Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Mề đay mãn tính vô căn là gì? Làm sao điều trị?

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở Tay – Chân: Nguyên nhân và cách trị

Bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt – Nguyên nhân & cách trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Nổi mề đay có lây không, làm sao phòng ngừa?

Nổi mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm nên người bệnh không thể lây bệnh cho người khỏe mạnh. Mề đay là biểu hiện của dị ứng thức ăn, mỹ phẩm, phấn hoa hoặc dị ứng với thời tiết.

Nổi mề đay không phải là căn bệnh lây lan.
Nổi mề đay không phải là căn bệnh lây lan.

Nổi mề đay có lây lan không?

Mề đay (hay còn được gọi là mày đay) là một triệu chứng của dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, thuốc men hoặc mỹ phẩm. Khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân lạ, không tương thích với cơ địa, các kháng thể sẽ được tạo ra để chống lại những tác nhân lạ đó. Trong quá trình sản sinh các kháng thể để bảo vệ cơ thể, chất histamin cũng được sản sinh ra. Histamin sẽ dịch chuyển trong các mao mạch dưới da, gây sẩn phù, ngứa ngáy, khó chịu.

Nổi mề đay là một triệu chứng ai cũng có thể mắc phải khi bị dị ứng. Trẻ em, người cao tuổi, người khỏe mạnh vẫn có thể bị nổi mề đay nếu cơ địa không tương thích với các tác nhân bên ngoài. Thông thường, những sẩn phù mề đay sẽ xuất hiện trong vòng mười phút, sau đó cũng sẽ biến mất. Người bệnh thường có thói quen cọ gãi khi bị ngứa mề đay. Tuy nhiên, gãi ngứa chỉ khiến cho tình trạng ngứa ngáy và sẩn phù trở nên nặng thêm vì lượng histamin được kích thích sản sinh nhiều hơn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay là do cơ thể bị dị ứng với một số tác nhân bên ngoài.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay là do cơ thể bị dị ứng với một số tác nhân bên ngoài.

Nổi mề đay không lây lan. Đây chỉ là tình trạng dị ứng, tự hình thành từ bên trong cơ thể người bệnh. Bệnh nổi mề đay không tạo ra virus, do đó, người bệnh không thể lây bệnh cho người khỏe mạnh.

Thông thường, chứng nổi mề đay có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày, khi các tác nhân dị ứng đã được đào thải khỏi cơ thể hoặc các kháng thể đã tiêu diệt được các khách thể gây dị ứng. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị mề đay trong một quãng thời gian dài, tình trạng ngứa ngáy gây khó chịu, cản trở sinh hoạt, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị.

Một số phương pháp điều trị chứng nổi mề đay

1. Uống thuốc Tây

Nổi mề đay là biểu hiện của dị ứng do histamin tăng lên đột ngột. Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc chống dị ứng, kháng histamin để tình trạng mề đay thuyên giảm.

Hiện nay, trên thị trường có hai dòng thuốc chống dị ứng. Đó là loại thuốc kháng histamin thế hệ cũ và loại thuốc kháng histamin thế hệ mới. Đối với dòng thuốc thế hệ cũ, thuốc thường gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, táo bón, bí tiểu, khô miệng,…

Thuốc dị ứng thế hệ mới khắc phục được những tác dụng phụ của dòng thuốc đời đầu. Một số loại thuốc giảm dị ứng mề đay được dùng phổ biến ngày nay là: thuốc Fexofenadine, thuốc Loratadine, thuốc Cetirizin,…

Trong trường hợp người bệnh bị nổi mề đay do nhiễm giun sán, người bệnh sẽ được điều trị bằng cách uống thuốc tẩy giun sán và kết hợp uống thêm thuốc giảm dị ứng ngứa mề đay.

Người bệnh nổi mày đay cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc quá liều.

Có thể điều trị bệnh mề đay bằng cách dùng một số loại thuốc uống kháng histamin, chống dị ứng.
Có thể điều trị bệnh mề đay bằng cách dùng một số loại thuốc uống kháng histamin, chống dị ứng.

2. Điều trị tại chỗ

Người bệnh nổi mề đay có thể điều trị cải thiện chứng mề đay bằng cách dùng một số loại thuốc bôi ngoài da. Ưu điểm của phương pháp điều trị này đó là giúp cải thiện ngay tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Có thể điều trị nổi mề đay bằng cách kết hợp phương pháp uống thuốc chống dị ứng và bôi thuốc giảm ngứa.

Một số loại thuốc bôi giảm dị ứng mề đay, giảm ngứa ngáy ngoài da là: thuốc Phenergan, thuốc Eumovate,…

Khi bị nổi mề đay, bạn cũng có thể điều trị bằng cách dùng thuốc bôi ngoài da.
Khi bị nổi mề đay, bạn cũng có thể điều trị bằng cách dùng thuốc bôi ngoài da.

3. Dùng các bài thuốc Đông y

Thuốc Đông y hay còn gọi là thuốc y học cổ truyền là các bài thuốc được bào chế từ dược liệu tự nhiên.

Theo Đông y, bệnh mề đay hình thành là do cơ thể bị nhiễm độc. Tuy nhiên, người xưa chia ra hai dạng bệnh mề đay như sau: mề đay thể phong nhiệt và mề đay thể phong hàn. Chứng mề đay thể phong nhiệt hình thành do tiêu thụ thức ăn có yếu tố không phù hợp với cơ thể. Chứng mề đay thể phong hàn hình thành do cơ thể bị nhiễm lạnh.

Nguyên tắc điều trị bệnh mề đay của Đông y đó là tiêu độc, trừ tà, an thần, lợi tiểu.

Một số bài thuốc trị mề đay thể phong nhiệt là:

  • Bài thuốc thứ nhất: Kết hợp sắc các loại dược liệu sau để uống: 12g phòng phong, 16g cỏ mực, 16g nam hoàng bá, 12g chi tử, 20g kim ngân hoa, 16g kinh giới, 16g cam thảo đất, 12g huyền sâm, 12g đương quy.
  • Bài thuốc thứ hai: Sắc các loại dược liệu sau để uống: 16g thổ linh, 16g bồ công anh, 12g hoàng cầm, 16g cỏ mực, 16g rau má, 16g kinh giới, 16g thương nhĩ, 16g hạ khô thảo, 16g cát căn, 12g liên kiều, 12g ngân hoa.
Các bài thuốc Đông y giúp tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu cũng là một sự lựa chọn trong việc điều trị bệnh mề đay.
Các bài thuốc Đông y giúp tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu cũng là một sự lựa chọn trong việc điều trị bệnh mề đay.

Một số bài thuốc trị mề đay thể phong hàn là:

  • Bài thuốc thứ nhất: Sắc uống 12g cam thảo, 12g trần bì, 8g quế, 10g bạch chỉ, 12g xuyên khung, 16g thương nhĩ, 12g thục địa, 12g đương quy, 10g tế tân, 12g độc hoạt, 12g cát cánh, 16g xương bồ.
  • Bài thuốc thứ hai: Sắc uống 16g hạ khô thảo, 20g rau má, 16g bồ công anh, 12g sài hồ, 16g ngải diệp, 12g ngân hoa, 10g kiện, 8g quế, 16g tang ký sinh, 16g cam thảo đất.

Lưu ý, các bài thuốc Đông y trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần phải được bác sĩ Y học cổ truyền khám, chẩn đoán bệnh và hướng dẫn cách dùng thuốc.

4. Chăm sóc tại nhà

Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà cũng giúp người bị nổi mề đay mau chóng cải thiện tình trạng bệnh như:

  • Tắm gội sạch sẽ, thay quần áo sạch mỗi ngày. Người bệnh nên tắm bằng nước ấm và thận trọng khi dùng xà phòng, sữa tắm. Hãy chọn dùng loại xà phòng tắm an toàn, không gây kích ứng da;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày để thận bài trừ độc tố ra khỏi cơ thể;
  • Mặc trang phục có chất liệu vải thông thoáng, hút ẩm. Tránh mặc quần áo quá chật, bí hơi;
  • Ăn các loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng ngứa mề đay như: rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc,…;
  • Người bệnh cần tránh ăn thức ăn dễ gây tăng histamin trong cơ thể như: thịt bò, hải sản, thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn cay nóng,…;
  • Tránh tiếp xúc với môi trường nắng, gió, lạnh, nhiều khói bụi;
  • Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh thức khuya, tránh lo âu, stress.
Người bị nổi mề đay nên tắm gội hàng ngày bằng nước ấm để bệnh được cải thiện nhanh chóng.
Người bị nổi mề đay nên tắm gội hàng ngày bằng nước ấm để bệnh được cải thiện nhanh chóng.

Phòng ngừa nổi mề đay bằng cách nào?

Nổi mề đay không phải là căn bệnh lây lan. Do đó, chúng ta không cần phòng tránh lây nhiễm bệnh mề đay. Bệnh mề đay là bệnh tự phát do cơ thể bị dị ứng với thức ăn, phấn hoa, mỹ phẩm hoặc thời tiết. Chúng ta có thể phòng tránh bệnh nổi mề đay bằng các cách sau:

  • Ăn uống hợp vệ sinh, tránh ăn các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn;
  • Tắm gội hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, bụi bặm trên cơ thể sau một ngày học tập, làm việc, vui chơi;
  • Tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, côn trùng, môi trường lạnh;
  • Uống nước đầy đủ và có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng;
  • Thường xuyên rèn luyện thể chất để cơ thể luôn khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.

Tóm lại, bệnh nổi mề đay không lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Mề đay là tình trạng cơ thể bị nổi sẩn ngứa trên da do bị dị ứng với thời tiết, phấn hoa, mỹ phẩm, thức ăn, nọc độc côn trùng,… Người bệnh cần tránh xa các tác nhân gây mề đay, chăm sóc sức khỏe đúng cách đề phòng ngừa chứng mề đay.

Tham khảo thêm các liên kết ngoài hữu ích:

Cùng chuyên mục

Trẻ bị nổi mề đay - Nguyên nhân và cách điều tri

Trẻ bị nổi mề đay – Nguyên nhân, cách chăm sóc & điều trị

Nổi mề đay ở trẻ em thường là do dị ứng, triệu chứng gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu nhưng cũng nhanh chóng biến mất sau 24 giờ....

Nóng trong người nổi mề đay và cách khắc phục

Nóng trong người gây nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Vì bắt nguồn từ vấn đề bên trong cơ thể nên mề đay...

Nổi mề đay vào ban đêm – Nguyên nhân và cách chữa trị

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng phổ biến và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin...

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Gan yếu nổi mề đay là tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên có biện pháp điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn