Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh – Cách trị và phòng ngừa

Viêm da tiết bã nhờn có chữa được không, bằng cách nào?

Giải pháp điều trị viêm da tiết bã tận gốc 2021

Mẹo trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa nhanh khỏi

Các loại dầu gội trị viêm da tiết bã hiệu quả và cách dùng

Cách trị viêm da đầu tiết bã đơn giản, hiệu quả

Bài thuốc chữa viêm da dầu bằng đông y

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt – Cách chăm sóc, chữa trị

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) là gì? Nguyên nhân & điều trị

Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?

Cách chữa viêm da dầu ở cánh mũi & chăm sóc, phòng ngừa

Viêm da dầu ở cánh mũi là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Dù được đánh giá tương đối lành tính nhưng triệu chứng của bệnh lý này có đặc tính dai dẳng và dễ tái phát. Để quản lý bệnh hoàn toàn, cần phối hợp giữa điều trị y tế, cách chăm sóc và các biện pháp phòng ngừa.

viêm da dầu ở cánh mũi
Viêm da dầu ở cánh mũi là bệnh da liễu mãn tính thường gặp ở người trưởng thành

Viêm da dầu ở cánh mũi & Dấu hiệu nhận biết

Viêm da dầu (viêm da tiết bã/ chàm da mỡ) là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm, có liên quan đến “thể địa da dầu”. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, bong vảy ẩm dính, da tiết nhiều bã nhờn và ngứa ngáy nhẹ. Khác với các thể chàm khác, viêm da dầu chủ yếu ảnh hưởng đến những vùng da tiết nhiều bã nhờn như cánh mũi, vùng da xung quanh lông mày, da đầu,… Trong đó, cánh mũi là vị trí thường gặp nhất – đặc biệt là ở người trưởng thành.

Viêm da tiết bã có thể khởi phát khu trú ở mũi nhưng cũng có thể bùng phát cùng lúc ở nhiều vùng da khác. Dù là bệnh lành tính nhưng viêm da dầu ở cánh mũi ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, vùng da ở cánh mũi có đặc tính bài tiết nhiều dầu và bã nhờn. Chính vì vậy, triệu chứng của bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu không kết hợp điều trị và phòng ngừa.

viêm da tiết bã ở cánh mũi
Viêm da dầu đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, bong vảy trắng, nhờn và ẩm dính

Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiết bã nhờn ở cánh mũi:

  • Cánh mũi, khóe mũi và vùng da xung quanh có hiện tượng đỏ/ hồng hơn so với vùng da lành
  • Da tiết nhiều bã nhờn, ẩm dính kèm theo tình trạng bong vảy, vảy bong có màu trắng, vàng hoặc nâu nhạt
  • Viêm da dầu ở cánh mũi có thể gây ngứa ngáy nhẹ và nóng rát, châm chích (nhất là khi chà xát, gãi cào)
  • Tổn thương ở cánh mũi có thể lan rộng ra toàn vùng má, vùng da xung quanh lông mày và rìa tóc

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh da liễu khá phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tổn thương ở vùng mũi chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn và rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em.

Nguyên nhân gây viêm da dầu ở cánh mũi

Tương tự như các thể chàm khác, nguyên nhân chính xác gây viêm da dầu ở cánh mũi vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy cơ chế gây bệnh có sự tham gia của các yếu tố sau:

viêm da tiết bã ở cánh mũi
Cơ chế bệnh sinh của viêm da tiết bã có sự tham gia của vi nấm Malassezia
  • Thể địa da dầu (rối loạn bài tiết mồ hôi): Ở người bị viêm da dầu, nhận thấy tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng da luôn trong trạng thái nhờn dính và ẩm ướt. Bã nhờn tiết ra nhiều cung cấp một lượng lớn lipid (chất béo) cho các loại vi nấm thường trú trên da. Kết quả là xuất hiện thương tổn điển hình của bệnh như da nổi mảng đỏ, ẩm dính, bong vảy, ngứa ngáy và châm chích nhẹ.
  • Nấm Malassezia: Malassezia là loại nấm thường trú trên da, phụ thuộc vào lipid có trên lớp thượng bì. Thông thường, nấm chỉ tồn tại với số lượng nhất định và có vai trò trong việc cân bằng môi trường sinh lý của da. Tuy nhiên nếu bã nhờn tiết quá nhiều, nấm Malassezia có thể phát triển quá mức và đào thải nhiều chất chuyển hóa. Các chất chuyển hóa của loại nấm này được xem là yếu tố trực tiếp làm phát sinh triệu chứng của viêm da dầu ở cánh mũi.
  • Di truyền: Tương tự như các thể chàm khác, viêm da dầu là bệnh da liễu có tính chất di truyền. Nguy cơ mắc bệnh lý này tăng lên đáng kể nếu có cha hoặc (và) mẹ bị viêm da dầu hoặc các bệnh lý liên quan đến “thể địa da dầu”.
  • Các yếu tố nội sinh: Triệu chứng của bệnh viêm da dầu còn có thể bùng phát khi có một số yếu tố nội sinh như rối loạn nội tiết, trầm cảm, căng thẳng, Parkinson, suy nhược, giảm chức năng miễn dịch,…
  • Các yếu tố ngoại sinh: Viêm da dầu ở cánh mũi cũng có thể khởi phát do một số yếu tố ngoại sinh như dung nạp nhiều loại thực phẩm, đồ uống làm tăng tiết bã nhờn như nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê, món ăn chứa nhiều gia vị, đường, chất béo bão hòa. Hoặc do sử dụng mỹ phẩm chứa độ pH quá thấp/ quá cao, chứa chì, hương liệu và xà phòng.

Vì chịu sự tác động của cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh nên viêm da dầu ở cánh mũi rất dễ tái phát, tiến triển dai dẳng và mãn tính. Do đó, bệnh nhân cần chủ động trong việc thăm khám và tích cực điều trị – chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm da dầu ở cánh mũi có chữa khỏi không? Nguy hiểm không?

Viêm da dầu ở cánh mũi là bệnh da liễu thường gặp ở người trưởng thành. Bệnh lý này gây đỏ da kèm theo hiện tượng bong vảy, da ẩm và nhờn dính. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình trạng này tác động không nhỏ đến cuộc sống, ngoại hình và tâm lý.

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh da liễu mãn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp và căn nguyên có nhiều điểm chưa rõ ràng. Do đó, bệnh rất dễ tái phát nếu không kết hợp đồng thời cả điều trị và phòng ngừa. Dù có tính chất dai dẳng nhưng viêm da dầu ít khi gây ngứa hoặc chỉ gây ngứa ngáy nhẹ. Trong khi đó các thể chàm khác (chàm tổ đỉa, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng,…) thường gây ngứa nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, viêm da dầu ở cánh mũi không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp được áp dụng chỉ có thể kiểm soát triệu chứng lâm sàng và hỗ trợ giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh. Do đó, người mắc bệnh lý này bắt buộc phải sống chung với bệnh.

Dù không thể chữa dứt điểm nhưng viêm da dầu là bệnh tương đối lành tính, ít ngứa và đau rát. Nếu tích cực trong quá trình điều trị và chăm sóc, bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát tổn thương da và hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống.

Các biện pháp điều trị viêm da dầu ở cánh mũi

Như đã đề cập, không có phương pháp điều trị dứt điểm viêm da dầu ở cánh mũi. Hiện nay, điều trị y tế thường được chỉ định trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh nhằm kiểm soát nhanh triệu chứng và ngăn chặn tổn thương da lan rộng. Ở giai đoạn bệnh ổn định, bệnh nhân có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để giảm ngứa, tiêu viêm và loại bỏ vảy bong.

Dưới đây là các biện pháp điều trị viêm da dầu ở cánh mũi được áp dụng phổ biến:

1. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Viêm da dầu ở cánh mũi được điều trị chủ yếu bằng thuốc bôi. Tùy vào mức độ của các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc sau:

viêm da tiết bã ở cánh mũi
Điều trị viêm da dầu ở cánh mũi chủ yếu là dùng thuốc bôi kháng nấm, corticoid và thuốc bạt sừng
  • Thuốc bôi kháng nấm: Thuốc bôi kháng nấm là nhóm thuốc chính trong điều trị bệnh viêm da dầu. Tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế hoạt động của vi nấm Malassezia, từ đó làm giảm các chất chuyển hóa của nấm và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên để tránh hiện tượng nhờn thuốc, nên dùng thuốc bôi kháng nấm đều đặn theo thời gian được chỉ định. Tránh tình trạng quên liều hoặc sử dụng không đều đặn.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Thuốc bôi chứa corticoid được sử dụng khi viêm da dầu ở mặt gây viêm đỏ nhiều. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp corticoid và thuốc kháng nấm dạng bôi. Vì sử dụng lên vùng mặt nên corticoid thường được chỉ định là hoạt chất Clobetasone. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc, tránh dùng thuốc quá liều và chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc bôi ức chế calcineurin: Corticoid dạng bôi có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng – nhất là với vùng da mặt. Do đó, bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc ức chế calcineurin dạng bôi (Tacrolimus). Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm ngứa nhưng không gây tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể dùng lâu dài.
  • Thuốc bạt sừng: Thuốc bạt sừng (Acid salicylic) cũng có thể được dùng trong điều trị viêm da dầu ở cánh mũi. Với tác dụng loại bỏ vảy bong, giảm bã nhờn và sát trùng nhẹ, nhóm thuốc này có thể làm ức chế hoạt động của vi nấm bằng cách giảm lượng lipid trên bề mặt da. Để tăng hiệu quả, thuốc bạt sừng thường được dùng đồng với thuốc bôi kháng nấm. Hoặc có thể dùng đơn độc đối với trường hợp nhẹ và dùng để phòng ngừa bệnh tái phát.

Các loại thuốc điều trị viêm da dầu mang lại hiệu quả khá tốt khi sử dụng. Tuy nhiên, thuốc chỉ có thể làm giảm triệu chứng lâm sàng, hoàn toàn không có khả năng điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn, tránh tình trạng lạm dụng và phụ thuộc quá mức.

2. Chữa bằng nguyên liệu tự nhiên

Trong giai đoạn bệnh ổn định, triệu chứng có mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để cải thiện tổn thương da. Thực tế cho thấy, mẹo chữa tự nhiên có thể đẩy lùi phần nào triệu chứng của bệnh và kiểm soát hoạt động quá mức của vi nấm.

viêm da tiết bã ở cánh mũi
Trong giai đoạn bệnh ổn định, có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để giảm ngứa và chống nấm

Các mẹo chữa viêm da dầu ở cánh mũi bằng nguyên liệu tự nhiên:

  • Sử dụng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống nấm. Bên cạnh đó, các thành phần hóa học trong tinh dầu này còn giúp giảm ngứa ngáy và chống viêm tự nhiên. Do đó, bệnh nhân có thể thoa tinh dầu tràm trà lên vùng da tổn thương để giảm viêm đỏ, loại bỏ vảy bong và cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
  • Xông mặt bằng lá trầu không: Tương tự như tràm trà, trầu không cũng đã được chứng minh có hiệu quả trong việc kháng khuẩn và chống nấm. Vì vậy, bệnh nhân có thể tận dụng nguyên liệu này để nấu nước xông mặt từ 1 – 2 lần/ tuần. Ngoài ra, xông mặt còn giúp đào thải bã nhờn tích tụ trong nang lông và phòng ngừa mụn trứng cá hiệu quả.
  • Sử dụng dầu dừa: Dùng dầu dừa trị viêm da tiết bã là biện pháp đơn giản nhưng được áp dụng khá phổ biến. Các axit béo trong dầu dừa được chứng minh có thể loại bỏ bã nhờn tích tụ trong nang lông và điều chỉnh hoạt động bài tiết dầu của da. Ngoài ra, axit lauric trong dầu dừa còn có tác dụng ức chế hoạt động tụ cầu vàng và nấm Malassezia – tác nhân trực tiếp gây viêm da tiết bã nhờn.

Khi tổn thương da thuyên giảm hoàn toàn, bệnh nhân cũng có thể dùng một số nguyên liệu tự nhiên khác như nha đam, yến mạch, mật ong,… để nuôi dưỡng làn da và hỗ trợ phòng ngừa triệu chứng của viêm da dầu tái phát. Các mẹo chữa từ nguyên liệu tự nhiên còn giúp cải thiện sức khỏe làn da và hỗ trợ khắc phục các khuyết điểm trên da mặt như da khô, đỏ, ngứa, thâm sạm và thiếu sức sống.

Cách chăm sóc & Phòng ngừa viêm da dầu ở mũi tái phát

Viêm da dầu ở mũi có đặc tính dễ tái phát, tiến triển dai dẳng và mãn tính. Do đó bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh nhân cần thực hiện đồng thời với một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát.

viêm da tiết bã ở cánh mũi
Để phòng ngừa viêm da tiết bã ở cánh mũi tái phát, cần chăm sóc da mặt đúng cách

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm da dầu ở mũi tái phát:

  • Rửa mặt 2 lần/ ngày với các sản phẩm sữa rửa mặt nhẹ dịu. Vệ sinh da mặt đúng cách có thể giảm hoạt động bài tiết bã nhờn ở vùng mũi. Qua đó hạn chế sự phát triển quá mức của nấm men và giảm tần suất bệnh tái phát đáng kể.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm dạng lotion để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da. Khi da được cung cấp đủ ẩm, tình trạng rối loạn tiết bã nhờn sẽ thuyên giảm đáng kể. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng kem dưỡng chứa một số thành phần kiềm dầu và làm dịu da như tinh dầu tràm trà, hoa cúc, kẽm, đồng và các thành phần gốc axit (AHA, BHA, LHP).
  • Dùng kem chống nắng mỗi ngày và tránh để da tiếp xúc với ánh nắng có cường độ cao trong thời gian dài. Tác động từ tia UV khiến da tăng thân nhiệt và bài tiết bã nhờn nhiều hơn bình thường.
  • Tuyệt đối không dùng tay cạo hay chà xát mạnh lên vùng da tổn thương. Để loại bỏ vảy bong, nên rửa sạch da nhẹ nhàng với nước ấm và xông mặt bằng nguyên liệu tự nhiên. Các biện pháp này giúp loại bỏ vảy bong một cách nhẹ nhàng mà không gây tổn thương và đỏ rát da.
  • Hạn chế trang điểm trong thời gian điều trị viêm da dầu. Bên cạnh đó, cần thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da.
  • Tránh dùng các loại thực phẩm và đồ uống khiến da bài tiết nhiều bã nhờn như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều gia vị, chất béo bão hòa,…
  • Ngoài ra, cần hạn chế thức khuya và căng thẳng quá mức. Các thói quen này đều có thể khiến da bài tiết nhiều bã nhờn và kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh.
  • Giữ tâm lý thoải mái và ổn định bằng cách cân đối thời gian làm việc, tập yoga và nghỉ ngơi điều độ. Dù không thể điều trị hoàn toàn nhưng tâm lý lạc quan có vai trò không nhỏ trong việc kiểm soát triệu chứng và ngăn bệnh tái phát hiệu quả.

Viêm da dầu ở cánh mũi là bệnh da liễu thường gặp ở người trưởng thành. Dù không thể điều trị dứt điểm nhưng bệnh lý này tương đối lành tính và có thể kiểm soát thông qua chế độ chăm sóc, phòng ngừa và điều trị y tế. Để được tư vấn cụ thể hơn, bệnh nhân nên tìm gặp và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?

Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?

"Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia da liễu, bệnh lý khá...

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) là gì? Nguyên nhân & điều trị

Viêm da dầu (hay viêm da tiết bã) là tình trạng gây tổn thương trên bề mặt da do sự phát triển quá mức của một số loại nấm. Nếu không...

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt – Cách chăm sóc, chữa trị

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt gây ảnh hưởng đến 5% dân số thế giới, bao gồm cả trẻ em và người thành. Tình trạng này cần được điều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn