Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì, nguy hiểm không?

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể liên quan đến dị ứng, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác. Trong một số trường hợp, tình trạng này cần được điều trị y tế để tránh các phản ứng nghiêm trọng.

nổi chấm đỏ trên da và không ngứa
Tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa có thể liên quan đến dị ứng hoặc một số bệnh lý liên quan khác

Da nổi mẩn đỏ không ngứa có nguy hiểm không?

Tình trạng người nổi mẩn đỏ không ngứa thường không nghiêm trọng và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hoặc liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị y tế.

Do đó, đến bệnh viện nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện các triệu chứng như:

  • Mẩn đỏ không tự cải thiện sau vài ngày
  • Mẩn đỏ xuất hiện một cách đột ngột và lây lan nhanh chóng
  • Phát ban trên diện rộng hoặc có xu hướng lây lan sang nhiều bộ phận khác
  • Nổi mề đay kèm sốt cao trên 39 độ
  • Vùng da ảnh hưởng gây đau đớn
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, rò rỉ dịch hoặc mủ

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ không ngứa

Da nổi mẩn đỏ không ngứa thường là phản ứng dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc hóa chất. Tình trạng này thường không nghiêm trọng nhưng người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để khắc phục và ngăn ngừa các biến chứng. Một số nguyên nhân có thể gây nổi mẩn đỏ không ngứa thường bao gồm:

1. Viêm da tiếp xúc kích ứng

Tình trạng này xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các chất kích thích dẫn đến nổi mề đay hoặc mẩn đỏ không ngứa. Một số hóa chất như chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm công nghiệp khác có thể dẫn đến viêm da tiếp xúc.

nổi mẩn đỏ ở tay không ngứa
Viêm da tiếp xúc kích ứng gây nổi nhiều mẩn đỏ trên bề mặt da

Các khu vực có da mỏng như mí mắt, cổ thường dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, thông thường viêm da tiếp xúc kích ứng có xu hướng ảnh hưởng đến tay, cánh tay.

Viêm da tiếp xúc kích ứng thường không nghiêm trọng. Các triệu chứng phụ thuộc vào thời gian và số lượng các chất gây kích ứng. Người bệnh có thể khắc phục các triệu chứng bằng cách rửa kỹ vùng da ảnh hưởng và tránh xa các chất kích ứng. Ngoài ra, một số loại thuốc không kê đơn có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

2. Dị ứng thuốc

Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống động kinh có thể gây nổi mề đay.

Tình trạng này thường không gây ngứa, xảy ra sau một vài ngày sau khi uống một số loại thuốc nhất định. Khu vực da tổn thương thường xuất hiện nhiều đốm đỏ, sau đó lan rộng ra nhiều bộ phận trên cơ thể.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu phát ban, nổi mề đay sau khi sử dụng một loại thuốc mới (chưa từng sử dụng trước đây), hãy ngừng thuốc và thống báo cho bác sĩ chuyên môn. Đôi khi tình trạng này có thể được cải thiện trong vài ngày. Tuy nhiên một số trường hợp, người bệnh cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

3. Viêm bì cơ

Đây là tình trạng viêm da và các mô cơ bên dưới da. Tình trạng này thường có liên quan đến sự thoái hóa của Collagen (một loại protein sợi không hòa tan của động vật có xương sống). Trong một số trường hợp, viêm bì cơ có thể gây nổi mẩn đỏ không ngứa, viêm và sưng da.

Hầu hết các trường hợp viêm bì cơ có liên quan đến các điều kiện y tế tự miễn dịch. Trong một số ít trường hợp tình trạng này có thể liên quan đến bệnh ung thư.

4. Bệnh hăm da

Hăm da là bệnh lý viêm da thường được gây ra bởi ma sát. Tình trạng này thường xuất hiện ở các khu vực ẩm ướt và ấm áp của cơ thể, bao gồm vùng da dưới ngực, háng, nếp gấp da bụng, nách hoặc ở giữa các ngón tay.

nổi chấm đỏ trên da và không ngứa
Hăm da là tình trạng nổi mẩn đỏ thường có liên quan đến tình trạng ma sát

Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm da nổi mẩn đỏ không ngứa, một số người bệnh có da nhạy cảm có thể gây đau nhẹ. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh hăm da có thể gây hình thành các vết lở loét, vết nứt hoặc gây chảy máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm, viêm da cơ địa.

Để cải thiện tình trạng hăm da, người bệnh cần giữ cơ thể khô ráo, sạch sẽ. Ngoài ra, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để hạn chế ma sát và kích ứng da.

5. Phát ban do thời tiết nóng

Phát ban nhiệt là tình trạng phổ biến và không nghiêm trọng. Các dấu hiệu nhận biết thường bao gồm gây ra nhiều mẩn đỏ, sưng nhỏ, trắng, thường không ngứa trên bề mặt da.

Tình trạng phát ban do nhiệt thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù hiếm gặp nhưng tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành sau các hoạt động thể chất quá mức. Ở người lớn, tình trạng này tạo thành những mảng da sưng lớn, sâu hơn dưới biểu bì da. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, chóng mặt do thiếu mồ hôi.

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể mặc quần áo rộng rãi và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, không sử dụng các loại kem dưỡng da dày để tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Không sử dụng các loại xà phòng thơm hoặc có thể gây khô da.

Ngoài ra, nếu cảm thấy buồn nôn, ớn lạnh hoặc nổi mề đay kèm theo sốt cao, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

6. Bệnh vẩy phấn hồng

Vẩy phấn hồng (tên khoa học: Pityriasis Rosea), là bệnh lý gây viêm, khô da dẫn đến nổi mề đay, phát ban không ngứa trên bề mặt da. Tình trạng này thường gây mẩn mẩn đỏ thành mảng lớn (kích thước khoảng 4 inch) và thường phổ biến ở bụng, ngực và lưng.

người nổi mẩn đỏ không ngứa
Bệnh vẩy phấn hồng có thể gây viêm, phát ban không ngứa trên bề mặt da

Ngoài ra, đôi khi vẩy phấn hồng có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Viêm họng

Hầu hết các trường hợp vẩy phấn hồng có xu hướng tự cải thiện trong vòng 6 – 10 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này gây ngứa ngáy hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn.

7. Nhiễm giun đũa

Nhiễm giun sán, đặc biệt là giun đũa có thể dẫn đến hiện tượng người nổi mẩn đỏ không ngứa. Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể. Đôi khi người bệnh có thể nhìn thấy giun di chuyển thành một đường dài bên dưới da.

Tình trạng nổi mẩn đỏ do giun sán sẽ không biến mất cho đến khi người bệnh tẩy sạch giun. Do đó, tẩy giun định kỳ hàng năm để tránh tình trạng nhiễm giun. Ngoài ra, nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm giun sán, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

8. Ung thư da

Ung thư da là bệnh lý gây tổn thương da nghiêm trọng. Các dấu hiệu ung thư da trong giai đoạn đầu thường bao gồm xuất hiện các đốm mẩn đỏ, mảng vảy ra hoặc nốt ruồi son không ngứa, không đau.

Các tổn thương da do ung thư thường không tự cải thiện theo thời gian. Bên cạnh đó, các dấu hiệu thường trở nên nghiêm trọng, mẩn đỏ phát triển thành mảng hoặc dày đặc hơn. Do đó, nếu người bệnh nhận thấy người nổi mẩn đỏ không ngứa kéo dài hãy đến bệnh viện. Việc chẩn đoán và điều trị kịp lúc có thể làm tăng khả năng chữa lành tình trạng ung thư.

da nổi mẩn đỏ không ngứa
Tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là dấu hiệu ung thư da

9. Các nguyên nhân liên quan khác

Ngoài trừ các nguyên nhân nói trên, có nhiều nguyên nhân và bệnh lý liên quan khác có thể gây nổi mẩn đỏ không ngứa. Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác thường bao gồm:

  • Nhiễm virus như thủy đậu, sởi, zona thần kinh cũng có thể gây phát ban không ngứa.
  • Sốt phát ban có thể gây nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, sốt cao hơn 39 độ, viêm nhẹ khắp cơ thể. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em.
  • Nhiễm trùng do tã lót, viêm da dầu, phát ban đỏ do dị ứng,… có thể gây nổi mẩn đỏ không ngứa ở trẻ em.
  • Mụn trứng các đôi khi có thể xuất hiện trên khắp cơ thể, tương tự như tình trạng nổi mề đay nhưng không gây ngứa.

Biện pháp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa

Việc điều trị tình trạng da nổi mẩn đỏ không ngứa thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, đến bệnh viện để xác định nguyên nhân và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Ngoài ra, bất kể nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ, người bệnh cần hạn chế gây tổn thương, trầy xước da. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, để cải thiện các triệu chứng tạm thời, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

1. Sử dụng thuốc

Đối với các phản ứng gây nổi mẩn đỏ không ngứa, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống dị ứng phổ biến như:

  • Thuốc kháng Histamine có thể cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ, sưng, viêm và đau nhẹ.
  • Thuốc mỡ và kem bôi tại chỗ để chống viêm, sưng và ngăn ngừa các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng. Các loại kem bôi tại chỗ cũng được sử dụng để hạn chế cảm giác muốn gãi và hạn chế tình trạng nóng rát trên da.
  • Kem Hydrocortisone không kê đơn có thể được sử dụng cho các trường hợp viêm da kích ứng hoặc cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa hoặc bệnh chàm – Eczema
  • Kem dưỡng da Calamine có tác dụng làm dịu da và kiểm soát các triệu chứng nổi mẩn đỏ.

Trong các trường hợp phát ban nghiêm trọng hoặc xuất hiện các dấu hiệu sốc phản vệ như sưng môi, sưng mí mắt, khó thở,… người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức.

nổi mẩn đỏ không ngứa
Một số loại thuốc không kê đơn có thể cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa

2. Các biện pháp khắc phục tại nhà

Nổi mẩn đỏ không ngứa thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng các biện pháp tại nhà, bao gồm:

– Chườm lạnh:

Chườm lạnh hoặc tắm nước mát có thể cải thiện tình trạng viêm da, nổi mẩn đỏ và hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả cho các trường hợp nổi mẩn đỏ do nhiệt, côn trùng cắn, bệnh Zona hoặc dị ứng do một số loại thực vật có độc.

Người bệnh có thể chườm một miếng vải lạnh hoặc bọc một viên đá trong khăn sạch, dùng chườm lên khu vực nổi mẩn đỏ.

Lưu ý: Không chườm lạnh quá lâu (khoảng 10 – 15 phút mỗi lần) và không đặt trực tiếp một viên đá lên da để tránh gây bỏng da.

– Sử dụng Baking soda:

Baking soda chứa chất làm khô. Do đó, khi áp dụng trực tiếp lên da có thể làm khô và giảm kích ứng các nốt mẩn đỏ.

Sử dụng một phần Baking soda và ba phần nước, trộn đều và thoa trực tiếp lên da, để yên trong 20 phút. Thoa kem dưỡng ẩm không kích ứng da (như Calamine) ngay sau khi rửa sạch hỗn hợp Baking soda.

– Sử dụng bột yến mạch:

Bột yến mạch chứa các đặc tính làm dịu và chống viêm. Do đó, bột yến mạch thường được sử dụng như một phương pháp hiệu quả để giảm bớt kích ứng và viêm da.

Thêm một lượng bột yến mạch vừa đủ vào nước ấm, sau đó thoa trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng. Ngoài ra, người bệnh có thể trộn bột yến mạch với mật ong để làm tăng hiệu quả điều trị.

Tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa có liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hoặc nếu người bệnh cảm thấy lo lắng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.

4/5 - (4 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu chăm sóc da không đúng cách này bệnh dễ chuyển mạng tính, thậm chí xuất hiện biến chứng.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách chữa trị

Nhiều trường hợp nổi mề đay sau sinh hết trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần đến 2 tháng mới khỏi bệnh. Mặt khác, bệnh còn dễ...

Dị ứng mề đay có thể tự khỏi sau vài ngày.

Bệnh nổi mề đay có tự khỏi không? Ý kiến chuyên gia

Người bệnh nổi mề đay có thể sẽ tự khỏi bệnh sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng mề đay kéo dài hơn một tuần hoặc tái...

Lý do bị ngứa khắp người không nổi mẩn – Bạn nên biết

Hầu hết các trường hợp ngứa khắp người không nổi mẩn liên quan đến một số tình trạng da không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi các tình trạng này có...

Bệnh mề đay có thể điều trị tận gốc.

Bệnh nổi mề đay trị tận gốc, dứt điểm được không?

Nổi mề đay là một dấu hiệu xuất hiện trên da khi cơ thể bị dị ứng (với thức ăn, thời tiết, phấn hoa, lông vật nuôi,...). Chứng mề đay...

Bị nổi chấm đỏ trên chân – Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nổi chấm đỏ trên chân thường có liên quan đến một số tình trạng tiềm ẩn như dị ứng hoặc các bệnh viêm da. Tuy nhiên, trong một...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn