Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Trị mề đay bằng lá hẹ là một trong những phương pháp dân gian được lưu truyền rộng rãi. Tuy nhiên, việc điều trị mề đay bằng nguyên liệu này chỉ phù hợp với một số trường hợp nhất định. Bài viết thông tin về cách trị mề đay bằng lá hẹ hiệu quả và những lưu ý khi khắc phục bệnh lý này tại nhà.

Cách trị mề đay bằng lá hẹ - Hiệu quả nếu dùng đúng
Cách trị mề đay bằng lá hẹ đem đến những cải thiện trên làn da người bệnh

Mề đay là bệnh da liễu mãn tính thường xảy ra do kích ứng từ thức ăn, môi trường, không khí và nhiều dị nguyên khác. Mề đay không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng mỗi đợt phát bệnh đều gây ngứa ngáy khó chịu.

Nếu các dấu hiệu của bệnh chỉ mới chớm bùng phát, người bệnh không cần thiết sử dụng thuốc mà có thể dùng lá hẹ chữa mề đay. Phương thức này được nhiều người bệnh áp dụng và thừa nhận những hiệu quả rõ rệt.

Tác dụng chữa bệnh mề đay của lá hẹ

Theo tạp chí đông y, Việc sử dụng lá hẹ trị mề đay được xem là một trong những cách chữa bệnh đơn gian tại nhà mà ai cũng có thể áp dụng.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh mề đay là những mảng da đỏ, ngứa được định ranh giới rõ ràng. Mề đay được xem là những rối loạn phát sinh từ hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với những dị nguyên gây dị ứng. Người bệnh cũng gặp phải các triệu chứng như ngứa, sưng, mề đay.

Các đợt mề đay mẩn ngứa thường có xu hướng phát triển nhanh chóng và kéo dài. Điều trị mề đay bằng thuốc không mang đến hiệu quả khắc phục vĩnh viễn. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc cũng khiến người bệnh suy giảm hệ miễn dịch và dễ gặp phải những tác dụng phụ hơn.

Thay vì dùng thuốc điều trị mề đay, các phương thuốc điều trị mề đay theo dân gian được khuyến khích nhờ thành phần dược liệu lành tính. Trong đó, lá hẹ cũng có tác dụng chữa khỏi bệnh lý này ở giai đoạn bệnh chưa tiến triển nặng.

Cách trị mề đay bằng lá hẹ - Hiệu quả nếu dùng đúng
Sử dụng lá hẹ có tác dụng thay thế thuốc kháng sinh, kháng viêm thông thường

Lá hẹ không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng được dùng trong các món ăn hằng ngày.  Theo y học cổ truyền, lá hẹ có vị hơi chua, cay nhẹ, tính ấm và hăng. Công dụng trợ thận, bổ dương,  hành khí, tán huyết, ôn trung và giải độc. Vì thế lá hẹ được dùng là thuốc điều trị các chứng ho khan, ho có đờm, mộng du, đau lưng, táo bón…

Trong nghiên cứu Tây y, lá hẹ có thành phần hoạt chất odorin dồi dào. Đây là dưỡng chất giàu vitamin và có thể hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm. Do đó, về cơ bản lá hẹ có thể hỗ trợ khắc phục các bệnh lí về da liễu trong đó có bệnh mề đay. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng lá hẹ để điều trị viêm da cơ địa, dị ứng mẩn ngứa…

Lá hẹ có công dụng lành tính, an toàn nên hầu như không có tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị. Cách trị mề đay bằng lá hẹ có hiệu quả tốt đối với mọi đối tượng, bao gồm phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Những cách trị mề đay bằng lá hẹ hiệu quả

Người bệnh mề đay sử dụng lá hẹ cần lưu ý, nguyên liệu này chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh nhân chưa có biến chứng. Trường hợp vùng da bị mề đay có vết thương hở, bội nhiễm không nên áp dụng cách điều trị này. Những phương thức chữa mề đay bằng lá hẹ bạn nên tham khảo như sau:

  • Cách  1:

Chuẩn bị: 100 gram lá hẹ tươi

Thực hiện:

Người bệnh đem lá hẹ đi rửa sạch, sau đó thái thành đoạn dài khoảng 5-7cm rồi đem cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng 50ml nước. Cho lá hẹ vào chiếc khăn hoặc gạc sạch để lọc lấy nước cốt.

Vệ sinh vùng da bị mề đay bằng nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn mềm. Người bệnh dùng bông y tế hoặc tăm bông để thâm nước lá hẹ xoa đều trên da. Giữ nguyên nước lá hẹ trên da trong khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Mỗi ngày nên bôi nước lá hẹ lên da 1-2 lần, chỉ cần kiên trì trong 1 tuần sẽ giúp triệu chứng của bệnh biến mất nhanh chóng.

Cách trị mề đay bằng lá hẹ
Có nhiều cách trị mề đay bằng lá hẹ, người bệnh có thể uống hoặc đắp lá hẹ trực tiếp
  • Cách 2:

Chuẩn bị: 100 gram lá hẹ tươi, 1/2 thìa cà phê muối hột và 2 lít nước sạch

Thực hiện: 

Đem lá hẹ đi rửa sạch và đun sôi cùng với muối, đợi đến khi nước nguội bớt thì đem vệ sinh vùng da bị mề đay.

Để tăng hiệu quả, người bệnh dùng bã lá hẹ để chà xát lên vùng da bị bệnh giúp tăng hiệu quả trị bệnh. Sau khi ngâm rửa, người bệnh rửa sạch lại với nước ấm.

Có thể thực hiện cách trị mề đay bằng lá hẹ mỗi ngày 2 – 3 lần. Phương pháp lành tính nên không gây kích ứng trên da.

  • Cách 3:

Chuẩn bị: 150g lá hẹ tươi, 1/2 thìa muối hột sạch và 1 miếng vải sạch.

Thực hiện:

Đem lá hẹ rửa sạch và để ráo nước, sau đó cho lá hẹ lên chảo sao nóng cùng với muối hột. Đợi đến khi lá hẹ nóng và héo thì người bệnh tắt bếp, để hỗ hợp nguội rồi dùng đắp lên vùng da bị mề đay.

Cần lưu ý, để tránh bỏng thì bạn nên cho hỗn hợp muối và lá hẹ vào miếng vải sạch sau đó bọc lại rồi chờm nóng lên vùng da bị mề đay.

Tiếp tục kiên trì thực hiện đắp muối lá hẹ lên da 2-3 lần/ ngày. Sau 1 tuần, các triệu chứng ngứa, mảng đỏ trên da nhanh chóng biến mất.

  • Cách 4:

Chuẩn bị: 300 gram lá hẹ tươi, 3 thìa mật ong

Cách thực hiện:

Đem nước lá hẹ đi rửa sạch và cho vào máy xay ép lấy nước cốt lá. Sau khi lọc lấy nước, hòa thêm 3 thìa mật ong cho dễ uống rồi sử dụng. Phương pháp này có thể hỗ trợ điều trị bệnh nổi mề đay hiệu quả từ sâu bên trong.

Mỗi ngày người bệnh không nên uống quá 500ml nước lá hẹ và mật ong. Tốt hơn nên uống nước lá hẹ sau khi ngủ dậy và sau bữa ăn để cơ thể hấp thụ tốt nhất. Kiên trì sử dụng sau 2 – 3 tuần, bạn sẽ nhận thấy làn da trở nên hồng hào hơn.

Chế biến món ăn từ lá hẹ chữa bệnh mề đay 

Cách trị mề đay bằng lá hẹ
Nấu ăn với lá hẹ có thể hỗ trợ điều trị mề đay từ bên trong

Ngoài cách trị mề đay bằng lá hẹ theo những phương pháp trên, người bệnh nên thêm lá hẹ vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bằng cách này giúp cơ thể hấp thu được tốt nhất các tinh chất có trong lá hẹ. Tham khảo công thức sau để bổ sung lá hẹ trong thực đơn dinh dưỡng cho người bị mề đay mẩn ngứa:

– Canh lá hẹ đậu phụ

Chuẩn bị: 1 nắm lá hẹ tươi, 2 miếng đậu phụ, hành tím và gia vị.

  • Đem lá hẹ rửa với muối rồi cắt thành từng khúc.
  • Đậu phụ cắt miếng vừa ăn.
  • Thái hành tím đem phi cho thơm rồi cho nước vào nồi nấu.
  • Đợi nước sôi, cho đậu phụ và lá hẹ vào
  • Canh sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

– Lá hẹ chưng trứng

Chuẩn bị: Lá hẹ 1/2 bó, 3 quả trứng gà

  • Đem lá hẹ đi rửa sạch và thái thành từng khúc nhỏ
  • Đánh trứng cùng với gia vị cho đều thành hỗn hợp rồi cho lá hẹ vào
  • Bắc nồi nước lên bếp, cho ché trưng vào chưng cách thủy
  • Đun trong khoảng 15 phút, thêm tiêu lên bề mặt rồi tắt bếp.

Người bệnh nên sử dụng những món ăn chế biến từ lá hẹ khi còn nóng để phát huy tối đa công dụng của bài thuốc.

Lưu ý khi dùng lá hẹ trị bệnh mề đay mẩn ngứa

Lá hẹ là loại thảo dược tự nhiên có nhiều công dụng trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm. Thảo dược này cũng được đánh giá an toàn, lành tính với trẻ em.  Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Trước khi sử dụng lá hẹ, nên ngâm rửa lá hẹ kỹ với muối để loại bỏ hoàn toàn cặn bã và vi khuẩn gây kích ứng và nhiễm trùng da.
  • Nếu như vùng da bị nhiễm trùng hoặc chảy máu, người bệnh không sử dụng lá hẹ điều trị, cũng như các thảo dược khác.
  • Kết hợp điều trị mề đay bằng lá hẹ song song với sử dụng thuốc và chăm sóc da để bệnh hồi phục tốt nhất.
  • Người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩn dành cho da nhạy cảm sau khi dùng lá hẹ trị bệnh để phòng mề đay bùng phát mạnh.
  • Nếu người bệnh có dấu hiệu dị ứng với lá hẹ, nên dừng sử dụng và thay thế bằng phương pháp điều trị khác. Khi triệu chứng dị ứng tiếp diễn, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Cùng với cách trị mề đay bằng lá hẹ, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian khác trị bệnh mề đay như lá khế, lá đơn đỏ, trầu không,…. Cách thực hiện đơn giản, lành tính nhưng mang đến hiệu quả giúp người bệnh kiểm soát bệnh lý sớm.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Trẻ bị nổi mề đay - Nguyên nhân và cách điều tri

Trẻ bị nổi mề đay – Nguyên nhân, cách chăm sóc & điều trị

Nổi mề đay ở trẻ em thường là do dị ứng, triệu chứng gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu nhưng cũng nhanh chóng biến mất sau 24 giờ....

Nóng trong người nổi mề đay và cách khắc phục

Nóng trong người gây nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Vì bắt nguồn từ vấn đề bên trong cơ thể nên mề đay...

Nổi mề đay vào ban đêm – Nguyên nhân và cách chữa trị

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng phổ biến và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin...

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Gan yếu nổi mề đay là tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên có biện pháp điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn