Nổi mề đay khi trời lạnh – Cách chữa trị và phòng ngừa
Nổi mề đay khi trời lạnh là một loại mề đay phổ biến ở vùng có khí hậu lạnh. Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ và gây tử vong.

Nổi mề đay khi trời lạnh tình gì?
Mề đay là một tình trạng viêm da phổ biến dẫn đến tổn thương bề mặt da. Mề đay có thể là cấp tính hoặc mãn tính, dựa trên thời gian và các dấu hiệu nhận biết.
Nổi mề đay khi trời lạnh là tình trạng đặc trưng ở nơi có khí hậu lạnh, trong đó da của người bệnh sẽ phát ban, nổi mẩn khi tiếp xúc với không khí lạnh, nước lạnh hoặc bất cứ tiếp xúc lạnh nào với da. Tình trạng nổi mề đay khi thời tiết lạnh có thể trở thành mãn tính và xuất hiện khi tiếp xúc với không khí lạnh. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, mề đay lạnh có thể dẫn đến sốc phản vệ và tử vong.
Tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh thường phổ biến ở người trẻ tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ. Các tiếp xúc với không khí lạnh từ không gian máy điều hòa, thời tiết lạnh hoặc khi đi bơi đều có thể dẫn đến các dấu hiệu mề đay. Phát ban có thể xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với không khí lạnh.
Nổi mề đay khi thời tiết lạnh thường không nguy hiểm và đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này thường mãn tính và tái phát theo mùa (khi thời tiết lạnh). Do đó, để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần tìm hiểu rõ các thông tin để có cách phòng ngừa phù hợp.
Nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ nổi mề đay khi trời lạnh
Bất cứ tiếp xúc nào có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể đều có thể dẫn đến các dấu hiệu mề đay lạnh. Khi cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng Histamine và các hóa chất khác vào máu. Những hóa chất này gây ra tình trạng nổi mề đay như mẩn đỏ, ngứa và đôi khi gây nên các triệu chứng toàn thân.

– Có hai dạng nổi mề đay khi trời lạnh phổ biến, như sau:
- Mề đay lạnh nguyên phát: Đây là tình trạng nổi mề đay khi tiếp xúc với không khí lạnh mà không rõ nguyên nhân.
- Mề đay lạnh thứ phát: Đây là tình trạng xuất hiện các dấu hiệu mề đay do một căn bệnh tiềm ẩn, nhiễm trùng, nhiễm virus, rối loạn tế bào máu hoặc do di truyền.
– Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nổi mề đay lạnh bao gồm:
- Làm việc văn phòng với máy lạnh hoặc nhà đông lạnh, làm mát.
- Tiếp xúc với nước lạnh khi bơi hoặc tắm.
- Sống hoặc đi du lịch đến các nước và vùng lạnh, tiếp xúc với môi trường lạnh, gió lạnh,…
- Điều trị một số bệnh lý bằng phương pháp áp lạnh.
- Tiếp xúc với da với một số hóa chất gây ra phản ứng nhiệt (mất nhiệt) trong cơ thể, chẳng hạn như nghề làm rượu.
- Uống nước lạnh hoặc ăn kem.
– Các đối tượng dễ bị nổi mề đay khi trời lạnh:
- Thanh niên trong độ tuổi từ 18 – 25 rất dễ nổi mề đay khi trời lạnh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.
- Cả nam và nữ đều có thể bị nổi mề đay khi trời lạnh, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở nữa cao gấp 2 lần nam giới.
- Sống ở khu vực lạnh như châu Âu và châu Mỹ. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở các khu vực khác, bao gồm nơi có khí hậu nóng.
Dấu hiệu và triệu chứng nổi mề đay khi trời lạnh
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của mề đay lạnh có thể nhẹ hoặc nặng, có thể khu trú hoặc lan tỏa ra toàn thân. Sự thay đổi các các triệu chứng có thể xuất hiện khi nhiệt độ thay đổi và mức độ dung nạp của cơ thể người bệnh. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vài phút (2 – 5 phút) sau khi tiếp xúc với không khí lạnh. Các dấu hiệu nhận biết phổ biến có thể bao gồm:
- Ngứa và sưng trên bề mặt da cục bộ tại bộ phận tiếp xúc với không khí lạnh.
- Hình thành các nốt phát ban da hoặc tổn thương da, da chuyển sang màu đỏ hoặc hồng.
- Vùng da xung quanh bị ảnh hưởng, đổi màu bất thường.
- Tùy vào đối tượng bệnh, một số người có thể có cảm giác nóng rát da tại khu vực mề đay.
- Vùng da mề đay có thể thay đổi kích thước từ vài mm đến vài cm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mề đay có thể phát triển thành một vùng rộng lớn trên cơ thể.
- Khi có áp lực tác động lên vùng da bệnh, vùng da này có thể thay đổi màu da, chuyển sang màu trắng hoặc nhợt nhạt.
- Gãi ngứa có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Trong một số trường hợp da có thể bị lở loét và nhiễm trùng thứ cấp.
- Một số người bệnh có thể bị phù mạch. Đây là tình trạng các chất lỏng xuất hiện trong màng nhầy hoặc ở sâu dưới da.
- Đau, đặc biệt là khi chạm vào.

Bên cạnh các dấu hiệu về da, một số người có thể gặp các triệu chứng toàn thân như:
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Đau khớp và đau nhức khắp cơ thể
- Khó thở hoặc có các vấn đề về hô hấp khi uống nước lạnh, ăn kem
- Cổ họng và thực quản có thể bị nghẹt dẫn đến tắc nghẽn
- Thay đổi nhịp tim
- Huyết áp giảm
- Đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Các trường hợp nghiêm trọng, nổi mề đay khi trời lạnh có thể dẫn đến sốc tim, sốc phản vệ và mất ý thức. Điều này có thể dẫn đến tử vong, do đó người bệnh cần chú ý các triệu chứng để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Chẩn đoán tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh
Để chẩn đoán tình trạng mề đay khi trời lạnh bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chuyên môn bao gồm:
- Khám thực thể và đánh giá tình trạng lịch sử y tế cá nhân.
- Xét nghiệm dị ứng da.
- Thử nghiệm các chất chống oxy hóa và các thụ thể chống dị ứng của cơ thể.
- Kiểm tra phản ứng với thời tiết lạnh, bác sĩ có thể cho người bệnh tiếp xúc với không khí lạnh, để kiểm tra các phản ứng dị ứng

Ngoài ra, một số xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm:
- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ, bao gồm cả số lượng bạch cầu ái toan trong cơ thể.
- Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA).
- Xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR).
- Nồng độ miễn dịch E (IgE) trong máu.
- Huyết thanh bổ sung.
- Xét nghiệm máu huyết thanh phản ứng C huyết thanh.
- Các xét nghiệm để loại trừ các rối loạn hoặc nhiễm trùng máu tiềm ẩn khác (nếu cần).
- Sinh thiết da để nghiên cứu bệnh và loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng khác.
Biện pháp điều trị tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh
Không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng nổi mề đay khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện các triệu chứng. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu.
Các biện pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:
1. Biện pháp khắc phục tại nhà
Các biện pháp khắc phục và điều trị mề đay tại nhà phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và các yếu tố kích hoạt. Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

- Giảm tiếp xúc với không khí lạnh, tránh mọi tình huống có thể làm giảm nhiệt độ không khí một cách nhanh chóng.
- Nếu tình trạng phơi nhiễm lạnh được dự đoán thì người bệnh nên có biện pháp dự phòng, chẳng hạn như giữ một liều thuốc kháng Histamine liều cao bên người.
- Điều trị các bệnh lý có liên quan và giữ nhiệt độ cơ thể ở mức độ bình thường.
- Bảo vệ làn da khỏi các yếu tố lạnh, khi đi ra ngoài cần che chắn, bảo vệ, đeo găng tay, choàng khăn quàng cổ và làm ấm đầu, trán, gáy.
- Nếu định bơi trong nước lạnh, hãy sử dụng đồ bơi cách nhiệt để tránh gây kích ứng da.
- Tránh các loại đồ uống và thức ăn lạnh. Điều này có thể bảo vệ môi, cổ họng và dạ dày của người bệnh.
- Tránh sử dụng máy lạnh có nhiệt độ quá lạnh.
- Làm quen với nhiệt độ lạnh bằng cách tiếp xúc với nhiệt độ lạnh dần dần. Điều này có thể tăng khả năng chịu đựng và kích ứng của làn da.
- Cẩn thận khi cần tiếp xúc với các yếu tố kích ứng da bao gồm dưỡng ẩm da, sử dụng quần áo với loại vải phù hợp, không sử dụng bột giặt, nước xả vải với hóa chất mạnh, dễ gây kích ứng da.
2. Điều trị y tế
Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc điều trị. Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:
– Thuốc kháng Histamine:
Các loại thuốc này ngăn chặn sự giải phóng Histamine từ các tế bào và giảm các phản ứng viêm và ngứa. Các loại thuốc kháng Histamie có sẵn ở dạng kem bôi và thuốc mỡ tại chỗ, tuy nhiên các loại thuốc uống mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
Các loại thuốc kháng Histamine phổ biến bao gồm:
- Desloratadin
- Fexofenadine
- Ebastine
– Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene:
Leukotrien là những hoạt chất cơ thể tiết ra để chống lại các phản ứng dị ứng. Các loại thuốc chống Leukotrien thường được chỉ định khi thuốc kháng Histamine không mang lại hiệu quả điều trị.
– Thuốc Corticosteroid toàn thân:
Những loại thuốc này được khuyến cáo cho những trường hợp mề đay mãn tính hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn bởi vì các loại thuốc này có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Ngoài ra, việc sử dụng Corticosteroid toàn thân nên được ngừng sử dụng một cách dần dần để tránh các triệu chứng nghiêm trọng khi ngừng thuốc đột ngột.

– Dapsone:
Đây là một loại thuốc kháng khuẩn có thể hỗ trợ cải thiện các trường hợp nhiễm trùng thứ cấp.
– Doxepin:
Đây là một loại thuốc được sử dụng thường xuyên để điều trị trầm cảm và rối loạn lo lắng. Tuy nhiên, các loại thuốc này mang lại hiệu quả điều trị tình trạng nổi mề đay khi thời tiết lạnh tương đối cao.
– Omalizumab:
Đây là loại thuốc được kê thường xuyên để điều trị hen suyễn và các vấn đề hô hấp. Tuy nhiên, thuốc này mang lại hiệu quả điều trị tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh ở những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
– Thuốc tiêm tự động Epinephrine:
Bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ về việc giữ một liều thuốc Epinephrine bên người để phòng ngừa các phản ứng sốc phản vệ.
Nếu tình trạng mề đay khi thời tiết lạnh có liên quan đến các bệnh ly tiềm ẩn, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.
Biến chứng do nổi mề đay khi thời tiết lạnh
Các biến chứng phổ biến bao gồm:
- Gãi mạnh có thể dẫn đến hình thành sẹo, lở loét, gây nhiễm trùng và nấm da.
- Ngứa nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Mề đay khi trời lạnh nghiêm trọng có thể lan ra toàn bộ cơ thể và gây ảnh hưởng đến tính mạng.
- Các đợt mề đay tái phát có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây căng thẳng và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Phù mạch có thể gây ảnh hưởng đến thanh quản, khiến người bệnh ngạt thở và gây tử vong.
- Các trường hợp nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ và gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh thường không quá nghiêm trọng và có thể điều trị được. Có khoảng 50%các trường hợp, các triệu chứng tái phát trong 5 – 10 năm và sau đó biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, các dấu hiệu có thể kéo dài suốt đời. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và có biện pháp cải thiện tình trạng phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!