Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Chữa nổi mề đay bằng lá khế – Mẹo dân gian hiệu nghiệm

Mề đay mãn tính vô căn là gì? Làm sao điều trị?

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở Tay – Chân: Nguyên nhân và cách trị

Bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt – Nguyên nhân & cách trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Nổi mề đay vào ban đêm – Nguyên nhân và cách chữa trị

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng phổ biến và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin về tình trạng này để có cách khắc phục phù hợp.

bị nổi mề đay vào ban đêm
Nổi mề đay vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh

Nguyên nhân gây nổi mề đay về đêm

Hiện tại các bác sĩ vẫn không biết nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng nổi mề đay hoặc mề đay về đêm. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp mề đay xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Điều này khiến cơ thể giải phóng Histamine và các hóa chất khác dưới da, dẫn đến các triệu chứng mề đay.

Một số nghiên cứu cho biết nổi mề đay vào ban đêm thường có liên quan đến cơ chế tự nhiên của cơ thể. Theo nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, các chức năng của da như điều chỉnh nhiệt độ, cân bằng các chất lỏng và hàng rào bảo vệ thường thay đổi vào ban đêm. Điều này bao gồm, việc thay đổi nhiệt độ dưới da dẫn đến tăng lưu lượng máu, làm ấm dưới da và có thể dẫn đến các triệu chứng ngứa và nổi mề đay.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay về đêm bao gồm:

  • Di truyền
  • Người có cơ địa nhạy cảm hoặc có sức đề kháng kém
  • Dị ứng thực phẩm
  • Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc ngủ, Penicilline hoặc Sulfamides
  • Có vấn đề về gan như nóng gan, hoặc các vấn đề thận gây ảnh hưởng đến việc bài tiết các chất thải
  • Quần áo ngủ không phù hợp
  • Thay đổi thời tiết bất ngờ
  • Có các vấn đề nhiễm trùng như viêm xoang, viêm đường hô hấp,…
  • Mắc các bệnh về da khác như bệnh chàm, viêm da cơ địa hoặc vẩy nến

Các loại mề đay thường xuất hiện về đêm

Tình trạng nổi mề đay về đêm thường bao gồm:

  • Mề đay cấp tính: Đây là loại mề đay về đêm phổ biến nhất và thường gây ngứa ngáy khó chịu ở cổ, mặt, các ngón tay, ngón chân thậm chí là bộ phận sinh dục.
  • Mề đay mãn tính: Mề đay mãn tính là tình trạng mề đay kéo dài hơn 6 tuần. Tình trạng này thường được cho là có liên quan đến hệ thống miễn dịch, nhiễm virus hoặc một số bệnh rối loạn tự miễn.
  • Phù mạch: Đây là tình trạng xuất hiện ở các trường hợp mề đay  nghiêm trọng. Phù mạch gây tổn thương, nổi mẩn đỏ ngứa ở những vùng sâu hơn dưới da.
nổi mề đay về ban đêm
Bị nổi mề đay vào buổi tối có thể là cấp tính hoặc mãn tính

Triệu chứng nổi mề đay về đêm

Các triệu chứng mề đay về đêm thường xuất hiện và có xu hướng tự cải thiện trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, khả năng tái phát ngay trong đêm thường rất cao, nếu tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Một số dấu hiệu nhận biết phổ biến bao gồm:

  • Ngứa da nghiêm trọng: Ngứa là dấu hiệu đặc trưng của bệnh mề đay, đặc biệt là tình trạng mề đay về đêm. Cơn ngứa có xu hướng bùng phát mạnh mẽ, nhanh chóng, đặc biệt là khi người bệnh cào, gãi hoặc làm tổn thương bề mặt da.
  • Nổi mẩn đỏ, phù mạch: Mề đay dẫn đến những vùng da sần đỏ, phù nề, đôi khi có thể đau đớn. Các dấu hiệu này có thể lan rộng ra toàn thân nếu có sự tác động, kích thích.

Các dấu hiệu nhận biết khác thường bao gồm tụt huyết áp, đau bụng, rối loạn nhịp tim, vã mồ hôi,…

Biện pháp cải thiện tình trạng nổi mề đay về đêm

Trong hầu hết các trường hợp mề đay về đêm không nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến người bệnh khó chịu. Do đó, việc điều trị thường được nhằm cải thiện các triệu chứng và hạn chế tình trạng này tái phát. Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Biện pháp khắc phục tại nhà

Trong các trường hợp không nghiêm trọng, tình trạng mề đay về đêm có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

nổi mề đay ngứa ban đêm
Tắm nước ấm có thể cải thiện tình trạng nổi mề đay ngứa vào ban đêm
  • Dưỡng ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm không chứa cồn như CeraVe, Cetaphil, Vanicream hoặc Eucerin lên da vào ban đêm có thể cải thiện các triệu chứng mề đay. Người bệnh nên thoa kem trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Chườm mát lên da để cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu do mề đay mang lại.
  • Tắm nước ấm để cải thiện các triệu chứng. Người bệnh cho thể cho thêm bột yến mạch hoặc baking soda vào nước tắm để cải thiện tình trạng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ. Điều này có thể tăng thêm độ ẩm không khí, hạn chế khô da và ngăn ngừa tình trạng mề đay tái phát.
  • Uống trà gừng mật ong có thể cải thiện tình trạng viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa. Bên cạnh đó gừng có tính kháng khuẩn, chống viêm có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa các dấu hiệu mề đay.
  • Mặc quần áo phù hợp, rộng rãi, thoải mái. Tránh các loại quần áo bó sát gây kích thích da và ngứa.
  • Bổ sung vitamin D, C và các loại vitamin khác vào buổi tối có thể hạn chế tình trạng nổi mề đay về đêm.

Các biện pháp điều trị tình trạng nổi mề đay về đêm thường chỉ hiệu quả đối với các trường hợp nhẹ. Đôi khi, người bệnh có thể cần trao đổi với bác sĩ về các biện pháp y tế để cải thiện tình trạng nổi mề đay về đêm.

2. Thuốc điều trị nổi mề đay về đêm

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bị nổi mề đay về đêm có thể cần trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc điều trị. Một số loại thuốc có thể cải thiện các triệu chứng và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

nổi mề đay vào ban đêm
Trong một số trường hợp người bệnh có thể cần sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng nổi mề đay ban đêm

Các loại thuốc điều trị mề đay về đêm phổ biến bao gồm:

  • Các thuốc kháng Histamine như Chlorpheniramine, Diphenhydramine, Hydroxyzine, Promethazine có thể hỗ trợ giảm ngứa và khiến người dùng có cảm giác buồn ngủ. Các loại thuốc kháng Histamine mới hơn như Fexofenadine hoặc Cetirizine có thể cải thiện các triệu chứng mề đay về đêm. Tuy nhiên thuốc không gây buồn ngủ.
  • Kem hoặc thuốc mỡ Steroid có tác dụng giảm ngứa.
  • Thuốc chống trầm cảm như Mirtazapine và Doxepin có tác dụng chống ngứa, an thần, hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Việc sử dụng thuốc điều trị tình trạng mề đay về đêm cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Tự ý sử dụng thuốc có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và dẫn đến một số tác dụng phụ khác.

Những việc cần tránh khi bị nổi mề đay về đêm

Người bị nổi mề đay vào ban đêm cần lưu ý tránh một số việc như:

  • Mặc đồ ngủ phù hợp làm từ sợi mềm hoặc từ các chất liệu tự nhiên như lụa hoặc cotton.
  • Giữ nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ, khoảng 20 – 22 độ C. Quá nóng có thể làm tăng triệu chứng ngứa.
  • Tránh sử dụng Caffeine và rượu trước khi đi ngủ. Các hoạt chất này có thể mở rộng các mạch máu, làm tăng lượng máu lưu thông và khiến các triệu chứng mề đay trở nên nghiêm trọng.
  • Không sử dụng mỹ phẩm, kem dưỡng da, xà phòng thơm hoặc các sản phẩm có thể gây kích ứng da khác.
  • Không được cào, gãi hoặc làm trầy xước da. Cắt ngắn móng tay để hạn chế trường hợp vô tình trạng xước da.

Nổi mề đay vào ban đêm có thể gây khó chịu nhưng thường không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên nếu các triệu chứng bệnh kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Da bị nổi sần và ngứa là hiện tượng gì? Cách khắc phục

Da bị nổi sần và ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể là dấu hiệu của các...

Khám – chữa mề đay ở đâu, bệnh viện nào uy tín 2020?

Khám mề đay mẩn ngứa ở đâu tốt là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Bởi lựa chọn bệnh viện uy tín có thể giúp quá trình thăm...

Mề đay Đỗ Minh – Bài thuốc gia truyền gần 3 thế kỷ, bí quyết trị mề đay khi mang thai, sau sinh của phụ nữ Việt

Theo một thống kê của Bộ Y tế, cứ 10 phụ nữ sau sinh thì có 1 người bị nổi mề đay. Tuy chưa hẳn là con số đáng báo...

Nóng trong người nổi mề đay và cách khắc phục

Nóng trong người gây nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Vì bắt nguồn từ vấn đề bên trong cơ thể nên mề đay...

Trẻ bị nổi mề đay - Nguyên nhân và cách điều tri

Trẻ bị nổi mề đay – Nguyên nhân, cách chăm sóc & điều trị

Nổi mề đay ở trẻ em thường là do dị ứng, triệu chứng gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu nhưng cũng nhanh chóng biến mất sau 24 giờ....

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Cách trị nổi mề đay tại nhà thường được người bệnh áp dụng nhờ vào tính đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn