Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Nổi mề đay có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Nổi mề đay cấp tính là tình trạng các triệu chứng mề đay xuất hiện và được cải thiện dưới 6 tuần. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp bệnh sẽ tự cải thiện trong vài giờ hoặc vài ngày mà không cần điều trị y tế.

nổi mề đay cấp
Mề đay cấp là tình trạng các triệu chứng xuất hiện và được cải thiện dưới 6 tuần

Mề đay cấp tính là gì?

Mề đay cấp tính là một dạng rối loạn da liễu đặc trưng bởi các tổn thương bề mặt da được cải thiện dưới 6 tuần. Tình trạng này thường xuất hiện một cách đột ngột và có thể xuất hiện tại một số vùng da nhất định hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mề đay cấp tính có thể đi kèm tình trạng phù mạch (khoảng 10%). Phù mạch là tình trạng sưng sâu hơn bên trong da hoặc sưng ở niêm mạc da khiến da căng phồng và chuyển sang màu đỏ. Phù mạch có thể gây đau hoặc ngứa nhưng thường được cải thiện trong 72 giờ.

Nguyên nhân gây mề đay cấp tính

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây mề đay cấp thường liên quan đến một số loại thực phẩm, thuốc hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra, vết cắn của côn trùng và các bệnh lý cũng có thể gây bệnh mề đay.

mề đay cấp
Dị ứng thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mề đay cấp

Cụ thể, một số nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ mề đay cấp thương bao gồm:

  • Nhiễm virus cấp tính bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm gan do virus, viêm bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
  • Nhiễm vi khuẩn cấp tính như áp xe răng, viêm xoang
  • Dị ứng thực phẩm thường có liên quan đến sữa, trứng, động vật có vỏ, đậu phộng
  • Dị ứng thuốc, thường là thuốc kháng sinh
  • Thay đổi thời tiết đột ngột
  • Căng thẳng, lo lắng, áp lực công việc, stress
  • Rối loạn nội tiết
  • Do vết cắn của một số loại côn trùng, đặc biệt là ong bắp cày
  • Tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như mạt bụi, lông động vật, phấn hoa, khói thuốc lá,…
  • Dị ứng nhựa cao su gây phản ứng mề đay cục bộ tiếp xúc
  • Một số bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh thận mạn tính, Lupus ban đỏ, các bệnh về tuyến giáp hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch

Dấu hiệu nhận biết mề đay cấp tính

Không giống như mề đay mãn tính, các triệu chứng mề đay cấp thường xuất hiện đột ngột và có thể lan rộng ra các bộ phận khác.

mề đay cấp tính
Các triệu chứng mề đay cấp thường xuất hiện một cách đột ngột

Một số dấu hiệu nhận biết phổ biến thường bao gồm:

  • Xuất hiện các nốt mẩn ngứa màu hồng, đỏ nhạt hoặc trắng nhạt trên da. Đôi khi các nốt mẩn ngứa có thể hình thành một mảng da đỏ hoặc hồng nhạt.
  • Mảng ngứa và phát ban da thường có xu hướng lan rộng sau khi gãi hoặc tác động.
  • Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến gây mặt, mí mắt, môi, lưỡi, cổ họng, thậm chí là bộ phận sinh dục.
  • Gây nóng rát, đau và ngứa. Đôi khi người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng toàn thân như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, chảy nước mũi, hắt hơi,…

Mề đay cấp có nguy hiểm không?

Tình trạng mề đay cấp thường chỉ gây tổn thương ở bề mặt da mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu không được điều trị và cải thiện phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng nhất định.

bệnh mề đay cấp
Mặc dù không phổ biến nhưng mề đay cấp tính có thể gây phù mạch ở mắt, môi, lưỡi

Một số rủi ro và biến chứng của tình trạng nổi mề đay cấp tính bao gồm:

  • Tổn thương bề mặt da: Bệnh mề đay gây ngứa ngáy khó chịu, khiến người bệnh tăng xu hướng gãi ngứa. Điều này có thể khiến da bị trầy xước, chảy máu, nổi mụn nước, gây vết thương hở và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Phù mạch: Đôi khi mề đay cấp có thể gây phù mạch ở một số vị trí trên cơ thể. Đây là một biến chứng xảy ra khi các chất lỏng tích tụ sâu dưới bề mặt da gây ra. Tình trạng này thường phổ biến ở mắt, môi, lưỡi, chân, tay, cổ họng hoặc thậm chí là bộ phận sinh dục.
  • Viêm kết mạc dị ứng: Tình trạng mề đay xung quanh mắt có thể làm tăng nguy cơ viêm kết mạc dị ứng. Điều này khiến mặt bị sưng, đỏ, chảy nước mắt, ngứa ngáy và khó chịu.
  • Tăng nguy cơ trầm cảm: Theo một số nghiên cứu thì cứ khoảng 7 người bị mề đay sẽ có một người gặp các vấn đề tâm lý như lo lắng, căng thẳng và trầm cảm. Điều này thường có liên quan đến tình trạng ngứa ngáy khiến người bệnh mất ngủ gây cáu gắt, khó chịu và ảnh hưởng đến một số vấn đề nhận thức.
  • Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là một biến chứng của mề đay cấp. Đây là tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị phù hợp. Các dấu hiệu sốc phản vệ phổ biến thường bao gồm hạ huyết áp, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, khó thở hoặc ngất xỉu. Gọi là cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng sốc phản vệ.

Chỉ có khoảng 5% các trường hợp mề đay cấp dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, mề đay cấp thường lành tính và có thể tự cải thiện mà không cần điều trị y tế. Ngoài ra, cũng có khoảng 5 – 10% các trường hợp mề đay cấp không được cải thiện và phát triển thành mề đay mãn tính.

Do đó, nếu tình trạng mề đay cấp kéo dài hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị nổi mề đay cấp tính

Hầu hết các trường hợp mề đay cấp tính không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện sau vài giờ. Tiy nhiên, trong các trường hợp tổn thương da nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn 24 giờ cần được điều trị bằng cách phương pháp phù hợp.

Các biện pháp điều trị mề đay cấp tính phổ biến thường bao gồm:

1. Các biện pháp khắc phục tại nhà

Các biện pháp điều trị mề đay cấp tính tại nhà thường bao gồm:

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh hoặc chườm mát lên khu vực mề đay có thể làm giúp giảm ngứa và kích ứng. Bọc một viên đá vào vải mỏng và chườm lên vùng da bệnh trong tối đa 10 phút. Có thể thực hiện phương pháp nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.
  • Tắm với xà phòng chống ngứa: Tắm với bột yến mạch hoặc Baking soda có thể làm dịu da, giảm kích ứng và cải thiện các triệu chứng mề đay.
  • Tránh khỏi các chất kích ứng: Các chất kích ứng phổ biến thường bao gồm nước hoa, xà phòng thơm và một số loại kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể cần tránh ánh nắng mặt trời.
  • Uống nhiều nước: Người bệnh có thể uống nhiều nước để dưỡng ẩm và giảm kích ứng. Ngoài ra uống đủ nước cũng góp phần thải độc tố và cải thiện các triệu chứng ngứa, dị ứng da.
  • Sử dụng kem dưỡng da Calamine: Calamine là loại kem dưỡng da thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng ngứa, phát ban do dị ứng gây ra. Kem cũng có thể điều trị phát ban, mề đay và một số bệnh ngoài da khác.

2. Thuốc điều trị mề đay cấp tính

Nếu các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc điều trị. Một số thuốc điều trị mề đay cấp tính phổ biến bao gồm:

nổi mề đay cấp tính
Trong các trường hợp nghiêm trọng mề đay cấp có thể được điều trị bằng thuốc

– Thuốc kháng Histamine đường uống:

Các loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng mề đay một cách nhanh chóng. Thuốc thường có tác dụng trong vòng một giờ và các triệu chứng sẽ được cải thiện trong 24 giờ.

Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:

  • Diphenhydramine
  • Loratadine
  • Cetirizine
  • Fexofenadine

Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng Histamine có thể gây buồn ngủ. Vì vậy nên sử dụng thuốc vào buổi tối hoặc điều chỉnh liều lượng phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

– Thuốc Corticosteroid đường uống:

Các loại thuốc Corticosteroid thường được chỉ định cho trường hợp mề đay nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Sử dụng Corticosteroid trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trao đổi với bác sĩ chuyên môn về tác dụng phụ và rủi ro mà Corticosteroid mang lại. Bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi liều dùng hoặc kê các loại thuốc phù hợp hơn.

– Thuốc kháng sinh đường uống:

Một số loại kháng sinh đường uống có thể được sử dụng để điều trị viêm, sưng, phù mạch có liên quan đến mề đay cấp. Ngoài ra, mề đay do nhiễm vi khuẩn cũng được điều trị bằng kháng sinh.

Không sử dụng kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene:

Bên cạnh thuốc kháng Histamine, thuốc kháng Leukotriene cũng được chỉ định để điều trị mề đay cấp.

Tuy nhiên, thuốc kháng Leukotriene chỉ được sử dụng khi việc điều trị bằng thuốc kháng Histamine và Steroid không mang lại hiệu quả.

Khi sử dụng cần thận trọng các tác dụng phụ như đau đầu, đau dạ dày, sốt nhẹ, ho hoặc rối loạn hô hấp.

– Epinephrine:

Đây là thuốc được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch để ngăn ngừa các phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ và tử vong.

Nổi mề đay cấp tính khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mặc dù ít khi gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mề đay mà người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng tại nhà hoặc nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

mề đay cấp có nguy hiểm không
Nếu các triệu chứng mề đay cấp trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện

Người bệnh mề đay cấp nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên môn ngay nếu:

  • Triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ hoặc lặp lại sau vài ngày
  • Các triệu chứng nghiêm trọng theo thời gian
  • Phát ban gây đau đớn hoặc để lại sẹo thâm trên da
  • Mề đay gây khó ngủ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Co thắt ngực

ĐẶC TRỊ mề đay cấp tính với bài thuốc TIÊU BAN HOÀN BÌ THANG kết hợp Y học hiện đại

Sử dụng thuốc Tây Y chữa mề đay cấp tính là phương pháp có thể loại bỏ triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay nhanh chóng, hiệu quả sau 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, bởi thuốc Tây không điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, mề đay có thể dễ dàng tái phát bất cứ lúc nào.

Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102: “Mề đay là bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch và hoạt động của các cơ quan, tạng phủ trong cơ thể. Khi chức năng của gan, thận không tốt, sức đề kháng kém, phong hàn, phong nhiệt, tà khi sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể, gây uất tích độc tố và phát thành mề đay, mẩn ngứa dai dẳng. Chính vì thế, muốn điều trị bệnh tận gốc, cần xử lý đồng thời cả triệu chứng lẫn căn nguyên gây bệnh bên trong. Có như vậy, sức đề kháng mới được củng cố, bệnh được đẩy lùi hoàn toàn và dự phòng tái phát.”

Thấu hiểu điều đó, bác sĩ Lê Phương cùng đội ngũ cộng sự đã nghiên cứu và ứng dụng thành công giải pháp kết hợp Đông – Tây y đặc trị mề đay KHÔNG KHÁNG SINH, KHÔNG CORTICOID. Phương pháp từng được kênh VTV2 – Chất lượng cuộc sống đưa tin, giới thiệu:

Bài thuốc ĐỘC QUYỀN điều trị mề đay tận gốc, không tái phát

Giải pháp xử lý mề đay tại Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 sử dụng bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang trong điều trị. Đây là thành tựu của công trình khoa học “Nghiên cứu bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị mề đay, mẩn ngứa” do bác sĩ Lê Phương cùng cộng sự thực hiện trong nhiều năm.

Tiêu ban hoàn bì thang là bài thuốc đặc trị mề đay hiệu quả với cơ chế bổ chính, khu tà
Thành phần và cơ chế điều trị của bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang

Qua quá trình phân tích các tài liệu y học cổ truyền và 100 bài thuốc cổ phương, các bác sĩ đã lựa chọn và điều phối 27 vị nam dược quý theo nguyên lý BỔ CHÍNH – KHU TÀ. Nhờ vậy, bài thuốc có khả năng loại bỏ tà khí, giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, đồng thời điều dưỡng tạng phủ (Thận, Can), nâng cao chức năng hệ miễn dịch, qua đó đặc trị bệnh từ gốc, phòng tránh tái phát.

Đặc biệt, liệu trình dùng thuốc Tiêu ban hoàn bì thang sẽ được tối ưu thành Phác đồ đặc trị mề đay Quân dân 102 gồm 2 giai đoạn:

Liệu trình 2 giai đoạn VÀNG điều trị mề đay từ gốc tới ngọn
Liệu trình 2 giai đoạn VÀNG điều trị mề đay từ gốc tới ngọn

Tùy nguyên nhân, mức độ nổi mề đay, mẩn ngứa của người bệnh, các bác sĩ điều chỉnh phác đồ, thành phần thảo dược trong thuốc nhằm phát huy tác dụng tốt nhất của bài thuốc, rút ngắn thời gian điều trị. Với liệu trình được thiết kế riêng biệt cho mỗi người bệnh, hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao tối đa.

Xây dựng liệu trình CHÍNH XÁC nhờ thăm khám bằng Đông – Tây Y kết hợp

Để hỗ trợ các bác sĩ đưa ra phán đoán chính xác về tình trạng mề đay của người bệnh, Quân dân 102 đã kết hợp các hình thức chẩn bệnh trong Đông – Tây Y như bắt mạch, soi da, xét nghiệm máu, nước tiểu,… Điều này giúp nâng cao tính chính xác, hỗ trợ bác sĩ xây dựng liệu trình phù hợp nhất với người bệnh, tối ưu hóa hiệu quả điều trị.

Quy trình khám, chẩn đoán mề đay có sự kết hợp giữa Đông, Tây Y
Quy trình khám, chẩn đoán mề đay có sự kết hợp giữa Đông, Tây Y

Sử dụng 100% nam dược, đạt chuẩn GACP – WHO, an toàn cho người sử dụng

Tiêu ban hoàn bì thang sử dụng 100% nam dược phù hợp với cơ địa người Việt. Đồng thời, các vị thuốc này cũng được trồng và thu hái trực tiếp từ vườn thuốc đạt chuẩn GACP – WHO do chính Quân dân 102 phát triển.
Các dược liệu được trồng theo công nghệ sinh học, bào chế theo công nghệ chống phân hủy enzym nhằm bảo lưu tối đa dược chất, bảo quản bằng đèn chiếu xạ diệt khuẩn,…

Quá trình kiểm nghiệm tại Học viện Quân Y về độc tính cấp diễn bán trường diễn cũng cho thấy bài thuốc đạt chất lượng tốt, an toàn, lành tính với người dùng. Ngay cả những đối tượng có cơ địa nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi,… cũng có thể sử dụng và không gặp tác dụng phụ.

Để được tư vấn cụ thể hơn về bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang cũng như liệu trình điều trị mề đay Quân dân 102, liên hệ chuyên gia ngay hôm nay!

XEM THÊM: [THỰC HƯ] Bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang chữa mề đay có hiệu quả không?

Tình trạng nổi mề đay cấp tính thường dẫn đến các triệu chứng một cách đột ngột nhưng thường tự khỏi sau vài giờ. Đối với các trường hợp nghiêm trọng người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn, hướng dẫn và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Cùng chuyên mục

Trẻ bị nổi mề đay - Nguyên nhân và cách điều tri

Trẻ bị nổi mề đay – Nguyên nhân, cách chăm sóc & điều trị

Nổi mề đay ở trẻ em thường là do dị ứng, triệu chứng gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu nhưng cũng nhanh chóng biến mất sau 24 giờ....

Nóng trong người nổi mề đay và cách khắc phục

Nóng trong người gây nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Vì bắt nguồn từ vấn đề bên trong cơ thể nên mề đay...

Nổi mề đay vào ban đêm – Nguyên nhân và cách chữa trị

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng phổ biến và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin...

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Gan yếu nổi mề đay là tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên có biện pháp điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn