanh nhiệt, tiêu cơm và giải độc. Ngoài ra, y học hiện đại cũng công nhận các chất chống oxy hóa – đặc biệt là catechin trong trà xanh có khả năng chống viêm, thanh thải độc tố và hỗ trợ chức năng gan. Vì vậy để cải thiện tình trạng nóng trong người gây nổi mề đay, bạn nên dùng trà xanh hằng ngày để hỗ trợ giải nhiệt và thanh thải độc tố.
  • Trà nhân trần: Nhân trần là thảo dược có vị cay, đắng, tính hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp và thoái hoàng. Với những đặc tính này, nhân trần thường được dùng để chữa các bệnh về gan. Y học hiện đại cũng nhận thấy, thảo dược này có khả năng tăng tiết mật, hỗ trợ chức năng tiêu hóa và giải độc của gan. Để giảm chứng mề đay do nóng trong, nên dùng 30g nhân trần thái vụn và hãm trong bình kín rồi dùng uống hằng ngày.
  • Trà atiso: Atiso là thảo dược tự nhiên có đặc tính thanh nhiệt, giải độc và làm sạch gan. Thảo dược này còn chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe, ổn định men gan và kích thích tiêu hóa. Vì vậy ngoài trà nhân trần và trà xanh, bạn cũng có thể dùng trà atiso để hỗ trợ giảm chứng mề đay do nóng trong người.
  • Trà chanh mật ong: Nếu không có nhiều thời gian để tìm mua thảo dược, bạn có thể tận dụng chanh và mật ong để chế biến trà thanh nhiệt. Trà chanh mật ong giúp làm mát cơ thể, nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ thanh thải độc tố. Sử dụng loại trà này thường xuyên có thể giảm áp lực lên gan, loại bỏ độc tố và cải thiện tình trạng mề đay rõ rệt.

Nếu thường xuyên bị nóng trong người, bạn nên dùng các loại trà này khi thời tiết nóng bức để phòng ngừa chứng nóng gan và hạn chế mề đay bùng phát. Ngoài ra, các loại trà thanh nhiệt, giải độc còn mang đến nhiều lợi ích đối với làn da và sức khỏe tổng thể.

2. Tắm lá thảo dược

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng một số loại lá cây để nấu nước tắm hằng ngày. Tắm lá thảo dược có thể giảm mức độ viêm và ngứa ngáy do mề đay gây ra. Kết hợp mẹo chữa này cùng với dùng trà thảo dược giúp giảm nhanh mề đay mẩn ngứa chỉ sau một thời gian ngắn.

nóng trong người nổi mề đay
Có thể dùng rau má nấu nước tắm để giảm viêm và ngứa do mề đay

Các loại lá tắm có tác dụng giảm mề đay do nóng trong người:

  • Tắm lá đinh lăng: Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát, tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt và chống dị ứng. Tắm nước lá đinh lăng giúp giảm sẩn đỏ và ngứa ngáy da do mề đay rõ rệt. Do đó, nên dùng thảo dược này nấu nước tắm hằng ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu trên da.
  • Tắm nước lá khế: Tương tự như lá đinh lăng, lá khế cũng có tác dụng chống dị ứng, thanh nhiệt và tiêu viêm. Hơn nữa, lá khế còn là thảo dược có sẵn quanh nhà, hầu như không tốn chi phí khi thực hiện. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá khế tươi nấu nước tắm hằng ngày giúp đẩy lùi các triệu chứng của mề đay mẩn ngứa rõ rệt. Nếu kiên trì áp dụng, mẩn đỏ, phát ban và ngứa ngáy da có thể thuyên giảm chỉ sau 5 – 7 ngày.
  • Tắm nước rau má: Rau má có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra, thảo dược này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng và tái tạo làn da hiệu quả. Tắm nước rau má không chỉ giúp tiêu sẩn đỏ, giảm ngứa mà còn nuôi dưỡng làn da mịn màng và khỏe mạnh.

Cách dùng lá tắm chữa mề đay có thể giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy, hỗ trợ giảm viêm đỏ và tiêu các sẩn/ mảng mề đay do nóng trong người. Tuy nhiên, các mẹo chữa này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời. Do đó, bạn nên kết hợp với sử dụng trà thanh nhiệt, giải độc để kiểm soát tình trạng nóng trong người gây nổi mề đay hoàn toàn.

3. Sử dụng thuốc điều trị

Mề đay do nóng trong người thường gây ngứa ngáy nhiều, đôi khi đi kèm với hiện tượng nóng rát và châm chích. Trong trường hợp cần thiết, nên kết hợp các mẹo tại nhà cùng với sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của dược sĩ.

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị nổi mề đay do nóng trong người:

  • Thuốc chống dị ứng: Chủ yếu là các loại thuốc kháng histamine H1 như Cetirizin, Chlorpheniramin, Loratadin, Fexofenadin,… Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động phóng thích histamine vào da, từ đó giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy, phát ban, nổi sẩn cục,… Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, hoàn toàn không khắc phục được nguyên nhân gây nổi mề đay (chứng nóng gan).
  • TPCN giải độc gan: Trong trường hợp cần thiết, dược sĩ có thể tư vấn về việc sử dụng thêm một số TPCN giải độc gan để cải thiện tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa, ăn uống kém,… Đa phần các sản phẩm này đều có nguồn gốc từ thảo dược và tương đối an toàn khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, TPCN giải độc gan chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy nếu cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn các loại thuốc điều trị phù hợp.

Phòng ngừa nóng trong người gây nổi mề đay

Nổi mề đay do nóng trong người có thể tái phát nếu duy trì các thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Hơn nữa, tình trạng nóng gan kéo dài còn làm tăng nguy cơ các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan,… Vì vậy sau khi điều trị, nên thực hiện một số biện pháp để phòng ngừa tái phát.

nóng trong người nổi mề đay
Ăn uống khoa học là biện pháp phòng ngừa nóng trong người nổi mề đay hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa nổi mề đay do nóng trong người:

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây áp lực lên gan như món ăn chứa nhiều chất béo, gia vị, thực phẩm gây dị ứng và chứa hàm lượng đạm cao.
  • Chú ý ăn uống vừa phải, ăn đủ bữa và đúng giờ. Hạn chế ăn uống quá mức khiến gan và các cơ quan tiêu hóa không thể chuyển hóa hết protein có trong thực phẩm.
  • Kiêng dùng rượu bia và các loại thức uống chứa cồn. Bên cạnh đó, nên tránh dùng nước ngọt có gas, cà phê và các thức uống đóng gói sẵn.
  • Khi thời tiết nóng bức, nên giữ vệ sinh cơ thể, mặc trang phục rộng rãi để tránh tăng thân nhiệt. Ngoài ra, nên điều chỉnh nhiệt độ phòng để giữ mát cơ thể, hạn chế cảm giác nóng bức và giảm nguy cơ tái phát mề đay mẩn ngứa.
  • Có thể sử dụng các loại thực phẩm và thảo dược có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan để phòng ngừa nóng trong người và nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Uống từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày nhằm cung cấp đủ chất lỏng để gan đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Hạn chế căng thẳng, thức khuya, không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với hóa chất.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, trồng thêm nhiều cây xanh và sử dụng máy lọc không khí để giảm độc tố và loại bỏ chất dị ứng trong môi trường sống.

Nóng trong người gây nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến. Khác với mề đay thông thường, mề đay do nguyên nhân này có thể kéo dài trong nhiều ngày đến nhiều tuần, gây ngứa ngáy và khó chịu. Vì vậy, nên tích cực điều trị và chăm sóc để kiểm soát tình trạng này hoàn toàn. Nếu chủ quan, mề đay có thể tiến triển dai dẳng và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Nổi mề đay vào ban đêm – Nguyên nhân và cách chữa trị

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng phổ biến và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin...

Da bị nổi sần và ngứa là hiện tượng gì? Cách khắc phục

Da bị nổi sần và ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể là dấu hiệu của các...

Khám – chữa mề đay ở đâu, bệnh viện nào uy tín 2020?

Khám mề đay mẩn ngứa ở đâu tốt là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Bởi lựa chọn bệnh viện uy tín có thể giúp quá trình thăm...

Trẻ bị nổi mề đay - Nguyên nhân và cách điều tri

Trẻ bị nổi mề đay – Nguyên nhân, cách chăm sóc & điều trị

Nổi mề đay ở trẻ em thường là do dị ứng, triệu chứng gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu nhưng cũng nhanh chóng biến mất sau 24 giờ....

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Cách trị nổi mề đay tại nhà thường được người bệnh áp dụng nhờ vào tính đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên người...

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Gan yếu nổi mề đay là tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên có biện pháp điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn