Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Lý do bị ngứa khắp người không nổi mẩn – Bạn nên biết

Hầu hết các trường hợp ngứa khắp người không nổi mẩn liên quan đến một số tình trạng da không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi các tình trạng này có thể liên quan đến các tình trạng thần kinh hoặc sức khỏe tâm thần cần điều trị y tế.

ngứa khắp người không nổi mẩn là bệnh gì
Ngứa da không nổi mẩn thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện sau vài ngày

Nguyên nhân gây ngứa khắp người không nổi mẩn

Theo nguồn Tạp chí đông y, Các nguyên nhân gây ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn thường liên quan đến các bệnh về da, dị ứng hoặc các vấn đề thần kinh, thận hoặc tuyến giáp. Cụ thể, các nguyên nhân gây ngứa khắp người không nổi mẩn thường bao gồm:

1. Da khô

Da khô hoặc thiếu ẩm là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn.

Trong hầu hết các trường hợp, da khô có thể liên quan đến điều kiện môi trường sống, độ ẩm không khí thấp, thời tiết quá nóng hoặc có biện pháp chăm sóc da không phù hợp. Bên cạnh đó, tắm nước nóng hoặc uống không đủ lượng nước cần thiết cũng có thể gây khô da.

Trong trường hợp này, người bệnh chỉ cần dưỡng ẩm da thường xuyên, tăng cường độ ẩm không khí để cải thiện tình trạng. Ngoài ra, chọn loại xà phòng cũng như sữa rửa mặt phù hợp để không làm mất độ ẩm tự nhiên của da.

Trong một số trường hợp khô da có thể liên quan đến di truyền hoặc các điều kiện da khác, chẳng hạn như bệnh chàm – Eczema. Tình trạng này cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ da liễu.

da khô gây ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn
Da khô là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn

2. Côn trùng cắn

Vết đốt của muỗi, bọ xít, kiến, nhện hoặc các loại côn trùng khác có thể khiến vùng da xung quanh vết đốt ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, một số loại côn trùng siêu nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường cũng có thể xuất hiện trên khắp cơ thể và gây ra các vết cắn. Do đó, trong một số trường hợp người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy khắp người mà không rõ nguyên nhân.

3. Rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp là một cơ quan quan trọng trong cơ thể. Tuyến này phân bố ở cổ và có nhiệm vụ giải phóng các Hormone để điều chỉnh sự tăng trưởng và trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, tình trạng rối loạn tuyến giáp có thể dẫn đến nhiều vấn đề trong cơ thể, bao gồm cả da.

Rối loạn tuyến giáp có thể gây ngứa râm ran khắp người mà không gây nổi mẩn đỏ hoặc phát ban. Điều này là do các tế bào của cơ thể, bao gồm các cơ quan trên da ngừng hoạt động hoặc hoạt động không bình thường, dẫn đến khô và ngứa.

Thông thường ngứa da do rối loạn tuyến giáp được cải thiện bằng thuốc kháng Histamine. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp chuyên môn để điều hòa hoạt động của tuyến giáp.

4. Ảnh hưởng của một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ngứa cục bộ hoặc ngứa khắp cơ thể mà không kèm theo nổi mẩn đỏ. Các loại thuốc phổ biến dẫn đến tình trạng này thường bao gồm:

Thuốc làm giảm Cholesterol:

Các loại thuốc làm giảm Cholesterol như Statin, Niacin và một số loại thuốc khác có thể gây ngứa khắp người, bao gồm cả trên mặt và cổ họng.

Statin có thể gây tổn thương gan, dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ quan nội tạng và gây ra cảm giác ngứa trên da. Do đó, nếu đang sử dụng Statin hoặc các loại thuốc giảm Cholesterol khác mà bị ngứa da râm ran, hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc phù hợp hơn.

ngứa da khắp người không nổi mẩn
Một số loại thuốc có thể gây ngứa da mà không gây nổi mẩn

Thuốc huyết áp:

Một số loại thuốc huyết áp có thể dẫn đến các tác dụng phụ như ngứa da khắp người. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn hoặc thay đổi loại thuốc phù hợp.

Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids):

Các loại thuốc giảm đau theo toa Opioids có thể gây ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn. Đây là tác dụng phụ phổ biến của thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Các loại thuốc khác:

Ngứa da là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc khác nhau. Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, dẫn đến ngứa da. Điều này thường liên quan đến việc sử dụng thuốc quá liều hoặc tự ý sử dụng thuốc mà không nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Các loại thuốc có thể gây ngứa da bao gồm:

  • Chất làm loãng máu
  • Thuốc chống sốt rét
  • Thuốc điều trị tiểu đường
  • Kháng sinh

5. Bệnh thận

Thận đóng vai trò như một bộ máy lọc máu, loại bỏ tạp chất và các chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Do đó, khi chức năng thận hoạt động không tốt có thể dẫn đến tình trạng ngứa da khắp người.

Tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn đỏ người bệnh thận tương đối phổ biến, đặc biệt là khi không được điều trị phù hợp.

Bệnh thận, đặc biệt là suy thận, là một tình trạng tương đối nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

6. Có vấn đề về gan

Tương tự như thận, gan cũng là một bộ phận quan trọng có chức năng lọc máu trong cơ thể. Do đó, khi gan bị bệnh, cơ thể trở nên kém khỏe mạnh và có thể dẫn đến tình trạng ngứa khắp người mà không nổi mẩn đỏ.

bệnh gan gây ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn
Các vấn đề về gan gây tích tụ độc tố trong cơ thể và gây ngứa khắp người

Cụ thể, các vấn đề về gan có thể gây ứ mật, gián đoạn tuần hoàn máu. Điều này có thể dẫn đến vàng da, ngứa da và một số dấu hiệu như:

  • Nước tiểu đậm màu
  • Tròng mắt vàng
  • Phân có màu sáng
  • Da ngứa râm ran

Nếu nghi ngờ tình trạng ngứa da do suy giảm chức năng gan, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

7. Các vấn để về tụy

Tuyến tụy là một phần của hệ thống tiêu hóa. Tương tự như người mắc bệnh về gan, những người có vấn đề về tuyến tụy thường gặp phải tình trạng vàng da và ngứa râm ran khắp người do ứ mật.

8. Thiếu máu thiếu sắt

Thiếu sắt có thể dẫn đến nhiều rối loạn trong cơ thể bao gồm cả thiếu máu. Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi cơ thể thiếu chất sắc để duy trì tuần hoàn máu và sức khỏe cơ thể. Tình trạng này thường phổ biến ở những đối tượng như:

ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn
Thiếu sắt gây thiếu máu, rối loạn tuần hoàn máu dẫn đến ngứa da
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Những người ăn chay
  • Người mất quá nhiều máu sau các chấn thương

Thiếu máu thiếu sắt có thể gây ngứa da mà không nổi mẩn đỏ, mắc dù tình trạng này không quá phổ biến. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, thiếu máu thiếu sắt có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho làn da.

9. Rối loạn thần kinh

Trong một số trường hợp, hệ thống thần kinh có thể bị kích hoạt dẫn đến cảm giác ngứa da. Theo các chuyên gia, các dạng rối loạn thần kinh có thể gây ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn thường bao gồm:

Bệnh tiểu đường:

Tình trạng này khiến cơ thể khó sản xuất Insulin, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Điều này gây ngứa da mà không nổi mẩn đỏ và thường phổ biến ở các chi dưới.

Bệnh Zona thần kinh:

Bệnh Zona là bệnh do virus gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của cơ thể. Tình trạng này gây đau, rát, ngứa trên da trong khoảng 5 ngày trước khi mụn nước được hình thành. Do đó, đôi khi ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Zona thần kinh.

Dây thần kinh bị chèn ép:

Trong một số trường hợp, dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến việc mất chức năng và dẫn đến nhiều cảm giác như tê, ngứa. Tình trạng này thường xuất hiện sau một chấn thương, bệnh loãng xương. Đôi khi tình trạng thừa cân, béo phì có thể khiến các xương dịch chuyển và ảnh hưởng trực tiếp lên các dây thần kinh.

10. Bệnh ung thư

Trong một số ít trường hợp, da ngứa mà không nổi mẩn là dấu hiệu của bệnh ung thư. Mặc dù các chuyên gia không rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng đôi khi khối u do một số bệnh ung thư có thể tiết ra các chất gây ngứa da mà không gây nổi mẩn đỏ.

Ngoài ra, đôi khi một số loại thuốc hóa trị hoặc thuốc điều trị ung thư khác cũng có thể gây ngứa da. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng để có cách khắc phục phù hợp.

ngứa khắp người không nổi mẩn đỏ
Một số bệnh ung thư hoặc khối u ác tính có thể tiết các chất gây ngứa da mà không gây nổi mẩn

11. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Một số vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể gây ngứa khắp người không nổi mẩn. Mặc dù các chuyên gia không biết chính xác nguyên nhân nhưng tình trạng mất cân bằng hóa chất trong não có thể liên quan đến việc ngứa da.

Ngoài ra, lo lắng, trầm cảm và ám ảnh cưỡng chế có thể dẫn đến một số phản ứng da ngẫu nhiên, bao gồm ngứa mà không nổi mẩn đỏ.

Rối loạn sức khỏe tâm thần là một tình trạng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ tâm lý để điều trị hoặc được tư vấn phù hợp.

12. Nhiễm HIV

Ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn có thể là triệu chứng phổ biến ở người nhiễm HIV. Bởi vì HIV làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, đo đó người nhiễm HIV thường rất dễ mắc các bệnh về da và gây ngứa.

ngứa khắp người không nổi mẩn
HIV khiến hệ thống miễn dịch suy yếu và gây tổn thương cũng như ngứa da

Các dấu hiệu khác thường bao gồm:

Để giảm ngứa do HIV, người bệnh cần tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ chuyên môn. Việc điều trị thường bao gồm thuốc kháng Histamine hoặc liệu pháp quang học.

Thông thường tình trạng ngứa da mà không nổi mẩn có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ các bệnh lý có liên quan, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Các biện pháp cải thiện tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn

Cách hiệu quả nhất để điều trị và cải thiện tình trạng này là tìm ra nguyên nhân gây ngứa da. Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp tại nhà để cải thiện tình trạng.

điều trị ngứa khắp người không nổi mẩn
Dưỡng ẩm da để tránh tình trạng khô da và gây ngứa

Các biện pháp phổ biến thường bao gồm:

  • Dưỡng ẩm da bằng các loại kem dưỡng không gây dị ứng, ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng kem chống ngứa không kê đơn như Calamine, kem bạc hà hoặc Capsaicin để cải thiện tình trạng. Có thể cân nhắc sử dụng kem Corticosteroid không kê đơn nếu tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng.
  • Sử dụng thuốc kháng Histamine không kê đơn để giảm ngứa. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc nhà sản xuất.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để giữ độ ẩm cho da.
  • Tắm nước ấm hoặc nước mát với baking soda hoặc bột yến mạch để làm dịu da và chống ngứa.
  • Không nên gãi, làm trầy xước hoặc tổn thương da. Mặc quần áo che phủ vị trí ngứa, đeo găng tay hoặc cắt ngắn móng tay để hạn chế việc vô tình gây tổn thương da.
  • Mặc quần áo phù hợp, rộng rãi để tránh gây kích ứng da.

Ngứa khắp người không nổi mẩn khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn kéo dài hơn 2 tuần hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu xuất hiện các triệu chứng như:

  • Ngứa ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc các bộ phận nhạy cảm như mắt, bên trong tai, bộ phận sinh dục
  • Ngứa kết hợp với các vấn đề khác trong cơ thể như mệt mỏi, giảm cân hoặc thay đổi thói quen đại tiện
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Có các bệnh về da khác như bệnh viêm da cơ địa, vẩy nến, chàm,…

Ngứa da là một tình trạng phổ biến và thường không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu người bệnh cảm thấy lo lắng hoặc đã áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà mà đạt hiệu quả, hãy đến bệnh viện để được tư vấn và hướng dẫn phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì, nguy hiểm không?

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể liên quan đến dị ứng, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác. Trong một số trường hợp, tình trạng này cần được...

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu chăm sóc da không đúng cách này bệnh dễ chuyển mạng tính, thậm chí xuất hiện biến chứng.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách chữa trị

Nhiều trường hợp nổi mề đay sau sinh hết trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần đến 2 tháng mới khỏi bệnh. Mặt khác, bệnh còn dễ...

Bệnh mề đay có thể điều trị tận gốc.

Bệnh nổi mề đay trị tận gốc, dứt điểm được không?

Nổi mề đay là một dấu hiệu xuất hiện trên da khi cơ thể bị dị ứng (với thức ăn, thời tiết, phấn hoa, lông vật nuôi,...). Chứng mề đay...

Bị nổi chấm đỏ trên chân – Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nổi chấm đỏ trên chân thường có liên quan đến một số tình trạng tiềm ẩn như dị ứng hoặc các bệnh viêm da. Tuy nhiên, trong một...

Da bị nổi sần và ngứa là hiện tượng gì? Cách khắc phục

Da bị nổi sần và ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể là dấu hiệu của các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn