Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Các loại mề đay vật lý – Nguyên nhân và cách trị

Mề đay vật lý xảy ra khi da tiếp xúc với một tác nhân gây dị ứng hoặc kích thích da. Các tác nhân này có thể liên quan đến nhiệt độ, áp lực, nước, vết cắn của côn trùng, ánh sáng mặt trời hoặc một số tác nhân khác.

cách điều trị mề đay vật lý
Mề đay vật lý xuất hiện khi da tiếp xúc với các tác nhân ngoài môi trường gây kích ứng da

Mề đay vật lý là gì?

Mề đay vật lý là một phân nhóm của nổi mề đay mẩn ngứa nói chung. Các tác nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm nhiệt độ, áp lực lên da, ánh sáng mặt trời và một số tiếp xúc vật lý khác.

Các phản ứng của mề đay vật lý thường xảy ra một cách tự nhiên. Đôi khi một số kích thích vật lý khác như cạo (tẩy) lông, phơi nắng, tiếp xúc nhiệt, tiếp xúc lạnh, tập thể dục, lo lắng, căng thẳng,… cũng có thể dẫn đến tình trạng mề đay vật lý.

Các loại mề đay vật lý phổ biến

Có nhiều loại mề đay vật lý với nhiều tác nhân kích thích khác nhau. Hiện tại, các bác sĩ phân loại tình trạng này như sau:

1. Da vẽ nổi

Da vẽ nổi hay còn gọi là mề đay vẽ nổi), là hiện tượng mề đay phổ biến, xuất hiện ở những người có cơ địa da nhạy cảm. Đây là tình trạng xuất hiện mề đay khi cạo, vuốt ve hoặc gây áp lực nhẹ lên da.

mề đay da vẽ nổi
Mề đay da vẽ nổi thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng

Có 5% dân số thế giới gặp tình trạng da vẽ nổi. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ xuất hiện một đường màu đỏ trên vùng da bệnh. Sau đó tình trạng trạng mề đay nhanh chóng lan rộng ra xung quanh và hình thành một vùng da mề đay.

Mề đay vẽ nổi thường phổ biến ở người trẻ tuổi. Tình trạng này có thể xuất hiện đơn độc hoặc đi kèm với tình trạng mề đay cấp tính. Ngoài ra, các triệu chứng có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn như người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ cao, áp lực nhỏ, hoặc các cọ xát với quần áo.

2. Mề đay vật lý do áp lực

Đây là tình trạng mề đay phổ biến ở người trẻ tuổi và người bệnh mề đay mãn tính vô căn. Các tác nhân phổ biến bao gồm mặc quần áo chật hoặc tham gia vào hoạt động tiếp xúc da trực tiếp.

Các triệu chứng mề đay do áp lực có thể phát sinh sau và giờ tiếp xúc với áp lực và kéo dài từ 12 đến 72 giờ sau đó. Mề đay áp lực thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện mà không cần điều trị.

3. Mề đay do tăng thân nhiệt

Mề đay do tăng thân nhiệt hay mề đay Cholinergic tương đối phổ biến ở người trẻ tuổi và những người có cơ địa dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một kích thích có liên quan đến việc tăng thân nhiệt hoặc tiếp xúc với kích thích nhiệt.

Các triệu chứng mề đay Cholinergic thường khác biệt so với mề đay thông thường. Các nốt mề đay thường có kích thước nhỏ (khoảng 1 – 4 mm). Tình trạng này thường xuất hiện liên quan đến việc đổ mồ hôi sau khi tập thể dục, ăn thức ăn cay, tiếp xúc với nước nóng và căng thẳng.

Các triệu chứng có thể kéo dài khoảng một giờ hoặc lâu hơn trước khi tự cải thiện.

mề đay vật lý cơ học
Việc tăng thân nhiệt gây đổ mồ hôi có thể gây nổi mề đay

4. Mề đay khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Tình trạng mề đay vật lý khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời rất hiếm khi xảy ra và có thể gây ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.

Hiện tượng nổi mề đay thường xuất hiện sau vài phút tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả phần da được che chắn và không được che chắn.

5. Mề đay do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh

Đây là tình trạng mề đay phát triển do phản ứng với vật lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ lạnh đột ngột. Mề đay do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hiếm khi xảy ra và có xu hướng ảnh hưởng đến người trong độ tuổi thanh niên hoặc trung niên.

mề đay vật lý là gì
Mề đay do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh có thể trở nên nguy hiểm và gây tử vong

Có tới 96% các trường hợp mề đay do thời tiết lạnh là vô căn (không rõ nguyên nhân gây bệnh). Tuy nhiên, một số rối loạn tiềm ẩn như bệnh huyết sắc tố, tình trạng rối loạn huyết học hoặc nhiễm trùng cũng làm tăng nguy cơ nổi mề đay khi tiếp xúc với không khí lạnh.

Các triệu chứng phổ biến thường gây ngứa, sưng các cơ, sưng cổ họng khi tiếp xúc với gió lạnh hoặc sưng môi khi uống chất lỏng lạnh. Trong một số trường hợp, mề đay do tiếp xúc lạnh có thể dẫn đến việc giải phóng một lượng lớn Histamine. Điều này dẫn đến các phản ứng đe dọa đến tính mạng của người bệnh (đặc biệt là khi thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột).

6. Mề đay do tiếp xúc với nước

Mề đay do tiếp xúc với nước hay còn gọi là mề đay Aquagenic, là tình trạng mề đay vật lý hiếm khi xảy ra.

Các hoạt động như tắm, bơi lội, đổ mồ hôi hoặc các dạng tiếp xúc da với nước khác đều có thể dẫn đến việc nổi mề đay. Đa số bệnh nhân đều không bị ảnh hưởng khi uống nước. Tuy nhiên, các phản ứng mề đay thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi tiếp xúc với nước nóng hoặc lạnh. Vùng da bệnh có thể rất ngứa, đỏ và đau.

Tình trạng mề đay do nước cần được phân biệt với mề đay do lạnh, mề đay do nóng và bệnh ngứa khi tiếp xúc với nước.

7. Mề đay do vết cắn của côn trùng

Đây là tình trạng mề đay xuất hiện khi da bị tổn thương hoặc dị ứng với một số loại côn trùng. Vết cắn của ong bắp cày được cho là tác nhân phổ biến có thể gây ra mề đay.

Ngoài ra, rệp, bọ chét, muỗi và một số loại côn trùng khác cũng có thể gây kích ứng da và nổi mề đay.

các loại mề đay vật lý
Vết cắn của côn trùng có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay

Nguyên nhân gây nổi mề đay vật lý

Tình trạng mề đay vật lý thường rất khó xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu không xác định được nguyên nhân, mề đay được gọi là mề đay vô căn.

Nguyên nhân phổ biến nhất được cho là có thể dẫn đến mề đay là việc giải phóng Histamine ở khu vực tiếp xúc và vùng da lân cận. Điều này có thể dẫn đến các phản ứng đỏ da, gây ngứa, nổi mề đay, nóng rát và các triệu chứng liên quan khác.

Tình trạng mề đay vật lý có thể xuất hiện ở trẻ em. Tình trạng này đặc biệt gây khó chịu, ngứa ngáy và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Ngoài ra, các nguyên nhân và triệu chứng ở trẻ em thường không rõ ràng. Do đó, luôn luôn đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Chẩn đoán tình trạng mề đay vật lý

Để chẩn đoán tình trạng mề đay vật lý, bác sĩ thường đề nghị thực hiện một số xét nghiệm đơn giản. Các xét nghiệm thường phụ thuộc vào tác nhân dẫn đến mề đay. Chẳng hạn như người bệnh sẽ được tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh để kiểm tra các phản ứng của da.

Trong trường hợp mề đay mãn tính (kéo dài hơn 6 tuần), bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra tổng quát để loại bỏ các nguyên nhân và vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

Ngoài ra, các xét nghiệm dị ứng, xét nghiệm chích da có thể được sử dụng để loại bỏ các nguyên nhân tiềm ẩn khác như bệnh chàm, viêm da cơ cơ địa hoặc bệnh dị ứng da.

mề đay vật lý
Bác sĩ có thể yêu cầu một số thử nghiệm để kiểm tra tình trạng mề đay vật lý

Biện pháp điều trị mề đay vật lý

Việc điều trị mề đay vật lý phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Các phương pháp phổ biến thường bao gồm:

1. Cách xử lý tại nhà

Nếu được chẩn đoán mề đay vật lý, cách tốt nhất để điều trị tình trạng này là xác định và tránh các tác nhân có thể gây mề đay. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện như:

  • Uống nhiều nước, khoảng 8 – 10 ly mỗi ngày để hạn chế các phản ứng ngứa và kích ứng da.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, đặc biệt là các loại quả chứa vitamin C như trái cây họ cam quýt, bưởi, chanh và cam.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, theo dõi và loại bỏ các loại thức ăn có thể gây mề đay.
  • Làm dịu da bằng cách thoa gel lô hội (nha đam) lên các vùng da nổi mề đay. Tuy nhiên, nha đam có thể gây kích ứng và ngứa. Vì vậy thử nghiệm dị ứng trước khi tiến hành áp dụng lên da.
  • Tránh mặc quần áo chật hoặc làm bằng các loại vải gây kích ứng da. Ngoài ra, không dùng thắt lưng hoặc không thắt lưng quá chặt.

Trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng mề đay vật lý trở nên nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

2. Điều trị y tế

– Thuốc kháng Histamine:

Phương pháp điều trị mề đay phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc kháng Histamine. Thuốc có thể làm giảm ngứa, đỏ và các triệu chứng mề đay. Trong trường hợp nghiêm trọng bác sĩ có thể các loại thuốc liều mạnh và kết hợp với thuốc kháng Histamine thế hệ thứ hai để điều trị.

Một số loại thuốc kháng Histamine có thể gây buồn ngủ. Do đó, sử dụng thuốc vào ban đêm hoặc thận trọng khi cần vận hành máy móc. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

nguyên nhân bị mề đay vật lý
Việc điều trị mề đay cấp tính thường phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng

– Thuốc Corticosteroid:

Các trường hợp mề đay nghiêm trọng có thể được điều trị bằng thuốc Corticosteroid đường uống. Thuốc có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ, do đó thường được sử dụng trong một thời gian ngắn hạn để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Thuốc Epinephrine:

Đôi khi mề đay có thể gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong. Trong các trường hợp này, bác sĩ có thể kê thuốc Epinephrine để ngăn ngừa các biến chứng và các dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng.

Epinephrine thường được bào chế dưới dạng tiêm tự động. Do đó, người có cơ địa dị ứng hoặc nhạy cảm có thể trao đổi với bác sĩ về việc giữ một mũi tiêm Epinephrine bên người.

Các dấu hiệu sốc phản vệ phổ biến bao gồm:

  • Sưng lưỡi, môi hoặc cổ họng
  • Khó thở
  • Choáng váng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Ngất xỉu
  • Sốc

Nếu người bệnh bị nổi mề đay và có dấu hiệu sốc phản vệ, người bệnh nên tiêm ngay một liều Epinephrine. Nếu không có sẵn thuốc, hãy gọi cho cấp cứu hoặc lập tức đến bệnh viện.

– Trị liệu bằng tia UV:

Trong một số trường hợp nổi mề đay, liệu pháp UV có thể mang lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, liệu pháp này thường tốn kém và có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, bao gồm tăng nguy cơ ung thư da.

Mề đay vật lý thường không nghiêm trọng và được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn cụ thể.

Rate this post

Cùng chuyên mục

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu chăm sóc da không đúng cách này bệnh dễ chuyển mạng tính, thậm chí xuất hiện biến chứng.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách chữa trị

Nhiều trường hợp nổi mề đay sau sinh hết trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần đến 2 tháng mới khỏi bệnh. Mặt khác, bệnh còn dễ...

Dị ứng mề đay có thể tự khỏi sau vài ngày.

Bệnh nổi mề đay có tự khỏi không? Ý kiến chuyên gia

Người bệnh nổi mề đay có thể sẽ tự khỏi bệnh sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng mề đay kéo dài hơn một tuần hoặc tái...

Lý do bị ngứa khắp người không nổi mẩn – Bạn nên biết

Hầu hết các trường hợp ngứa khắp người không nổi mẩn liên quan đến một số tình trạng da không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi các tình trạng này có...

Bệnh mề đay có thể điều trị tận gốc.

Bệnh nổi mề đay trị tận gốc, dứt điểm được không?

Nổi mề đay là một dấu hiệu xuất hiện trên da khi cơ thể bị dị ứng (với thức ăn, thời tiết, phấn hoa, lông vật nuôi,...). Chứng mề đay...

Bị nổi chấm đỏ trên chân – Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nổi chấm đỏ trên chân thường có liên quan đến một số tình trạng tiềm ẩn như dị ứng hoặc các bệnh viêm da. Tuy nhiên, trong một...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn