Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh – Cách trị và phòng ngừa

Viêm da tiết bã nhờn có chữa được không, bằng cách nào?

Giải pháp điều trị viêm da tiết bã tận gốc 2021

Mẹo trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa nhanh khỏi

Các loại dầu gội trị viêm da tiết bã hiệu quả và cách dùng

Cách trị viêm da đầu tiết bã đơn giản, hiệu quả

Bài thuốc chữa viêm da dầu bằng đông y

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt – Cách chăm sóc, chữa trị

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) là gì? Nguyên nhân & điều trị

Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?

Viêm da tiết bã nhờn có chữa được không, bằng cách nào?

Viêm da tiết bã nhờn (viêm da dầu) là bệnh da liễu mãn tính có thể gặp ở trẻ nhỏ và người trưởng thành. Vì cơ chế bệnh sinh có liên quan đến thể địa da dầu và yếu tố di truyền nên điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Vậy, viêm da tiết bã nhờ có chữa được không? Chữa bằng cách nào?

viêm da tiết bã có chữa được không
Viêm da tiết bã có chữa khỏi được không?

Viêm da tiết bã nhờn có chữa được không?

Viêm da tiết bã nhờn (viêm da dầu) là một dạng viêm da mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Bệnh có thể gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh lý này điển hình bởi tổn thương da đỏ, nhờn, dầu và có vảy bong, hầu như không ngứa hoặc chỉ gây ngứa ngáy nhẹ. Thực tế, viêm da dầu là một trong những thể lâm sàng thường gặp của bệnh chàm/ eczema.

Nguyên nhân chính xác gây ra viêm da tiết bã nhờn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, cơ chế gây bệnh luôn có sự tham gia của thể địa da dầu. Sự tăng sinh bã nhờn quá mức cung cấp một lượng lipid lớn nuôi dưỡng các loại nấm men thường trú trên da (chủ yếu là nấm Malassezia). Kết quả là nấm phát triển mạnh và đào thải các chất chuyển hóa – yếu tố trực tiếp gây ra phản ứng viêm.

Vì liên quan đến hoạt động tiết bã nhờn nên bệnh lý này chủ yếu ảnh hưởng đến những vùng da có nhiều dầu như da đầu, cánh mũi, lông mày, ngực và vùng liên bả vai. Triệu chứng của bệnh thường khởi phát hoặc tiến triển nghiêm trọng hơn khi có các yếu tố thuận lợi như vệ sinh da kém, thời tiết nóng ẩm/ khô hanh, thức khuya, căng thẳng, dùng nhiều rượu bia, đồ ngọt, chất béo bão hòa,… Các yếu tố này kích thích da tăng tiết bã nhờn, từ đó tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và kết quả là hình thành tổn thương da đỏ, nhờn, dính và bong vảy.

Viêm da dầu được đánh giá là bệnh lành tính, ít ngứa và hầu như không gây biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy nhiên, tương tự như các thể chàm khác, bệnh có đặc tính dai dẳng, mãn tính và dễ tái phát. Hiện nay, không có biện pháp nào có khả năng chữa viêm da dầu dứt điểm. Các phương pháp được áp dụng chỉ giúp kiểm soát triệu chứng, giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

viêm da tiết bã có chữa được không
Viêm da dầu ở trẻ nhỏ đa phần đều có thể tự hết sau 3 – 12 tháng

Tuy nhiên, viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh (ảnh hưởng chủ yếu đến vùng đầu) có thể tự mất đi sau 3 – 12 tháng (ít khi tiến triển quá 1 tuổi) mà không cần can thiệp điều trị. Ngược lại ở người lớn, bệnh gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu hiện tại là duy trì bệnh bằng cách điều trị y tế trong giai đoạn cấp, chăm sóc đúng cách và cách ly với các yếu tố kích thích.

Khác với viêm da cơ địa (chàm thể tạng), viêm da dầu ít khởi phát sớm trong những năm đầu đời mà thường xuất hiện từ tuổi vị thành niên. Nguy cơ mắc bệnh lý này có thể tăng lên dần theo độ tuổi và tỷ lệ cao hơn ở nam giới.

Chàm (eczema) nói chung và viêm da dầu nói riêng gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh có thể tự hết sau một thời gian dài bùng phát. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh tái đi tái lại, tiến triển dai dẳng và kéo dài trong suốt cả cuộc đời. Dù không thể chữa trị nhưng viêm da dầu là bệnh lành tính và có mức độ ngứa nhẹ hơn so với các thể chàm khác. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn sống chung với bệnh nếu có kế hoạch điều trị và chăm sóc hợp lý.

Chữa viêm da tiết bã nhờn bằng cách nào?

Viêm da tiết bã nhờn có tính chất dai dẳng và dễ tái phát. Vì vậy để quản lý bệnh, cần kết hợp điều trị y tế, chăm sóc đúng cách và loại trừ các yếu tố bùng phát bệnh. Nếu không có sự kết hợp giữa các biện pháp kể trên, bệnh có thể tái phát thường xuyên, ảnh hưởng đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

1. Sử dụng thuốc bôi + thuốc uống

Sử dụng thuốc là biện pháp y tế chính đối với bệnh viêm da tiết bã nhờn. Thuốc được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh. Ngoài ra ở một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc với liều thấp để dự phòng tái phát.

viêm da tiết bã có chữa được không
Thuốc thường được dùng trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh

Các loại thuốc được dùng để điều trị viêm da tiết bã:

  • Các loại thuốc làm bong vảy da tại chỗ như Propylen glycol, Acid salicylic, Acid lactic, Urea,…
  • Thuốc chống nấm tại chỗ như Ciclopirox, Ketoconazol dạng kem bôi hoặc dầu gội (dầu gội chống nấm có thể dùng cho vùng da toàn thân). Nếu có hiện tượng kháng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định Selenium sulphide hoặc Kẽm pyrithion để thay thế.
  • Thuốc bôi corticoid hoạt tính nhẹ được sử dụng từ 1 – 3 tuần trong giai đoạn bùng phát. Bệnh lý này gây tổn thương da nhẹ hơn so với viêm da cơ địa (thể lâm sàng thường gặp nhất của bệnh chàm) nên thường được ưu tiên dùng corticoid nồng độ thấp trong thời gian ngắn.
  • Thuốc ức chế calcineurin (Tacrolimus, Pimecrolimus) được dùng cho viêm da tiết bã ở mặt do nguy cơ thấp hơn so với corticoid. Hoặc cũng có thể dùng xen kẽ với corticoid theo chu kỳ 14 – 20 ngày ở những trường hợp bệnh tái đi tái lại nhiều lần nhằm hạn chế rủi ro và tác dụng phụ.

Trong trường hợp viêm da dầu nặng (chỉ áp dụng cho người lớn), bác sĩ có chỉ định các phương pháp y tế sau:

  • Kháng nấm dạng uống
  • Kháng sinh
  • Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu)

Các phương pháp y tế luôn tiềm ẩn rủi ro và biến chứng. Do đó, các phương pháp này thường chỉ được áp dụng trong giai đoạn bùng phát, sau đó ngưng hẳn hoặc dùng duy trì khi triệu chứng thuyên giảm.

2. Chăm sóc da đúng cách

Tăng tiết bã nhờn được xem là yếu tố thuận lợi để nấm men phát triển và kích thích viêm da dầu bùng phát. Vì vậy ngoài các phương pháp y tế, bệnh nhân nên xây dựng chế độ chăm sóc da đúng cách để điều hòa hoạt động sản xuất bã nhờn. Ngoài ra, chăm sóc đúng cách còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da và ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại.

viêm da tiết bã có chữa được không
Chăm sóc đúng cách giúp nâng cao sức đề kháng của da và giảm nguy cơ viêm da dầu tái phát

Cách chăm sóc da cho người bị viêm da dầu:

  • Rửa sạch da mặt 2 lần/ ngày với sữa rửa mặt nhẹ dịu và độ pH cân bằng. Ưu tiên các sản phẩm chứa thành phần tự nhiên có khả năng cân bằng pH da và tái thiết lập môi trường sinh lý tự nhiên.
  • Với vùng da toàn thân, nên vệ sinh 1 – 2 lần/ ngày bằng sữa tắm nhẹ dịu có bổ sung thành phần dưỡng ẩm. Không nên dùng xà phòng và các sản phẩm làm sạch chứa quá nhiều chất tẩy. Các sản phẩm này có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của da và ảnh hưởng đến sự cân bằng hệ vi sinh. Từ đó tác động tiêu cực đến hàng rào bảo vệ da và tăng nguy cơ viêm da dầu tái phát.
  • Đối với da đầu, nên gội đầu 2 ngày/ lần bằng các loại dầu gội chứa Selenium, Kẽm hoặc chứa thành phần chống nấm tự nhiên (tràm trà, bồ kết, hương nhu,…). Ngoài ra, cần chăm sóc da đầu bằng cách hạn chế nhiệt độ cao, hóa chất và tác động cơ học (cột tóc quá chặt, gãi cào,…).
  • Vào mùa đông, hàng rào da suy giảm đáng kể do da dễ mất nước hơn so với bình thường. Trong thời điểm này, nên tăng cường dưỡng ẩm để phục hồi da và giảm nguy cơ bệnh tái phát.
  • Đối với da mặt, có thể nâng cao sức đề kháng của da bằng các công thức mặt nạ tự nhiên từ mật ong, dầu dừa, dầu ô liu, sữa chua,… Áp dụng các công thức này 2 – 3 lần/ tuần giúp cải thiện hàng rào bảo vệ và làm mờ khuyết điểm trên da rõ rệt.

Chăm sóc da là yếu tố quan trọng trong quản lý bệnh viêm da tiết bã nhờn. Biện pháp này cần được thực hiện cả trong giai đoạn bùng phát và giai đoạn ổn định. Nếu tuân thủ tốt, mức độ và tần suất bệnh tái phát có thể giảm thiểu đáng kể.

3. Loại trừ các yếu tố bùng phát bệnh

Tương tự các thể lâm sàng khác của bệnh chàm, viêm da dầu chỉ bùng phát khi có các yếu tố kích thích. Chính vì vậy ngoài điều trị y tế và chăm sóc da, nên loại trừ và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố sau:

  • Tránh stress, căng thẳng quá mức
  • Hạn chế thức khuya
  • Không sử dụng rượu bia, đồ uống chứa caffeine
  • Hạn chế đồ ngọt, thức ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ

Bài viết đã tổng hợp các thông tin giải đáp “Viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Bằng cách nào?”. Có thể thấy, viêm da dầu là bệnh khá lành tính và dễ dàng kiểm soát thông qua các phương pháp điều trị, chăm sóc. Vì vậy ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bất thường, bệnh nhân nên chủ động thăm khám để được tư vấn cụ thể về hướng điều trị và kế hoạch chăm sóc phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Các loại dầu gội trị viêm da tiết bã hiệu quả và cách dùng

Sử dụng các loại dầu gội trị viêm da tiết bã có thể ức chế sự phát triển của nấm Malessezia và cải thiện các triệu chứng của bệnh như...

Cách trị viêm da đầu tiết bã đơn giản, hiệu quả

Viêm da đầu tiết bã là tình trạng da đầu bị viêm mãn tính, bề mặt da đỏ, có vảy bong ẩm và nhờn dính. Bệnh lý này có tính...

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt – Cách chăm sóc, chữa trị

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt gây ảnh hưởng đến 5% dân số thế giới, bao gồm cả trẻ em và người thành. Tình trạng này cần được điều...

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh – Cách trị và phòng ngừa

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và thường xuất hiện dưới dạng các vảy ngứa màu trắng, vàng hoặc đỏ. Tình trạng này không đau...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn