Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh – Cách trị và phòng ngừa

Viêm da tiết bã nhờn có chữa được không, bằng cách nào?

Giải pháp điều trị viêm da tiết bã tận gốc 2021

Mẹo trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa nhanh khỏi

Các loại dầu gội trị viêm da tiết bã hiệu quả và cách dùng

Cách trị viêm da đầu tiết bã đơn giản, hiệu quả

Bài thuốc chữa viêm da dầu bằng đông y

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt – Cách chăm sóc, chữa trị

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) là gì? Nguyên nhân & điều trị

Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) là gì? Nguyên nhân & điều trị

Viêm da dầu (hay viêm da tiết bã) là tình trạng gây tổn thương trên bề mặt da do sự phát triển quá mức của một số loại nấm. Nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, viêm da dầu có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

viêm da tiết bã nhờn
Viêm da dầu là một tình trạng da mãn tính không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh gì?

Viêm da tiết bã nhờn hay còn gọi là viêm da tiết bã, viêm da dầu, chàm da mỡ. Đây là thuật ngữ để chỉ tình trạng viêm da phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến các vùng da nhờn, hai bên cánh mũi, lông mày, mí mắt, tai, ngực, tuyến bã nhờn của da đầu, mặt và một số bộ phận khác trên cơ thể.

Viêm da tiết bã có thể phát triển ở cả trẻ em và người trưởng thành. Viêm da dầu có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể trở thành mãn tính và cần thực hiện điều trị lâu dài.

Viêm da tiết bã nhờn đôi khi còn được gọi là gàu, chàm bã nhờn. Trong một số trường hợp, bệnh có thể liên kết với bệnh vẩy nến, được gọi là bệnh vẩy nến bã nhờn.

Viêm da bã nhờn là bệnh lý lành tính, không nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khắc phục hợp lý, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và tính thẩm mỹ của người bệnh.

Nguyên nhân viêm da tiết bã nhờn

Hiện tại các bác sĩ vẫn không biết nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng viêm da tiết bã nhờn. Tuy nhiên, bệnh có thể liên quan đến một loại nấm men tên là Malassezia, có sẵn trong dịch tiết dầu trên da. Các chất chuyển hóa của loại nấm này như axit béo Oleic, Malssezin và Indole – 3- Carbaldehyd có thể dẫn đến các phản ứng viêm.

viêm da bã nhờn
Viêm da dầu được cho là có liên quan đến một loại nấm men có trong hệ thực vật của da

Ngoài ra, một số tác nhân có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm da dầu bao gồm:

  • Gen di truyền: Có khoảng 10 đột biến gen di truyền mới hoặc tình trạng thiếu hụt protein thường phổ biến hơn ở những người viêm da tiết bã.
  • Bệnh lý thần kinh trung ương: Những bệnh nhân có bệnh lý thần kinh trung ương nghiêm trọng như mất trí nhớ, chấn thương sọ não, Parkinson thường có xu hướng dễ bị viêm da tiết bã nhờn.
  • Tổn thương hàng rào bảo vệ da: Lớp màng Lipid trên bề mặt da có chức năng bảo vệ và chống lại các yếu tố gây ảnh hưởng đến da. Do đó, các tác nhân gây hại(như không khí lạnh, thiếu ẩm) có thể gây phá vỡ màng Lipid bảo vệ da. Điều này làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh về da như bệnh chàm hoặc viêm da bã nhờn.
  • Tuyến nhờn hoạt động quá mức: Bã nhờn và dầu thừa trên da là yếu tố kích thích các loại nấm men phát triển và gây viêm da tiết bã nhờn.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Các đối tượng có hệ thống miễn dịch kém như bệnh nhân HIV, tiểu đường, ung thư, cấy ghép nội tạng,… thường có nguy cơ viêm da tiết bã nhờn tương đối cao.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, Corticoid thường xuyên có thể gây ra tình trạng viêm da tiết bã nhờn.

Dấu hiệu và triệu chứng viêm da dầu

Viêm da dầu gây ra các mảng da đỏ, có vảy tương tự như gàu. Tùy thuộc vào đối tượng, bệnh có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau. Cụ thể các dấu hiệu nhận biết như sau:

1. Triệu chứng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã thường ảnh hưởng đến bé dưới 3 tháng tuổi và thường khỏi sau 6 tháng đến 12 tuổi.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh dẫn đến các mảng vảy nhờn trên da đầu, dân gian gọi là bệnh cứt trâu. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến nách và bẹn.

nguyên nhân viêm da tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường gây ảnh hưởng đến da đầu

Các triệu chứng nhận biết phổ biến thường bao gồm:

  • Gây ra các mảng da màu hồng, có thể bong tróc nhưng dính chặt vào biểu bì da.
  • Các mảng da có xu hướng lan tỏa sang các vùng da lân cận.
  • Không có dấu hiệu ngứa rát hoặc gây tổn thương da.

2. Dấu hiệu viêm da tiết bã ở người trưởng thành

Ở người trưởng thành, viêm da tiết bã nhờn thường gây ảnh hưởng đến da đầu, mặt (đặc biệt là khu vực mũi, phía sau tai, bên trong lông mày) và một số bộ phận ở phía trên cơ thể.

Các biểu hiện cụ thể thường bao gồm:

  • Hình thành các mảng da màu hồng, có vảy ở các nếp gấp da (thường là ở trên khuôn mặt).
  • Ở các khu vực như chân tóc, ngực, lưng thường xuất hiện một đường viền màu đỏ, cao nổi bật so với vùng da xung quanh. Đường viền có thể hình vòng cung, hình nhẫn hoặc đường tròn, bên ngoài thường có vảy trắng.
  • Nếu xuất hiện ở chân mày, viêm da dầu thường xuất hiện dưới dạng các mảng da màu đỏ hoặc hồng và có thể lan rộng ra các khu vực lân cận.
  • Trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm da tiết bã có thể đi kèm với viêm nang lông.
  • Viêm da dầu ở người trưởng thành có thể gây ngứa nhẹ hoặc hoàn toàn không ngứa. Các triệu chứng bệnh cũng có xu hướng trở nên nghiêm trọn vào mùa thu – đông và được cải thiện vào mùa xuân – hè.

Chẩn đoán viêm da tiết bã nhờn

Bệnh viêm da dầu không được chẩn đoán bởi sự xuất hiện của các loại nấm. Loại nấm Malassezia (được cho là gây ra viêm da tiết bã) là một thành phần bình thường của hệ thống thực vật da. Do đó, sự hiện diện của Malassezia trên da hoặc các vết trầy xước da, không thể đưa ra kết luận chẩn đoán.

nguyên nhân viêm da tiết bã nhờn
Đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị hợp lý

Do đó, tình trạng viêm da tiết bã thường được chẩn đoán thông qua sinh thiết da để loại trừ các bệnh lý có dấu hiệu tương tự như:

  • Bệnh vẩy nến: Đây là một tình trạng cũng dẫn đến đỏ da và hình thành các mảng da có vảy. Vẩy nến thường gây ra nhiều vảy hơn và trên bề mặt da thường có màu trắng bạc.
  • Bệnh chàm: Là các phản ứng da gây ngứa, viêm thường phổ biến ở các nếp gấp da như khuỷu tay, mặt trong đầu gối hoặc phía trước cổ.
  • Viêm da cơ địa: Đây là một tình trạng da mãn tính có các dấu hiệu tương tự như viêm da dầu. Tuy nhiên, bệnh lý này thường pháthãy cạo râu sạch sẽ hoặc làm sạch râu thường xuyên. Viêm da tiết bã có thể trở nên tồi tệ hơ triển ở khu vực nếp gấp da, ít khi ảnh hưởng đến da đầu, mặt và ngực.

Biện pháp điều trị viêm da tiết bã

Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm viêm da dầu. Tuy nhiên, người bệnh có thể ứng dụng nhiều biện pháp để cải thiện các triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát. Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Các biện pháp điều trị tại nhà

Người bệnh có thể cải thiện tình trạng viêm da tiết bã nhờn bằng cách thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà.

Các biện pháp điều trị và chăm sóc viêm da dầu tại nhà thường bao gồm:

  • Làm mềm và loại bỏ vảy trên da bằng cách thoa dầu ô liu hoặc các loại dầu thực vật khác. Để dầu lưu trên da trong hơn 1 giờ sau đó vệ sinh vùng da bệnh.
  • Vệ sinh da thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch. Tránh các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh có thể gây ảnh hưởng đến làn da.
  • Tránh các sản phẩm dưỡng da, gel xịt tóc và các sản phẩm tác động lên da trong khi điều trị viêm da dầu.
  • Tránh các sản phẩm chăm sóc da và tóc có chứa cồn. Hoạt chất này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.
  • Nếu để râu hãy làm sạch râu thường xuyên. Viêm da tiết bã có thể trở nên tồi tệ hơn ở dưới mép râu và ria mép.
  • Làm sạch mí mắt nếu mí mắt có dấu hiệu đỏ hoặc đóng vảy. Dùng nước ấm hoặc dầu gội cho trẻ em để lau và làm mềm mí mắt. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn thận để tránh gây ảnh hưởng đến thị lực.

2. Thuốc điều trị viêm da dầu

Các loại thuốc thường mang lại hiệu quả điều trị tương đối cao và nhanh chóng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc chống nấm tại chỗ được áp dụng để làm giảm sự phát triển của nấm Malassezia. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Ketoconazole, Axit Salicylic, Axit Lactic, Urê, Propylene Glycol và các loại thuốc Azole khác.
  • Thuốc Corticoide tại chỗ được sử dụng để làm giảm tình trạng viêm và sưng. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn, khoảng 1 – 3 tuần để hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Kem Hydrocortisone cũng có thể được sử dụng để cải thiện các triệu chứng viêm da dầu. Bôi thuốc hai lần mỗi ngày trong 1 hoặc 2 tuần.
  • Thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ bao gồm kem Pimecrolimus, thuốc mỡ Tacrolimus. Các loại thuốc này thường được chỉ định nếu Corticosteroid tại chỗ không mang lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường không có hiệu quả điều trị viêm da tiết bã trên mặt.
  • Thuốc chống nấm dưới dạng thuốc viên nếu các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả điều trị. Đây không phải là lựa chọn điều trị hàng đầu vì thuốc đường uống có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn.
bệnh viêm da tiết bã
Các loại thuốc điều trị viêm da dầu thường mang lại hiệu quả điều trị tương đối cao

Đối với trường hợp viêm da tiết bã trên da đầu, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như:

  • Dầu gội dược phẩm có chứa Ketoconazole, Ciclopirox, Selenium Sulfide, kẽm Pyrithione, và Axit Salicylic. Các loại dầu gội này thường được sử dụng ít nhất 2 lần mỗi tuần trong ít nhất một tháng hoặc vô thời hạn để cải thiện các triệu chứng bệnh.
  • Các loại thuốc thoa da dầu có chứa Steroid để giảm ngứa. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Kem Coal Tar được sử dụng cho các trường hợp viêm da tiết bã lan rộng khắp da đầu. Các loại kem này thường được loại bỏ sau đó vài giờ bằng cách gội đầu để tránh các phản ứng phụ.

Đối với trường hợp viêm da dầu ở trẻ sơ sinh:

  • Làm sạch da và vùng da bệnh mỗi ngày bằng xà phòng đặc trị an toàn cho trẻ sơ sinh. Có thể dùng các loại bàn chải có lông mịn để chải, làm sạch vảy.
  • Thoa kem Vaseline để làm mềm da và tránh gây tổn thương bề mặt da.
  • Sử dụng thuốc chống nấm tại chỗ được kê đơn và an toàn cho trẻ sơ sinh.

3. Áp dụng các biện pháp thiên nhiên

Nhiều biện pháp điều trị thay thế từ thiên nhiên có thể kiểm soát các triệu chứng viêm da tiết bã. Các phương pháp phổ biến bao gồm:

  • Tinh dầu trà xanh: Có thể được sử dụng lên khu vực da bị ảnh hưởng để cải thiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, một số đối tượng có thể dị ứng với tinh dầu trà xanh, do đó luôn thử nghiệm dị ứng trước khi áp dụng trên một vùng da rộng.
  • Bổ sung dầu cá: Thường xuyên sử dụng các loại cá nước lạnh hoặc sản phẩm bổ sung Omega – 3 có thể thay thế các loại thuốc điều trị viêm da dầu.
  • Sử dụng nha đam: Thoa gel nha đam lên vùng da bệnh có thể làm dịu da và cải thiện tình trạng bong tróc vảy.

Viêm da dầu là bệnh lý mãn tính và rất khó phòng ngừa. Tuy nhiên, bệnh hiếm khi trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Mặc khác, các biện pháp điều trị thường mang lại hiệu quả tương đối cao. Do đó, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?

Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?

"Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia da liễu, bệnh lý khá...

Cách chữa viêm da dầu ở cánh mũi & chăm sóc, phòng ngừa

Viêm da dầu ở cánh mũi là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Dù được đánh giá tương đối lành tính nhưng triệu chứng của bệnh lý...

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt – Cách chăm sóc, chữa trị

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt gây ảnh hưởng đến 5% dân số thế giới, bao gồm cả trẻ em và người thành. Tình trạng này cần được điều...

Cách trị viêm da đầu tiết bã đơn giản, hiệu quả

Viêm da đầu tiết bã là tình trạng da đầu bị viêm mãn tính, bề mặt da đỏ, có vảy bong ẩm và nhờn dính. Bệnh lý này có tính...

Các loại dầu gội trị viêm da tiết bã hiệu quả và cách dùng

Sử dụng các loại dầu gội trị viêm da tiết bã có thể ức chế sự phát triển của nấm Malessezia và cải thiện các triệu chứng của bệnh như...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn