Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Nổi mề đay khắp người là bệnh gì? Cách xử lý, điều trị

Nổi mề đay khắp người là triệu chứng thường gặp của một số bệnh dị ứng hoặc các bệnh do nhiễm virus. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm cả các loại bệnh ung thư.

điều trị nổi mề đay khắp
Tình trạng nổi mề đay khắp người có thể là dấu hiệu dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn

Nổi mề đay khắp người là bệnh gì?

Mề đay là tình trạng nổi nhiều mẩn đỏ, ngứa trên bề mặt da. Vùng da bệnh thường chuyển sang màu đỏ, hồng và đôi khi có thể gây châm chích hoặc đau nhẹ. Trong hầu hết các trường hợp, mề đay xuất hiện khi cơ thể dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc một số bệnh lý khác.

Mề đay mẩn ngứa thường là tình trạng cấp tính và có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các trường hợp mãn tính, tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số nguyên nhân và bệnh lý nghiêm trọng hơn. Các tác nhân và vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay khắp người bao gồm:

1. Phản ứng dị ứng

Các phản ứng dị ứng có thể dẫn đến việc nổi mề đay mẩn ngứa. Tình trạng này thường được gây ra bởi một số chất bất kỳ có thể gay dị ứng và nhạy cảm với cơ thể.

nổi mề đay khắp người là bệnh gì
Một số loại thức ăn có thể gây ra phản ứng dị ứng và nổi mề đay toàn thân

Các tác nhân cụ thể có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay bao gồm:

  • Thực phẩm, đặc biệt là các loại hạt, trứng, sữa
  • Thú cưng
  • Phấn hoa
  • Mạt bụi
  • Côn trùng cắn
  • Một số loại thuốc, chủ yếu là kháng sinh, thuốc điều trị ung thư và Ibuprofen

Các trường hợp phát ban do dị ứng nhẹ có thể được điều trị lâu dài bằng một số loại thuốc ngắn hạn hoặc dài hạn để cải thiện các triệu chứng.

2. Bệnh mề đay mãn tính

Trong một số trường hợp, bệnh mề đay có thể phát triển thành mãn tính. Mề đay mãn tính là tình trạng mề đay không thể tự cải thiện trong vòng 6 tuần. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mề đay mãn tính có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.

3. Các bệnh về tuyến giáp

Có khoảng 10 – 15% các trường hợp mề đay mãn tính có liên quan đến tuyến giáp, như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto. Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch bị tấn công dẫn đến các triệu chứng phát ban và mề đay nghiêm trọng.

nổi mề đây khắp người
Một số bệnh về tuyến giáp có thể gây ra tình trạng mề đay mãn tính

Những người bị suy tuyến giáp có thể xuất hiện một số triệu chứng liên quan khác, bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Trầm cảm
  • Táo bón
  • Tăng cân
  • Rụng tóc
  • Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh
  • Khô da
  • Yếu cơ và cứng khớp

Các bệnh rối loạn tuyến giáp thường phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.

4. Bệnh Lupus ban đỏ

Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng tình trạng mề đay mãn tính có thể xuất hiện ở những người bệnh Lupus ban đỏ.

Thông thường, người bệnh có thể xuất hiện các mảng da đỏ và hình thành phát ban đỏ hình con bướm trên cánh mũi vá má. Các dạng phát ban này thường ảnh hưởng đến khoảng 50% các trường hợp bệnh.

Tuy nhiên, tình trạng nổi mề đay có thể là ngẫu nhiên và xuất hiện trước hoặc sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện các dạng bệnh ngoài da khác bao gồm nổi các nốt mẩn đỏ ngứa hoặc không ngứa.

5. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch gây viêm và đau khớp. Một số trường hợp người bệnh có thể bị nổi mề đau và xuất hiện các bệnh lý ngoài da khác.

Có khoảng 1% các trường hợp viêm khớp dạng thấp, người bệnh xuất hiện các triệu chứng phát ban và nổi mề đay. Thông thường tình trạng mề đay thường bùng lên dũ dội bởi vì các mạch máu bị viêm liên quan đến tình trạng viêm khớp dạng thấp.

Đôi khi người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như sốt, chán ăn, giảm cân và mệt mỏi.

bị nổi mề đay khắp người
Có khoảng 1% người bệnh viêm khớp dạng thấp bị nổi mề đay khắp người

6. Bệnh Celiac

Bệnh Celiac xảy ra khi một người không thể tiêu hóa và hấp thụ Gluten, một dạng protein có trong lúa mỳ, lúa mạch, lúa mạch đen và một số loại thực phẩm phổ biến khác. Đây là một dạng bệnh tự miễn dịch đặc trưng bởi các triệu chứng, đặc biệt là hệ thống tiêu hóa.

Trong một sô trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng liên quan đến da, bao gồm nổi mề đay toàn thân.

Người bệnh Celiac cần tránh tất cả các sản phẩm có chứa Gluten để hạn chế và ngăn ngừa các triệu chứng.

7. Bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường loại 1 có thể dẫn đế nhiều tình trạng da liễu khác nhau, bao gồm cả nổi mề đay mãn tính. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bệnh mề đay mãn tính đều là dấu hiệu liên quan đến tiểu đường tuýp 1.

Một số dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường tuýp 1 thường bao gồm:

  • Dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus
  • Nhiễm nấm
  • Các vết thường hở khó lành và dễ lở loét
  • Xuất hiện một bệnh da liễu khác
  • Phù chân hoặc những nơi máu dồn về nhiều
  • Xuất hiện mụn nước ở một số nơi trên cơ thể

8. Bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến là một bệnh lý ngoài da dẫn đến thay đổi màu theo mảng. Đây là tình trạng các tế bào sản xuất Melanin trên tóc, da và mắt chết đi, khiến vùng da này nhạt màu hơn vùng da lân cận.

Những đốm da của bệnh bạch biến có thể xảy ra cục bộ hoặc rải rác trên các bộ phận của cơ thể. Điều này khiến hệ thống miễn dịch phản ứng lại cá chất gây hại cho cơ thể, dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẫn ngứa ở những người mắc bệnh bạch biến.

nổi mề đay toàn thân
Đôi khi người bệnh bạch biến có thể bị nổi mề đay khắp người

9. Rối loạn tâm thần

Mề đay có thể là dấu hiệu của việc mất cân bằng các chất hóa học trong cơ thể. Tình trạng này này gây ra suy nhược thần kinh và suy giảm chức năng nhận thức ở một số người.

Ngoài ra, tình trạng thiếu oxy lên não có thể dẫn mất trí nhớ, căng thẳng và làm tình trạng mề đay thêm nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp, rối loạn tâm thần có thể liên quan đến nhiễm trùng bên trong cơ thể hoặc một số bệnh lý khác. Do đó, nếu thường xuyên cảm thấy đau khổ, mất niềm tin vào cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

10. Nhiễm khuẩn trong cơ thể

Nhiễm vi khuẩn trong cơ thể cũng có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay. Hai bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất có thể dẫn đến mề đay là viêm họng liên cầu khuẩn là nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, cúm và cảm lạnh thông thường cũng có thể dẫn đến mề đy hoặc gây ra tình trạng phát ban tương tự như mề đay trên cơ thể.

Ngay ca, viêm gan siêu vi B và tình trạng sức khỏe răng miệng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay khắp người. Bên cạnh đó, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác cũng có thể dẫn đến viêm gan B trong cơ thể.

11. Ung thư

Đôi khi tình trạng ngứa nổi mề đay khắp người có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư bao gồm ung thư phổi và đường tiêu hóa. Các xét nghiệm ung thư cần được thực hiện ngay khi người bệnh nổi mề đay kèm theo các dấu hiệu khác như:

  • Giảm cân mà không rõ lý do
  • Đau và nổi hạch ở cổ
  • Thường xuyên mệt mỏi

Cách xử lý khi bị nổi mề đay khắp người

Để điều trị và cải thiện tình trạng nổi mề đay toàn thân, người bệnh cần đến bệnh viện để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục đúng đắn nhất. Trong trường hợp mề đay cấp tính, các triệu chứng có thể tự cải thiện trong vài ngày mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa nổi mề đay khắp người gây khó chịu và ảnh hưởng đến chấ lượng cuộc sống, người bệnh có thể tham khảo một số cách xử lý như sau:

1. Biện pháp khắc phục tại nhà

Trong phần lớn các trường hợp, người bệnh thường áp dụng các biện pháp điều trị mề đay tại nhà và không cần điều trị y tế. Các biến pháp khắc phục tình trạng nổi mề đay toàn thân tại nhà phổ biến bao gồm:

ngứa nổi mề đay khắp người
Sử dụng nha đam là một các chống ngứa tự nhiên và an toàn

– Chườm lạnh:

Người bệnh có thể sử dụng một mảnh vải ẩm để chườm hoặc lau vào khu vực mề đay. Điều này có thể cải thiện tình trạng ngứa và giúp giảm viêm.

Ngoài ra, người bệnh có thể bọc một viên đá lạnh vào mảnh vải mỏng, dùng chườm vào khu vực mề đay. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.

– Tắm với các chất chống ngứa:

Thêm một ít yến mạch tự nhiên hoặc baking soda vào nước tắm có thể làm dịu da và giảm kích ứng.

– Sử dụng nha đam chống ngứa:

Nha đam chứa các đặc tính có thể làm dịu và giảm tình trạng mề đay. Người người có thể thoa gel nha đam hoặc chà xát thịt nha đam tươi vào khu vực mề đay để cải thiện các triệu chứng.

Tuy nhiên, nha đam có thể gây dị ứng ở một số người bệnh. Do đó luôn luôn thử nghiệm nha đam trên một vùng da nhỏ để tránh các phản ứng dị ứng.

– Tránh các chất có thể gây dị ứng:

Xà phòng, nước hoa hoặc một số loại kem dưỡng ẩm và kem chống nắng có thể gây kích ứng da. Do đó, người dễ bị nổi mề đay nên cẩn thận trong việc chọn sản phẩm chăm sóc da.

Bên cạnh đó, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và làm bằng chất liệu tự nhiên để không gây kích ứng da.

2. Điều trị y tế

Các loại thuốc điều trị tình trạng nổi mề đay khắp người thường bao gồm:

– Thuốc kháng Histamine:

Các loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa cơ thể tiết ra các tế bào gây dị ứng nổi mề đay. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc kháng Hisatmine là gây buồn ngủ.

Nhiều loại thuốc kháng Histamine thường được sử dụng bao gồm:

  • Diphenhydramine
  • Loratadine
  • Fexofenadine
  • Hydroxyzine

Đôi khi, người bệnh có thể cần dùng thuốc kháng Histamine theo toa của bác sĩ. Các loại thuốc này thường có xu hướng gây buồn ngủ. Do đó, nên sử dụng thuốc vào ban đêm và không nên sử dụng khi cần lái xe hoặc vận hành máy móc. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Cyproheptadine
  • Levocetirizine
  • Zantac
  • Tagamet
nổi mề đay khắp người
Người bệnh có thể cần sử dụng thuốc để điều trị tình trạng nổi mề đay khắp người

– Thuốc Steroid đường uống:

Trong các trường hợp nổi mề đay nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc Steroid đường uống. Tuy nhiên, Steroid đường uống chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Thuốc Steroid đường uống được sử dụng phổ biến là Prednison. Thuốc có tác dụng làm giảm sưng, đỏ và ngứa. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để cải thiện tình trạng mề đay phù mạch.

– Các loại thuốc khác:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Đây là các loại thuốc có tác dụng chống ngứa và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mề đay. Tuy nhiên, thuốc có thể gây buồn ngủ và chóng mặt.
  • Thuốc điều trị hen suyễn có chứa chất kháng Histamine: Các loại thuốc này có thể can thiệp vào các hoạt động của hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng nổi mề đay. Hai loại thuốc phổ biến thường là Accolate và Singulair.
  • Thuốc Omalizumab: Đây là loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị tình trạng mề đay mãn tính hoặc nghiêm trọng. Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm và thường mỗi tháng cần tiêm thuốc một lần.
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Các loại thuốc phổ biến bao gồm: Gengraf, Neoral, Astagraft XL, Prograf, Protopic và một số loại thuốc khác. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được sử dụng cho các trường hợp nghiêm trọng.

Để điều trị tình trạng bị nổi mề đay khắp người người bệnh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết các trường hợp, mề đay không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện sau một thời gian. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Rate this post

Cùng chuyên mục

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu chăm sóc da không đúng cách này bệnh dễ chuyển mạng tính, thậm chí xuất hiện biến chứng.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách chữa trị

Nhiều trường hợp nổi mề đay sau sinh hết trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần đến 2 tháng mới khỏi bệnh. Mặt khác, bệnh còn dễ...

Dị ứng mề đay có thể tự khỏi sau vài ngày.

Bệnh nổi mề đay có tự khỏi không? Ý kiến chuyên gia

Người bệnh nổi mề đay có thể sẽ tự khỏi bệnh sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng mề đay kéo dài hơn một tuần hoặc tái...

Lý do bị ngứa khắp người không nổi mẩn – Bạn nên biết

Hầu hết các trường hợp ngứa khắp người không nổi mẩn liên quan đến một số tình trạng da không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi các tình trạng này có...

Bệnh mề đay có thể điều trị tận gốc.

Bệnh nổi mề đay trị tận gốc, dứt điểm được không?

Nổi mề đay là một dấu hiệu xuất hiện trên da khi cơ thể bị dị ứng (với thức ăn, thời tiết, phấn hoa, lông vật nuôi,...). Chứng mề đay...

Bị nổi chấm đỏ trên chân – Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nổi chấm đỏ trên chân thường có liên quan đến một số tình trạng tiềm ẩn như dị ứng hoặc các bệnh viêm da. Tuy nhiên, trong một...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn