Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Chữa nổi mề đay bằng lá khế – Mẹo dân gian hiệu nghiệm

Mề đay mãn tính vô căn là gì? Làm sao điều trị?

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở Tay – Chân: Nguyên nhân và cách trị

Bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt – Nguyên nhân & cách trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Chữa nổi mề đay bằng lá khế – Mẹo dân gian hiệu nghiệm

Các bài thuốc chữa mề đay bằng lá khế thường được rất nhiều người áp dụng và được đánh giá là rất hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách chữa trị trong dân gian, không có cơ sở khoa học. Nếu có ý định áp dụng, người bệnh cần thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Trong dân gian, lá khế được xem là một thứ lá thuốc có thể chữa được bệnh mề đay.
Trong dân gian, lá khế được xem là một thứ lá thuốc có thể chữa được bệnh mề đay.

Chữa nổi mề đay bằng lá khế có hiệu quả không?

Mề đay (tiếng Anh: Hives) là tình trạng histamin trong cơ thể tăng cao, dẫn đến phù mao mạch, gây ngứa ngáy và nổi sẩn trên da. Triệu chứng thường bắt gặp nhất của chứng mề đay là ngứa ngáy ngoài da, xuất hiện những đám sẩn ngứa, chúng thường xuất hiện khoảng mười phút rồi biến mất.

Nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng nổi mề đay là do cơ thể bị dị ứng với các tác nhân ngoài môi trường (thời tiết lạnh, thức ăn, nguồn nước, phấn hoa, mỹ phẩm, côn trùng,…). Khi tiếp xúc với các tác nhân lạ, không tương thích với cơ địa, cơ thể của bạn sẽ sản sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể. Chất histamin cũng được sản sinh ra cùng lúc ấy, lan đến các mao mạch dưới da, gây ngứa, sưng.

Mề đay là những đám sẩn ngứa xuất hiện trên da, gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt.
Mề đay là những đám sẩn ngứa xuất hiện trên da, gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt.

Khi bị nổi mề đay, nhiều người thường áp dụng bài thuốc chữa trị bằng lá khế, liệu bài thuốc này có thực sự an toàn, hiệu quả?

Có lẽ người Việt Nam không còn xa lạ gì với cây khế, một loại cây ăn quả đi vào trong truyện kể và thơ ca. Cây khế (tên khoa học: Averrhoa carambola) có nguồn gốc từ vùng Sri Lanka, là giống phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới.

Đối với người Việt, cây khế không chỉ cho quả ăn mà lá khế cũng là một loại thuốc Nam chữa được nhiều bệnh lý, nhất là bệnh ngoài da. Người xưa quan niệm rằng, lá khế có vị chát, tính lạnh, có thể làm tiêu độc trên da, làm mát da, đẩy lùi mề đay. Không chỉ dùng để điều trị mề đay, người xưa còn dùng lá khế để điều trị các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, mụn nhọt, lở loét,…

Tuy nhiên, dùng lá khế chữa bệnh mề đay chỉ là một phương pháp truyền miệng trong dân gian, chưa được khoa học kiểm định. Khi áp dụng bài thuốc này, người bệnh cần thận trọng.

Cây khế không chỉ là loài cây ăn quả. Lá khế còn được dùng để chữa trị mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa,...
Cây khế không chỉ là loài cây ăn quả. Lá khế còn được dùng để chữa trị mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa,…

Hướng dẫn cách chữa mề đay bằng lá khế

Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ một số cách chữa mề đay bằng lá khế thông dụng trong dân gian:

1. Lau mình bằng nước lá khế

Người dùng chuẩn bị khoảng 200g lá khế tươi. Trước tiên, bạn hãy rửa sạch lá khế, để cho khô ráo nước, sau đó mang đi xay nát hoặc vò cho nát.

Cho lá khế đã vò nát vào nồi, đun sôi với khoảng 2 lít nước. Khi nước đã nguội, người bệnh dùng khăn mềm sạch, thấm nước, lau mình mẩy. Người bệnh để nước lá khế khô se lại trên da, sau đó tắm lại với nước sạch.

2. Tắm nước lá khế

Người dùng nấu lá khế tươi (đã rửa sạch) với khoảng 2 lít nước. Sau khi nước sôi, cho nước ra thau chậu sạch, pha thêm nước mát vào để tắm. Người bệnh nên tắm với nước ấm nóng vừa đủ, tránh tắm bằng nước quá nóng vì có thể gây tổn thương da.

Sau khi tắm bằng nước lá khế, người bệnh mề đay cần tắm qua một lần nữa với nước sạch.

Người bị mề đay có thể trị bệnh bằng cách nấu nước lá khế tươi để tắm.
Người bị mề đay có thể trị bệnh bằng cách nấu nước lá khế tươi để tắm.

3. Chườm lá khế rang nóng

Để thực hiện bài thuốc này, người dùng cần chuẩn bị khoảng 70g lá khế tươi, rửa sạch, để ráo nước.

Người dùng cho lá khế lên chảo nóng để rang đến khi lá khế héo khô thì tắt lửa. Dùng một tấm gạc sạch, bọc lá khế vừa rang nóng lại, sau đó chườm lên vùng da đang bị ngứa mề đay.

4. Uống nước lá khế

Theo Đông y, nguyên nhân của chứng nổi mề đay là do cơ thể bị nhiễm độc, cần phải trừ độc để tình trạng mề đay thuyên giảm.

Một trong những cách trừ độc, giải nhiệt cơ thể đó là uống nước lá khế. Người bị nổi mề đay có thể nấu nước lá khế tươi, uống trong ngày để điều trị mề đay.

5. Công thức lá khế và muối biển

Chuẩn bị:

  • 100g lá khế;
  • 30g muối biển.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá khế;
  • Bước 2: Ngâm lá khế với muối biển trong vòng 10 phút;
  • Bước 3: Giã nát lá khế với một ít muối biển;
  • Bước 4: Đắp lá khế giã nát lên vùng da bị nổi mề đay trong vòng 10 – 15 phút;
  • Bước 5: Rửa lại với nước ấm sạch.
Một trong những mẹo cải thiện chứng mề đay là đắp lá khế vò nát với muối biển lên da.
Một trong những mẹo cải thiện chứng mề đay là đắp lá khế vò nát với muối biển lên da.

Một số lưu ý khi dùng lá khế trị ngứa mề đay

Khi dùng lá khế để chữa trị bệnh ngứa mề đay ngoài da, người bệnh cần lưu ý đến một số điều sau:

  • Dùng lá khế chữa mề đay chỉ là một phương pháp của dân gian, người bệnh không nên tự ý áp dụng. Trước khi áp dụng, nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa;
  • Bệnh nhân là người cao tuổi, trẻ nhỏ cần thận trọng khi áp dụng phương pháp điều trị này;
  • Khi trên da xuất hiện vết thương hở, người bệnh cần tránh áp dụng phương pháp đắp lá thuốc Nam, tắm lá thuốc Nam vì có thể gây nhiễm trùng;
  • Khi áp dụng bài thuốc trị mề đay bằng lá khế, nếu thấy có các triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý;
  • Người bệnh nổi mề đay cần lưu ý đến việc ăn uống đầy đủ chất, bảo vệ cơ thể trước khói bụi, thời tiết lạnh,… để hệ miễn dịch được tăng cường, tình trạng dị ứng mau chóng thuyên giảm.

LIÊN KẾT NGOÀI THAM KHẢO:

5/5 - (3 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Trẻ bị nổi mề đay - Nguyên nhân và cách điều tri

Trẻ bị nổi mề đay – Nguyên nhân, cách chăm sóc & điều trị

Nổi mề đay ở trẻ em thường là do dị ứng, triệu chứng gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu nhưng cũng nhanh chóng biến mất sau 24 giờ....

Nóng trong người nổi mề đay và cách khắc phục

Nóng trong người gây nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Vì bắt nguồn từ vấn đề bên trong cơ thể nên mề đay...

Nổi mề đay vào ban đêm – Nguyên nhân và cách chữa trị

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng phổ biến và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các thông tin...

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Gan yếu nổi mề đay là tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh nên có biện pháp điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn