Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc
Gan yếu nổi mề đay là tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên có biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân gan yếu nổi mề đay
Nổi mề đay và ngứa da là một trong những triệu chứng của bệnh gan hoặc suy giảm chức năng gan. Mẩn ngứa có thể ảnh hưởng đến tay, chân hoặc anh đến toàn thân.
Mặc dù mối liên hệ của gan và bệnh mề đay không rõ ràng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng cho biết, một số yếu tố có thể gây nổi mề đay khi gan yếu thường bao gồm:
- Muối mật: Muối mật là muối Kali hoặc Natri của acid mật liên kết. Loại muối này có nguồn gốc từ cholesterol với Taurin hoặc Glycin. Nếu gan yếu hoặc có bệnh về gan, người bệnh có thể tích tụ một lượng muối mật cao dưới da và gây nổi mề đay mẩn ngứa.
- Tích tụ độc tố trong thể: Nhiễm vị chính của gan là bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể. Do đó, khi suy giảm chức năng gan có thể gây tích tụ độc tố trong cơ thể hoặc bài tiết qua da và dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa.
- Tăng sản xuất Histamine: Một số người bệnh gan có thể tăng tiết Histamine và gây nổi mề đay cũng như ngứa da. Bên cạnh đó, trong trường hợp bệnh gan thuốc kháng Histamine thường không có tác dụng điều trị.
- Tăng Phosphatase kiềm huyết thanh (ALP): Ở những người bệnh gan, nồng độ Phosphatase kiềm huyết thanh trong huyết thanh có thể tăng cao. Điều này dẫn đến ngứa da và nổi mề đay.
- Nhiễm virus: Nhiễm virus, đặc biệt là virus viêm gan C cấp tính có thể thể gây nổi mề đay mẩn đỏ và ngứa da khi cơ thể cố gắng loại bỏ virus.
Dấu hiệu nhận biết gan yếu nổi mề đay
Không phải tất cả các biểu hiện ngứa, nổi mề đay đều liên quan đến tình trạng gan yếu. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh có thể nhận biết tình trạng gan yếu nổi mề đay thông quan một số dấu hiệu phổ biến bao gồm:
- Gây ngứa nhẹ một cách đột ngột như kiến bò khắp cơ thể và xuất hiện các mảng da đỏ với các nốt mẩn nhỏ li ti. Tình trạng ngứa da có thể lan rộng ra khắp các bộ phận của cơ thể gây khó chịu và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ nếu xuất hiện vào ban đêm.
- Nổi mề đay mẩn ngứa thành mảng màu đỏ hoặc hồng nhạt. Tình trạng này thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết nóng hoặc khi người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ cao. Tương tự, tình trạng này có thể tự cải thiện khi nhiệt độ cơ thể ổn định trở lại.
- Nổi mẩn đỏ như muỗi đốt không ngứa cũng có thể là một dấu hiệu nóng gan. Các mảng mề đay này thường nổi lên khá dày, khi sờ vào thấy rắn chắc và có thể tự thiện sau vài giờ.
Biện pháp khắc phục tình trạng gan yếu nổi mề đay
Gan nóng nổi mề đay thường không thể tự cải thiện cho đến khi các vấn đề về gan được điều trị dứt điểm. Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán để tìm hiểu bệnh lý cụ thể và tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và hạn chế khó chịu do mề đay mẩn ngứa mang lại. Các biện pháp phổ biến thường bao gồm:
1. Tránh gây kích ứng da
Điều quan trọng là người bệnh cần tránh gãi ngứa và làm trầy xước da, điều này có thể khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn. Cắt ngắn móng tay hoặc mang bao tay là cách tốt nhất để hạn chế tổn thương và nhiễm trùng da khi vô tình chạm vào khu vực nổi mề đay.
Một số biện pháp khác có thể hỗ trợ ngăn ngừa kích ứng da và giảm ngứa bao gồm:
- Sử dụng nước ấm hoặc nước mát để tắm thay vì nước nóng.
- Hạn chế tiếp xúc với khí hậu nóng hoặc môi trường không khí nóng. Ngoài ra, có biện pháp che chắn, bảo vệ da khi cần làm việc dưới ánh nắng mặt trời.
- Chọn loại xà phòng dịu nhẹ, không có mùi thơm hoặc các chất gây kích ứng da khác.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp, nhẹ nhàng, không có mùi hương để dưỡng ẩm, chống khô và kích ứng da.
- Chườm lạnh tại khu vực nổi mề đay để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ và hạn chế ngứa da.
- Tránh các yếu tố vật lý có thể gây kích ứng da như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi,…
- Mặc quần áo thích hợp, rộng rãi, thoáng khí và làm từ chất liệu không gây kích ứng như cotton.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí, đặc biệt là vào mùa đông khi trời lạnh khô.
2. Sử dụng thuốc không kê đơn
Trong các trường hợp gan yếu nổi mề đay nhẹ hoặc mề đay lưu trú ở một vài bộ phận trên cơ thể, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc điều trị mề đay như:
- Kem chống ngứa, hạn chế mề đay mẩn ngứa với 1% tinh dầu bạc hà.
- Kem bôi Corticosteroid
- Thuốc ức chế Calcineurin không kê đơn.
- Thuốc kháng Histamine dạng bôi
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc nhân viên y tế. Không sử dụng thuốc quá liều để tránh các rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.
3. Sử dụng theo toa
Trong các trường hợp nghiêm trọng bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc điều trị theo toa như:
- Cholestyramine (Prevalite): Thuốc này có tác dụng loại bỏ các loại muối mật dưới da và hạn chế tình trạng mề đay mẩn ngứa.
- Rifampicin (Rifadin): Đây là loại thuốc có thể ức chế axit mật được sử dụng hàng ngày và cần được theo dõi thường xuyên để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng. Thuốc có thể điều hòa hoạt động của gan mật nhưng cũng làm tăng nguy cơ viêm gan hoặc suy thận, do đó không được tự ý sử dụng thuốc.
- Naltrexone (Vivitrol): Thuốc được chỉ định sử dụng hàng ngày để cải thiện tình trạng gan yếu nổi mề đay. Người bệnh cần được theo dõi thường xuyên để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Sertraline (Zoloft): Loại thuốc này thường được sử dụng để chống trầm cảm nhưng cũng thường được sử dụng để chống ngứa và nổi mề đay. Các loại thuốc chống trầm cảm khác, chẳng hạn như Fluoxetine (Prozac), cũng có thể được sử dụng để điều trị mề đay mẩn ngứa mãn tính.
4. Quang trị liệu
Quang trị liệu là liệu pháp trị liệu sử dụng các loại ánh sáng cụ thể để thúc đẩy điều trị và hỗ trợ hồi phục các chức năng của da. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể làm tăng nguy cơ lão hóa và ung thư da.
Biện pháp phòng ngừa gan yếu nổi mề đay
Bên cạnh các biện pháp điều trị mề đay mẩn ngứa, người bệnh cần tham khảo một số biện pháp điều trị gan nóng để hạn chế các triệu chứng. Có rất nhiều cách thanh nhiệt, mát gan hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo như:
- Thay đổi chế độ ăn uống: Tăng cường tiêu thụ chất xơ, vitamin, khoáng chất và hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn cay nóng.
- Uống đủ lượng nước cần thiết: Một người trưởng thành có thể cần 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Đối với người nóng gan, uống nhiều nước, nước ép các loại rau củ, thảo dược có thể thanh lọc và hỗ trợ giải độc gan. Một số loại rau và thảo dược như rau má, khổ qua, sâm đất,… có thể dùng để nấu nước, dùng uống thanh lọc gan.
- Bổ sung trái cây chứa Acid hữu cơ: Các loại quả như cam, quýt, bưởi, dưa gang, dưa hấu,… thường chứa nhiều acid hữu cơ, có tác dụng làm mát cơ thể, mát gan và cải thiện tình trạng nóng gan nổi mề đay.
- Ngăn ngừa các tác nhân gây hại gan: Không uống rượu bia, hút thuốc lá, hạn chế thức khuya,… để cải thiện chức năng và bảo vệ sức khỏe gan.
- Xây dựng lối sống khoa học: Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện hệ thống miễn dịch.
- Không nên lạm dụng các loại thuốc: Thường xuyên sử dụng thuốc không kê đơn có thể gây áp lực lên gan và gây nóng gan nổi mề đay. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi sử dụng một số loại thuốc.
- Khám sức khỏe định kỳ: Điều này có thể hỗ trợ chẩn đoán, phát hiện và có biện pháp điều trị các bệnh lý về gan phù hợp. Ngoài ra, khám sức khỏe cũng giúp người bệnh kiểm soát được tình hình sức khỏe và tránh các bệnh lý nguy hiểm khác.
Nổi mề đay đôi khi có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng bao gồm viêm gan C hoặc suy gan. Cách tốt nhất để điều trị tình trạng gan nóng nổi mề đay là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm các tình trạng gan. Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!