Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì, có lây không? Cách trị

Viêm da cơ địa ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết & chữa trị

Các loại kem đặc trị viêm da cơ địa của Nga tốt nhất

Dùng cây lược vàng chữa viêm da cơ địa và lưu ý

Các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả – Dễ kiếm

Dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa có khỏi không?

Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên bổ sung gì?

Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa rất nhanh khỏi

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Có biến chứng gì?

Thế nào là viêm da cơ địa đối xứng và cách điều trị?

Viêm da cơ địa tái đi tái lại là do đâu? Làm sao ngăn bệnh tái phát

Viêm da cơ địa tái đi tái lại là hệ quả do điều trị không đúng cách, không cách ly với yếu tố kích thích, hệ miễn dịch suy yếu, căng thẳng thần kinh kéo dài,… Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng tình trạng tái phát nhiều lần có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý và chất lượng cuộc sống. Do đó cần tích cực điều trị y tế kết hợp với chế độ chăm sóc và lối sống lành mạnh để kiểm soát tiến triển của bệnh.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại
Viêm da cơ địa tái đi tái lại là do đâu?

Viêm da cơ địa tái đi tái lại là do đâu?

Viêm da cơ địa là một dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi tổn thương da dày sừng, nứt nẻ, khô ráp, thâm nhiễm và ngứa ngáy. Mặc dù chỉ phát sinh biểu hiện lâm sàng ở da nhưng bệnh lý này có căn nguyên và cơ chế phức tạp.

Hiện nay, điều trị viêm da cơ địa chủ yếu là sử dụng thuốc bôi, thuốc uống và can thiệp liệu pháp ánh sáng. Nếu tích cực điều trị và chăm sóc khoa học, bạn có thể kiểm soát tổn thương da và giảm tần suất bệnh tái phát.

Trong trường hợp viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần, nguyên nhân có thể do:

1. Do tính chất và đặc điểm của bệnh

Như đã đề cập, viêm da cơ địa là bệnh da liễu nhưng lại có căn nguyên và cơ chế bệnh sinh phức tạp. Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này. 

Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy, bệnh có liên quan đến hoạt động tăng IgE (kháng nguyên) trong huyết tương và bất thường ở nhiễm sắc thể. Biểu hiện lâm sàng của bệnh có xu hướng khởi phát khi xuất hiện các yếu tố kích thích, bao gồm cả yếu tố nội giới và ngoại giới.

Do căn nguyên liên quan đến yếu tố thể địa nên bệnh lý này có tính chất dai dẳng, mãn tính và dễ tái phát. Ở một số trường hợp, bệnh vẫn có khả năng tái đi tái lại ngay cả khi chăm sóc và điều trị đúng cách. 

2. Không can thiệp điều trị/ điều trị không đúng cách

Ngoài ra, tình trạng viêm da cơ địa tái đi tái lại cũng có thể là hệ quả do điều trị không đúng cách hoặc không can thiệp điều trị. Mặc dù chỉ gây thương tổn ngoài da nhưng cơ chế của viêm da cơ địa tương đối phức tạp. Vì vậy bệnh không tự thuyên giảm nếu không sử dụng thuốc và can thiệp liệu pháp ánh sáng.

Bệnh viêm da cơ địa phát triển qua từng giai đoạn (cấp tính, bán cấp và mãn tính). Nếu sử dụng thuốc không phù hợp với giai đoạn bệnh, tổn thương da có xu hướng chậm lành, phù nề, lở loét và tái phát nhiều lần.

3. Không cách ly với yếu tố kích thích

Yếu tố kích thích có vai trò hoạt hóa tế bào lympho T, kích thích sản sinh IgE trong huyết tương và làm bùng phát các triệu chứng của viêm da cơ địa. Vì vậy nếu không cách ly với các yếu tố kích thích, tổn thương da có thể tái phát nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại
Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên khiến viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần

Một số yếu tố có vai trò trong cơ chế khởi phát bệnh viêm da cơ địa, bao gồm căng thẳng thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, thức ăn dị ứng, quần áo có chất liệu len dạ, lông chó mèo,…

4. Do hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch suy yếu là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý cấp – mãn tính bùng phát. Thống kê cho thấy, viêm da cơ địa có xu hướng tái đi tái lại ở nhóm đối tượng có chức năng đề kháng kém như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người nhiễm HIV hoặc mắc bệnh tiểu đường.

Trong khi đó ở người có thể trạng và hệ miễn dịch khỏe mạnh, bệnh chỉ bùng phát mạnh trong một thời gian nhất định và thuyên giảm sau khi điều trị.

5. Mắc đồng thời nhiều bệnh cơ địa

Viêm da cơ địa có thể đi kèm với các bệnh lý cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô, viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng. Hầu hết các bệnh lý này đều có liên quan đến hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch và yếu tố thể địa dị ứng.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại
Người mắc đồng thời nhiều bệnh cơ địa có nguy cơ tái phát viêm da cơ địa cao

So với người chỉ bị viêm da cơ địa, người mắc đồng thời nhiều bệnh lý cơ địa có nguy cơ tái phát cao và bệnh tiến triển dai dẳng, khó thuyên giảm.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu dai dẳng và dễ tái phát nhưng hầu hết đều lành tính và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Nếu chăm sóc và điều trị kịp thời, triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm rõ rệt.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại
Viêm da cơ địa tái đi tái lại có thể kích thích phản ứng gãi cào và gây lichen hóa

Tuy nhiên trong trường hợp bệnh tái đi tái lại nhiều lần, bạn có thể gặp phải một số biến chứng như:

  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: Viêm da cơ địa bội nhiễm là tình trạng vùng da tổn thương bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus. Đây là một trong những biến chứng thường gặp của viêm da cơ địa. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu không xử lý kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể tiến triển nặng gây đau nhức, ứ mủ và phát sinh các triệu chứng toàn thân.
  • Lichen hóa: Lichen hóa là một dạng tổn thương thứ phát thường gặp ở viêm da cơ địa. Tình trạng này điển hình bởi hiện tượng da thâm nhiễm, dày sừng, nổi cộm, ngứa ngáy dai dẳng và dữ dội. Lichen hóa thường là hệ quả do chà xát da quá mức hoặc tổn thương da tái phát nhiều lần. 
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng do viêm da cơ địa gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ, hoạt động học tập, làm việc, ngoại hình và yếu tố tâm lý – đặc biệt là khi bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Làm sao để ngăn viêm da cơ địa tái phát?

Do căn nguyên chưa được làm rõ nên hiện nay không có biện pháp điều trị và ngăn ngừa viêm da cơ địa hoàn toàn. Tuy nhiên bạn có thể làm giảm tần suất bệnh tái phát, cải thiện tổn thương da và nâng cao chất lượng cuộc sống với các biện pháp sau:

1. Tích cực điều trị theo hướng dẫn

Hiện nay, các phương pháp điều trị viêm da cơ địa chỉ giúp làm giảm biểu hiện lâm sàng và hầu như không thể ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên can thiệp điều trị có thể hạn chế biến chứng, cải thiện yếu tố thẩm mỹ và giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại
Tích cực điều trị giúp kiểm soát tổn thương da, giảm ngứa ngáy và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát

Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ biến, bao gồm:

  • Thuốc bôi: Thuốc bôi ngoài da là loại thuốc chính trong điều trị viêm da cơ địa. Thuốc được sử dụng với mục đích sát trùng, giảm viêm và chống ngứa. Tùy vào giai đoạn phát triển bệnh và khả năng đáp ứng của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi như thuốc tím, hồ nước, thuốc bôi chứa kẽm, thuốc kháng sinh dạng bôi, thuốc bôi chứa corticoid, thuốc ức chế calcineurin,…
  • Thuốc uống: Thuốc uống được sử dụng phối hợp với thuốc điều trị tại chỗ trong trường hợp tổn thương da viêm nhiễm nặng hoặc có phạm vi ảnh hưởng rộng. Các loại thuốc uống thường được dùng trong điều trị viêm da cơ địa, bao gồm thuốc kháng histamine H1, thuốc kháng sinh, thuốc corticoid,…
  • Quang trị liệu: Quang trị liệu là liệu pháp sử dụng ánh sáng nhân tạo nhằm kiểm soát các tế bào miễn dịch, ức chế phóng thích các chất trung gian gây viêm và làm giảm tổn thương da. Liệu pháp này được cân nhắc đối với các trường hợp viêm da cơ địa dai dẳng, đáp ứng kém với việc sử dụng thuốc hoặc tái đi tái lại nhiều lần. 

Hầu hết các phương pháp điều trị viêm da cơ địa đều có thể phát sinh rủi ro và tác dụng phụ. Vì vậy bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian và tần suất sử dụng. Tuyệt đối không kéo dài thời gian dùng thuốc hoặc tự ý gia giảm liều lượng.

2. Cách ly với các yếu tố kích thích

Yếu tố kích thích là tác nhân trực tiếp gây bùng phát viêm da cơ địa. Vì vậy song song với việc điều trị, bạn nên cách ly với các yếu tố kích thích.

Biện pháp này không chỉ làm giảm tần suất bệnh tái phát mà còn tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị và hạn chế nguy cơ bùng phát các bệnh lý cơ địa khác như viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô và viêm kết mạc dị ứng,…

Viêm da cơ địa tái đi tái lại
Tránh chà xát, gãi cào và đè ấn mạnh lên vùng da tổn thương

Để hạn chế viêm da cơ địa tái đi tái lại, cần hạn chế tiếp xúc với các yếu tố sau:

  • Xem xét bảng thành phần của các loại mỹ phẩm, nước rửa tay,… để hạn chế nguy cơ kích thích viêm da cơ địa và các bệnh da liễu mãn tính bùng phát.
  • Tránh tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, phấn hoa, mủ thực vật, kim loại, dung môi công nghiệp, côn trùng,…
  • Không dung nạp các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng và các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, đậu tương, trứng, sữa, thịt bò, nấm,…
  • Tác động cơ học cũng có thể là tác nhân thúc đẩy viêm da cơ địa bùng phát. Vì vậy bạn nên hạn chế ma sát, gãi cào và đè ấn mạnh vào da.
  • Tiếp xúc ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh có thể khiến da bỏng rát, kích thích hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch và khiến viêm da cơ địa tái phát. Vì vậy bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian dài, đồng thời nên mang dù, độ mũ và mặc áo khoác khi di chuyển ngoài trời.
  • Loại bỏ các chất dị ứng có trong không gian sống bằng cách trồng nhiều cây xanh và sử dụng máy lọc không khí. Ngoài khả năng phòng ngừa viêm da cơ địa tái đi tái lại, biện pháp này còn giúp ngăn ngừa viêm mũi dị ứng và hen suyễn bùng phát.
  • Một số loại thuốc có thể gây dị ứng và làm bùng phát các bệnh da liễu mãn tính. Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng để được chỉ định loại thuốc an toàn.
  • Hạn chế sử dụng quần áo có chất liệu len dạ và tránh đeo trang sức.

3. Chăm sóc da đúng cách

Filaggrin ở lớp thượng bì có vai trò bảo vệ da , giữ ẩm và ngăn ngừa quá trình thoát hơi nước. Tuy nhiên, hầu hết người bị viêm da cơ địa đều thiếu hụt Filaggrin dẫn đến tình trạng da không giữ được độ ẩm cần thiết, hàng rào bảo vệ bị phá vỡ và bề mặt da thường xuyên khô ráp, bong tróc,… Hơn nữa, hàng rào da kém còn tạo điều kiện cho dị nguyên xâm nhập và kích thích triệu chứng của viêm da cơ địa bùng phát.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại
Chăm sóc đúng cách giúp giảm viêm đỏ, ngứa ngáy, bong tróc và bảo vệ da trước các tác nhân kích thích

Chính vì vậy để hạn chế tình trạng bệnh tái phát, bạn nên chăm sóc da đúng cách nhằm duy trì độ ẩm, cải thiện bề mặt da và phục hồi hàng rào bảo vệ.

Cách chăm sóc da giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm da cơ địa tái đi tái lại:

  • Vệ sinh da với các sản phẩm có độ pH trung tính (dao động từ 5 – 6), thành phần an toàn và dịu nhẹ. Đồng thời chỉ vệ sinh da tối đa 2 lần/ ngày.
  • Sử dụng kem dưỡng chứa thành phần dưỡng ẩm sâu như Glycerin, Acid hyaluronic, Niacinamide, Vitamin E, Oils,… Có thể dùng sản phẩm chứa một số thành phần hỗ trợ làm dịu da và sát trùng như Zinc oxide, Oat extract, Panthenol.
  • Dưỡng ẩm da từ 2 – 4 lần/ ngày, đặc biệt là sau bước làm sạch.
  • Cần cung cấp đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày nhằm giữ nước cho da, làm mềm bề mặt và cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc,…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết lạnh và khô hanh nhằm hạn chế quá trình thoát hơi nước. Biện pháp này giúp làm dịu da và làm dịu tình trạng nứt nẻ, ngứa ngáy, dày sừng,…
  • Hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng, bụi bẩn, nguồn nước ô nhiễm, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh,…
  • Sử dụng dù, mũ và thoa kem chống nắng khi phải di chuyển hoặc hoạt động dưới trời nắng.

4. Nâng cao sức khỏe tổng thể

Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng trong cơ chế khởi phát bệnh viêm da cơ địa. Chức năng miễn dịch suy giảm là điều kiện thuận lợi để dị nguyên xâm nhập, kích thích tế bào lympho T, tăng sản sinh chất trung gian gây dị ứng và làm phát sinh tổn thương da.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại
Thể trạng và hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp ức chế và giảm tần suất tái phát các bệnh lý mãn tính

Vì vậy để giảm tần suất bệnh tái phát, bạn nên xây dựng lối sống khoa học nhằm nâng cao thể trạng và chức năng đề kháng:

  • Cân đối giữa thời gian làm việc – nghỉ ngơi và tránh làm việc quá 8 giờ đồng hồ/ ngày nhằm hạn chế căng thẳng và suy giảm thể trạng.
  • Ngủ trước 23 giờ và đảm bảo giấc ngủ kéo dài từ 6 – 8 tiếng. Ngủ không đủ giấc có thể khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống và gây áp lực lên hệ thần kinh trung ương.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn đủ bữa, đúng giờ và tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch. Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và thực phẩm đóng gói sẵn.
  • Tắm nắng 5 – 10 phút mỗi ngày giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể, cải thiện hệ thống xương khớp và chức năng miễn dịch. Bên cạnh đó, tia UV trong ánh nắng còn giúp ức chế tế bào gây viêm và hỗ trợ làm giảm tổn thương da.
  • Tránh hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng và làm giảm các phản ứng quá mức của hệ miễn dịch.
  • Duy trì thái độ sống tích cực và lạc quan cũng là biện pháp giúp kiểm soát căng thẳng, duy trì sức khỏe ổn định và hỗ trợ phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, tâm lý và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn nên thăm khám để được hướng dẫn điều trị và tư vấn về các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tái phát.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng bài thuốc Đông y cổ truyền

Chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc Đông y có ưu điểm lành tính, an toàn và phù hợp với cơ địa của người Á Đông. Thuốc Đông y...

10 Bác sĩ chữa viêm da cơ địa giỏi – Nhiều người tới khám

Lựa chọn bác sĩ chữa viêm da cơ địa giỏi giúp quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả điều trị tối ưu. Nếu đang...

[Sự thật] Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Triệu chứng của bệnh bệnh viêm da cơ địa thường diễn ra kéo dài dai dẳng và dễ tái phát trở lại gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt...

Lá khế chữa viêm da cơ địa – Đúng cách cực hiệu quả

Dùng lá khế chữa viêm da cơ địa giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy dễ...

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Có biến chứng gì?

Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da mãn tính và có xu hướng tái phát định kỳ. Một số người bệnh viêm da cơ địa có thể gặp...

Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa rất nhanh khỏi

Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa nghe có vẻ lạ nhưng lại có hiệu quả rất tốt. Đây là loại dược liệu có sẵn trong tự nhiên,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn