Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh – Cách trị và phòng ngừa

Viêm da tiết bã nhờn có chữa được không, bằng cách nào?

Giải pháp điều trị viêm da tiết bã tận gốc 2021

Mẹo trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa nhanh khỏi

Các loại dầu gội trị viêm da tiết bã hiệu quả và cách dùng

Cách trị viêm da đầu tiết bã đơn giản, hiệu quả

Bài thuốc chữa viêm da dầu bằng đông y

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt – Cách chăm sóc, chữa trị

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) là gì? Nguyên nhân & điều trị

Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?

Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?

“Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia da liễu, bệnh lý khá lành tính và thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, viêm da tiết bã có cơ chế phát sinh khá phức tạp và kéo dài dai dẳng nên không thể tự khỏi mà cần phải can thiệp điều trị đúng cách và chăm sóc khoa học để kiểm soát bệnh lý hiệu quả.

Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?
“Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm

Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?

Viêm da tiết bã hay viêm da dầu là một trong những bệnh lý tự miễn, có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại thường xuyên. Viêm da tiết bã có thể khởi phát ở mọi đối tượng và lứa tuổi bao gồm trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và người trưởng thành. Theo các chuyên gia, viêm da dầu có cơ chế khởi phát khá phức tạp và có liên quan đến hoạt động quá mức của nấm Malassezia và hệ miễn dịch bị rối loạn. Tuy nhiên, đa số trường hợp mắc bệnh viêm da tiết bã bùng phát bởi những tác nhân bao gồm yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

Các triệu chứng viêm da dầu thường có xu hướng tiến chậm hơn so với những bệnh ngoài da khác như viêm da tiếp xúc, nổi mề đay, chàm, viêm da cơ địa,… Bệnh lý điển hình bởi tình trạng da bị tổn thương dạng ban đỏ hoặc dạng dát, trên da tiết nhiều dầu, dính, ẩm và có các vảy bong tróc màu nâu vàng hoặc màu trắng. Viêm da tiết bã thường không gây đau rát, ngứa ngáy và khó chịu. Do đó, bệnh lý thường chỉ tác động đến chức năng thẩm mỹ, hạn chế phát sinh tổn thương thứ phát hoặc bội nhiễm da. Bệnh lý được đánh giá khá lành tính và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Tuy nhiên, đa số các trường hợp bị viêm da tiết bã không thể tự hết mà cần can thiệp điều trị. Những phương pháp điều trị hiện nay chỉ có tác dụng kiểm soát tổn thương da lan rộng và ngăn ngừa triệu chứng bệnh lý tái phát, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh. Số ít trường hợp, bệnh viêm da dầu chỉ khởi phát 1 lần và có xu hướng tự khỏi, không cần can thiệp điều trị. Thông thường, tình trạng xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh và rất ít khi xảy ra ở người lớn.

Theo các chuyên gia liễu, đối tượng người trưởng thành thường có miễn dịch tốt và đáp ứng hiệu quả những biện pháp điều trị và chăm sóc khoa học, đúng cách. Tuy nhiên, những trường hợp này bệnh lý thường chịu tác động bởi nhiều yếu tố như nội tiết tố, sử dụng thuốc, tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt,… nên có xu hướng bùng phát nhiều lần. Do đó, bên cạnh áp dụng các phương pháp chữa trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chủ động kiểm soát và phòng ngừa bệnh tái phát.

Những biện pháp kiểm soát và phòng ngừa viêm da dầu

Hiện nay, y học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây viêm da tiết bã. Do đó, để ngăn ngừa bệnh lý tái đi tái lại người bệnh cần tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, đồng thời loại bỏ những yếu tố thuận lợi. Cụ thể:

1. Chăm sóc da đúng cách

Vệ sinh da không đúng cách, da tiết nhiều dầu, hàng rào bảo vệ da có xu hướng suy yếu,… được xem là những yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát các triệu chứng bệnh viêm da dầu. Do đó, để ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần, người bệnh cần chú trọng chăm sóc da đúng cách:

Chăm sóc da đúng cách
Ưu tiên sử dụng những sản phẩm dưỡng da có kết cấu lỏng, thẩm thấm nhanh và chứa các thành phần lành tính
  • Mỗi ngày, vệ sinh da từ 2 lần. Đối với trường hợp khởi phát triệu chứng viêm da tiết bã ở mặt, bạn cần rửa sạch với nước và có thể sử dụng giấy thấm dầu nếu da tiết nhiều bã nhờn.
  • Ưu tiên sử dụng những sản phẩm dưỡng da có kết cấu lỏng, thẩm thấm nhanh và chứa các thành phần lành tính. Việc dưỡng ẩm da từ 1 – 2 lần mỗi ngày không chỉ giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, da trở nên sáng mịn mà còn tăng cường hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây hại.
  • Dùng kem chống nắng, che chắn cẩn thận trước khi ra đường. Bởi tia cực tím từ ánh sáng mặt trời có thể làm tăng thân nhiệt, đồng thời kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Từ đó gây bài tiết nhiều dầu và tạo điều kiện để nấm, vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý da liễu.
  • Với những trường hợp viêm da dầu khởi phát ở da đầu, bạn cần gội đầu 2 ngày/ lần bằng những sản phẩm lành tính, dịu nhẹ phù hợp với tình trạng da. Bên cạnh đó, trong quá trình gội đầu, bạn cần thao tác nhẹ nhàng nhằm hạn chế gây trầy xước da, làm hư hại nang tóc.
  • Tránh sử dụng hóa chất và sử dụng nhiệt lên da đầu
  • Cần thận trọng trong việc sử dụng những sản phẩm chăm sóc da, làm sạch da và hạn chế trang điểm.
  • Hạn chế mặc các trang phục bó sát, có chất liệu dày, cứng. Thay vào đó, người bệnh nên ưu tiên chọn mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, có chất liệu thấm hút tốt.

2. Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học sẽ giúp loại bỏ những tác nhân gây ra bệnh viêm da dầu như rối loạn nội tiết tố, căng thẳng trong thời gian dài, lo lắng. Bên cạnh đó, sinh hoạt điều độ còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng, từ đó làm giảm nguy cơ khởi phát những vấn đề da liễu khác.

Để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh viêm da tiết bã tái phát, người bệnh cần:

  • Tập thói quen ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Tránh thức khuya, thường xuyên thiếu ngủ.
  • Mỗi ngày chỉ học tập – làm việc từ 7 – 9 tiếng và dành thời gian còn lại nghỉ ngơi, thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
  • Dành từ 15 – 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng, từ đó làm giảm nguy cơ bùng phát các triệu chứng.

3. Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Việc thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn hỗ trợ nuôi dưỡng làn da, tăng cường hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa hoạt động quá phát của tuyến bã nhờn.

Người bị viêm da dầu cần tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

  • Các loại rau xanh và trái cây: Những nhóm thực phẩm này cung cấp khoáng chất, vitamin và bù nước cho cơ thể. Các thành phần hoạt chất này không chỉ giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch mà còn cân bằng độ ẩm cho làn da. Hơn nữa, hàm lượng khoáng chất và nước có trong trái cây, rau xanh còn mang lại hiệu quả trong việc điều tiết hoạt động bã nhờn, giảm lượng dầu thừa trên da và hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh.
Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Hàm lượng khoáng chất và nước có trong trái cây, rau xanh mang lại hiệu quả trong việc điều tiết hoạt động bã nhờn, giảm lượng dầu thừa trên da và hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh
  • Bổ sung nhiều nước: Tập thói quen uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cần bằng độ ẩm tự nhiên cho làn da, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát bệnh viêm da dầu hiệu quả. Bên cạnh đó, việc bổ sung nhiều nước cho cơ thể còn hỗ trợ làm dịu da, tăng cường hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây hại.
  • Các loại gia vị tự nhiên: Người bệnh nên bổ sung một số gia vị tự nhiên giúp phòng ngừa bệnh lý vào chế độ ăn hàng ngày như nghệ, quế, gừng, hương thảo, thì là,… Bên cạnh giúp kích thích vị giác cũng như cân bằng hương vị của các món ăn, những loại gia vị này còn có tác dụng chống lại những gốc tự do và giúp duy trì làn khỏe mạnh.
  • Các thực phẩm giàu Probiotic: Các lợi khuẩn (Probiotic) không chỉ hỗ trợ hoạt động đường ruột mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và nuôi dưỡng làn da hiệu quả. Do đó, thường xuyên bổ sung nhóm thực phẩm sẽ làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh viêm da dầu hiệu quả.

Bên cạnh các nhóm thực phẩm cần tăng cường bổ sung, những trường hợp bị viêm da tiết bã cần hạn chế một số loại thực phẩm và thức uống sau:

  • Thực phẩm chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao: Lượng chất béo bão hòa thường có trong thịt đỏ, thức ăn nhanh, mỡ động vật. Thành phần này không chỉ gây ra tình trạng tích trữ triglyceride và làm tăng cholesterol trong gan mà còn kích thích tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, từ đó tạo điều kiện để nấm phát triển.
  • Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng, đường, muối: Thói quen sử dụng các loại gia vị này có thể khiến các nang lông tiết nhiều dầu nhờn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển và kích thích tăng sinh tế bào thượng bì. Để ngăn ngừa tái phát viêm da dầu, người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng, muối, đường vào thực đơn hàng ngày.
  • Thực phẩm gây kích ứng, dị ứng cao: Việc tiêu thụ các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, kích ứng cao như đậu phộng, mè, lúa mì, hải sản, sữa bò,… sẽ kích thích phản ứng viêm và khiến các triệu chứng viêm da tiết bã tiến triển nặng nề.
  • Các loại thức uống chứa chất kích thích và cồn: Thói quen sử dụng các loại thức uống có chứa chất kích thích và chứa cồn như bia, rượu, trà, cà phê có thể gây mẫn cảm, kích ứng da, khiến da trở nên nhạy cảm hơn trước những yếu tố có hại. Bên cạnh đó, thường xuyên dung nạp các loại thức uống này còn có thể gây suy giảm sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu mãn tính, trong đó có viêm da tiết bã.

4. Tránh tiếp xúc với những yếu tố kích thích

Tránh tiếp xúc với những yếu tố kích thích
Từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc

Nguyên nhân phổ biến gây ra viêm da dầu là do hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch của cơ thể và sự phát triển mạnh mẽ của nấm Malassezia. Bên cạnh đó, tổn thương da do bệnh lý gây ra còn có thể do tác động của những yếu tố kích thích khác.

Do đó, để ngăn ngừa bệnh viêm da tiết bã bùng phát, người bệnh cần loại trừ những tác nhân gây hại như:

  • Kiêng dùng các thực phẩm và thức uống có nguy cơ gây kích ứng, dị ứng cao như các loại đậu, hải sản, bia rượu, nấm, sữa bò, lúa mì,…
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên như hóa chất, phấn hoa, ánh nắng mặt trời, nấm mốc, lông động vật, mạt bụi,…
  • Từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc. Bởi khói thuốc lá không chỉ tác động tiêu cực đến hoạt động hô hấp mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ miễn dịch.
  • Người bệnh cần thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh,… Bởi những nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có ức chế hệ miễn dịch, gây bùng phát các triệu chứng viêm da dầu.

5. Tích cực điều trị những bệnh lý nguyên nhân

Bên cạnh những nguyên nhân và yếu tố kích thích trên, các triệu chứng viêm da dầu còn có thể là hệ quả của một số bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, để phòng ngừa bệnh tái phát lâu dài, người bệnh cần kiểm soát những bệnh lý nguyên nhân hiệu quả. Cụ thể:

  • Một số vấn đề liên quan đến hệ thần kinh như stress, trầm cảm, bệnh Parkinson,…
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Các bệnh ngoài da như vảy nến, chàm, gàu,…

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Viêm da tiết bã có tự hết không hay phải trị?” và một số cách phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Viêm da dầu tuy là bệnh lý ngoài da lành tính nhưng nếu không được kiểm soát và chăm sóc đúng cách có thể gây tái đi tái lại nhiều lần và ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Cách chữa viêm da dầu ở cánh mũi & chăm sóc, phòng ngừa

Viêm da dầu ở cánh mũi là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Dù được đánh giá tương đối lành tính nhưng triệu chứng của bệnh lý...

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) là gì? Nguyên nhân & điều trị

Viêm da dầu (hay viêm da tiết bã) là tình trạng gây tổn thương trên bề mặt da do sự phát triển quá mức của một số loại nấm. Nếu không...

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt – Cách chăm sóc, chữa trị

Bệnh viêm da tiết bã ở mặt gây ảnh hưởng đến 5% dân số thế giới, bao gồm cả trẻ em và người thành. Tình trạng này cần được điều...

Cách trị viêm da đầu tiết bã đơn giản, hiệu quả

Viêm da đầu tiết bã là tình trạng da đầu bị viêm mãn tính, bề mặt da đỏ, có vảy bong ẩm và nhờn dính. Bệnh lý này có tính...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn