Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Mề đay mãn tính vô căn là gì? Làm sao điều trị?

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở Tay – Chân: Nguyên nhân và cách trị

Bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt – Nguyên nhân & cách trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Bệnh nổi mề đay có tự khỏi không? Ý kiến chuyên gia

Người bệnh nổi mề đay có thể sẽ tự khỏi bệnh sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng mề đay kéo dài hơn một tuần hoặc tái phát nhiều lần, người bệnh có thể đang gặp các vấn đề về sức khỏe, bệnh lý. Người bệnh cần nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Dị ứng mề đay có thể tự khỏi sau vài ngày.
Dị ứng mề đay có thể tự khỏi sau vài ngày.

Nổi mề đay có tự khỏi không?

Nổi mề đay là một hiện tượng không còn quá xa lạ đối với mọi người. Ai cũng có thể gặp phải tình trạng mề đay. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mề đay là một triệu chứng của dị ứng. Khi cơ địa của bạn không tương thích với một tác nhân nào đó bên ngoài môi trường, cơ thể sẽ phản ứng lại ngay. Một trong những biểu hiện cụ thể của sự phản ứng của cơ thể đó là nổi sẩn ngứa trên bề mặt da.

Cơ chế hình thành mẩn ngứa mề đay trên da là: Khi cơ thể tiếp nhận khách thể không tương thích với cơ địa, các phản ứng hóa sinh sẽ liên tục được diễn ra để sản sinh các kháng thể bảo vệ cơ thể. Trong quá trình tạo ra những kháng thể, histamin trong cơ thể cũng được sinh ra. Lượng histamin tăng lên, làm trương phình các mao mạch dưới da. Từ đó, da bị phù nề, ngứa ngáy, khó chịu.

Dị ứng mề đay có thể tự khỏi, không cần phải chữa trị. Các chuyên gia da liễu cho rằng, khi cơ thể đã tống khứ các tác nhân dị ứng ra ngoài hoặc khi các kháng thể đã tiêu diệt những yếu tố lạ, lượng histamin sẽ giảm dần. Từ đó, tình trạng mề đay dị ứng sẽ biến mất. Thông thường, nổi mề đay do dị ứng thường chỉ diễn ra trong vòng vài ngày, sau đó sẽ tự khỏi.

Nguyên nhân hình thành mề đay là do cơ thể bị dị ứng với thức ăn, thời tiết, phấn hoa,... lượng histamin tăng lên gây phù ngứa.
Nguyên nhân hình thành mề đay là do cơ thể bị dị ứng với thức ăn, thời tiết, phấn hoa,… lượng histamin tăng lên gây phù ngứa.

Tuy nhiên, nhiều người có thể gặp phải tình trạng nổi mề đay dài ngày không khỏi hoặc mề đay tái phát nhiều lần. Đó là những trường hợp bệnh lý đặc biệt, cần phải được khám và điều trị.

Đối với trường hợp bị mề đay tái phát nhiều lần, người bệnh có thể bị mắc chứng dị ứng mãn tính với phấn hoa, thời tiết, côn trùng, thức ăn,… nhưng không nhận biết được. Người bệnh chỉ cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thì sẽ cải thiện được tình trạng dị ứng mề đay này.

Đối với trường hợp bị nổi mề đay lâu ngày, người bệnh có thể đã bị nhiễm giun sán hoặc mắc phải một bệnh lý nào đó. Người bệnh cần khám và điều trị sớm để tránh những hậu quả khôn lường.

Một số biện pháp cải thiện mẩn ngứa mề đay

1. Dùng thuốc bôi

Khi bị nổi mề đay, người bệnh có thể khắc phục tình trạng ngứa ngáy khó chịu bằng cách dùng một số loại kem bôi. Các loại kem bôi ngoài da trị ngứa mề đay có tác dụng nhanh chóng, hiệu quả. Chúng thường có chất  ức chế các histamin, làm giảm ngứa và giảm sưng phù.

Một số loại thuốc bôi giảm ngứa mề đay phổ biến trên thị trường hiện nay là: Phenergan, Eumovate, Mentholatum Jinmart,…

Có thể khắc phục tình trạng ngứa ngáy do mề đay gây ra bằng cách bôi thuốc giảm ngứa.
Có thể khắc phục tình trạng ngứa ngáy do mề đay gây ra bằng cách bôi thuốc giảm ngứa.

2. Uống thuốc Tây

Uống thuốc Tây cũng là một cách giúp điều trị triệu chứng mề đay hiệu quả. Các loại thuốc uống như thuốc Prednisone, thuốc Chlopheniramin, thuốc Loratadine, thuốc Fexofenadine, thuốc Cetirizin,… là các loại thuốc kháng histamin, điều trị dị ứng, điều trị mề đay.

Người bệnh nên dùng thuốc theo liều lượng bác sĩ chỉ định để cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy do mề đay gây ra. Lưu ý rằng, khi dùng thuốc uống, người bệnh không nên uống thuốc quá liều quy định. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các loại thuốc kháng histamin giúp điều trị chứng nổi mề đay nhanh chóng.
Các loại thuốc kháng histamin giúp điều trị chứng nổi mề đay nhanh chóng.

3. Tắm với nước lá thuốc Nam

Một trong những phương pháp điều trị mề đay trong dân gian đó là nấu nước lá thuốc Nam để tắm. Theo quan niệm của dân gian, các loại dược chất có trong lá thuốc Nam sẽ khử trùng, tiêu độc, làm giảm ngay tình trạng mẩn ngứa, sẩn phù do mề đay dị ứng gây ra.

Một số loại lá thuốc thường được dùng để chữa bệnh mề đay là: lá ổi, lá khế, lá trầu, lá đơn đỏ,…

Tuy nhiên, đây chỉ là những bài thuốc từ dân gian, chưa trải qua các nghiên cứu, kiểm định khoa học của bác sĩ, chuyên gia. Người bệnh cần thận trọng trước khi áp dụng.

4. Dùng thuốc Y học cổ truyền

Thuốc Y học cổ truyền là các bài thuốc được rút ra từ sách Đông y. Các bác sĩ chuyên khoa đã bỏ công nghiên cứu và thẩm định tác dụng điều trị của bài thuốc.

Theo Đông y, cái cốt lõi trong việc điều trị bệnh nổi mề đay là trừ tà, tiêu độc, lợi tiểu, an thần. Đó là cách giúp chữa bệnh tận gốc thay vì chỉ điều trị triệu chứng như Tây y.

Các bài thuốc y học cổ truyền tựa vào những tiêu chí tiêu độc, trừ tà, lợi tiểu để điều trị. Những bài thuốc Đông y được bào chế từ dược liệu thiên nhiên, lành tính, giúp người bệnh loại bỏ được độc tố trong cơ thể bằng đường tiểu tiện.

Lưu ý, khi dùng các bài thuốc y học cổ truyền để chữa chứng mề đay, nếu thấy có bất kỳ triệu chứng lạ nào, người bệnh cũng cần khai báo với bác sĩ chuyên khoa. Một số loại dược liệu có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc không tương thích với cơ địa người dùng.

Thuốc Đông y chữa mề đay có tác dụng giải độc, trừ tà, lợi tiểu, giúp chữa bệnh mề đay tận gốc.
Thuốc Đông y chữa mề đay có tác dụng giải độc, trừ tà, lợi tiểu, giúp chữa bệnh mề đay tận gốc.

Tóm lại, nổi mề đay thường xuất phát từ nguyên nhân dị ứng với các tác nhân bên ngoài như thời tiết, môi trường, phấn hoa, thức ăn,… Bệnh sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị nổi mề đay dài ngày không khỏi hoặc bị tái phát nhiều lần trong năm, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh tận gốc.

Cùng chuyên mục

Nổi mề đay – Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và điều trị

Nổi mề đay là một dạng phát ban xảy ra do dị ứng. Bệnh có thể xuất hiện trên một khu vực hoặc toàn thân. Mề đây có thể bệnh...

Nguyên nhân bị nổi mề đay vào buổi sáng và cách trị

Bị nổi mề đay mẩn ngứa vào buổi sáng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là kích thích...

Cha mẹ an tâm chữa khỏi mề đay cho bé nhờ bí quyết BÍ TRUYỀN 150 năm từ cố vấn y khoa VTV2

Mề đay ở trẻ em thường gây mẩn đỏ, ngứa ngáy, khiến bé khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt, sức khỏe khiến bố mẹ lo lắng . Hiểu được điều...

Nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu chăm sóc da không đúng cách này bệnh dễ chuyển mạng tính, thậm chí xuất hiện biến chứng.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách chữa trị

Nhiều trường hợp nổi mề đay sau sinh hết trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần đến 2 tháng mới khỏi bệnh. Mặt khác, bệnh còn dễ...

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Nổi mề đay khắp người là bệnh gì? Cách xử lý, điều trị

Nổi mề đay khắp người là triệu chứng thường gặp của một số bệnh dị ứng hoặc các bệnh do nhiễm virus. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn