Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì, có lây không? Cách trị

Viêm da cơ địa ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết & chữa trị

Các loại kem đặc trị viêm da cơ địa của Nga tốt nhất

Dùng cây lược vàng chữa viêm da cơ địa và lưu ý

Các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả – Dễ kiếm

Dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa có khỏi không?

Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên bổ sung gì?

Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa rất nhanh khỏi

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Có biến chứng gì?

Thế nào là viêm da cơ địa đối xứng và cách điều trị?

Viêm da cơ địa ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết & chữa trị

Viêm da cơ địa ở trẻ em là tình trạng phổ biến và dễ tái phát. Nếu không được điều trị phù hợp và kịp lúc, bệnh có thể gây nhiễm trùng, tổn thương bề mặt da, suy giảm hàng rào phòng vệ và tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng.

viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không
Viêm da cơ địa ở trẻ em có thể gây nhiễm trùng nếu không được điều trị phù hợp

Viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm da cơ địa là tình trạng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ 3 tháng đến 5 tuổi. Trong một số trường hợp, bệnh có thể tái phát liên tục đến lúc trẻ trưởng thành.

Viêm da cơ địa ở trẻ em hay còn gọi là chàm thể tạng ở trẻ em có thể dẫn đến tình trạng khô da, nứt nẻ, nổi mụn nước kèm theo việc ngứa ngáy khó chịu. Trẻ em có tiền sử gia đình mắc bệnh chàm – Eczema, viêm da cơ địa, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng thường có nguy cơ viêm da cơ địa tương đối cao.

Dấu hiệu nhận biết và hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Tương tự như viêm da cơ địa ở người trưởng thành, viêm da cơ địa ở trẻ em dẫn đến các triệu chứng như:

  • Ngứa
  • Đỏ và mẩn đỏ
  • Da rất khô và bong tróc vảy
  • Xuất hiện các vết nứt nẻ, lở loét da hoặc rò rỉ dịch

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, các dấu hiệu thường bắt đầu ở mặt, khuỷu tay và đầu gối. Đây là những khu vực dễ bị trầy xước, ma sát khi trẻ bò hoặc vận động. Đôi khi các dấu hiệu bệnh có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác của cơ thể như khu vực tã lót hoặc nơi có độ ẩm cao.

Ở trẻ lớn hơn, viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở các nếp gấp khuỷu tay, bàn tay, đầu gối. Ngoài ra, các dấu hiệu bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến phía sau tai, gáy, mặt, da đầu, chân và một số vị trí khác.

Ở cả trẻ sơ sinh và trẻ em, viêm da cơ địa thường gây khô da, tróc vảy và có xu hướng ảnh hưởng đến da mặt đầu tiên. Nếu bị nhiễm trùng, da bé có thể hình thành một lớp vỏ màu vàng hoặc nổi mụn nước nhỏ, bên trong có chứa mủ. Ngoài ra, da trẻ cũng có xu hướng trở nên dày hơn, lichen hóa hoặc tổn thương do gãi và cọ xát nhiều.

Viêm da cơ địa trên mặt ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường phổ biến ở má
viêm da cơ địa ở trẻ
Viêm da cơ địa ở trẻ có thể ảnh hưởng đến tay và các bộ phận khác
cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ lớn hơn viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến mặt, da đầu, sau gáy
hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Viêm da cơ địa ở trẻ em có thể đi kèm nhiều bệnh ngoài da khác như viêm da tiết bã
bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Hình ảnh viêm da cơ địa trên má ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có liên quan đến yếu tố di truyền. Theo một số thống kê, có khoảng 80% các bệnh viêm da ở trẻ em thường xuất hiện ở gia đình có người thân mắc bệnh chàm – Eczema, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn hoặc các bệnh có liên quan đến dị ứng.

viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Ảnh hưởng của thời tiết lạnh khô có thể gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ được cho là cơ thể làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa ở trẻ bao gồm:

  • Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch vẫn đang trong thời gian hoàn thận, do đó sức đề kháng và chống lại bệnh tật ở trẻ thường thấp. Điều này khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm Amidan hoặc tạo điều kiện cho các bệnh ngoài da phát triển như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng hoặc các bệnh về da mãn tính khác.
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Một số trẻ thường xuyên sử dụng các loại thức ăn có tính dị ứng cao như hải sản, các loại đậu hoặc quả mọng như dâu tây. Điều này có thể gây dị ứng và gây viêm da cơ địa. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo hoặc thức ăn khó tiêu hóa cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Thời tiết lạnh và khô: Lạnh và khô là hai điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh ngoài da, bao gồm viêm da cơ địa. Các triệu chứng thường có xu hướng nghiêm trọng vào mùa đông và được cải thiện khi thời tiết ấm lên.

Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi khác như nhiễm trùng, thay đổi thời tiết đột ngột, thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng cũng làm tăng nguy cơ phát sinh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Viêm da cơ địa ở trẻ em có chữa không?

Viêm da cơ địa ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và thường ít phổ biến ở người lớn. Hiện tại không có biện pháp điều trị viêm da cơ địa, do đó đây là một tình trạng mãn tính. Đối với người có làn da nhạy cảm, các triệu chứng có thể xuất hiện và tồn tại suốt đời. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi bị viêm da cơ địa thường có xu hướng đi kèm viêm da tiết bã. Tình trạng này thường có xu hướng nghiêm trọng trong độ tuổi từ 2 – 4 và được cải thiện khi trẻ lớn hơn.

viêm da cơ địa ở trẻ em
Viêm da cơ địa ở trẻ em có thể biến thành mãn tính và tái phát nhiều lần trong đời

Trong một số phân tích tổng hợp, có khoảng 15 – 20% các trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ em có các triệu chứng dai dẳng trong ít nhất 8 năm sau khi điều trị bệnh. Có dưới 5% các trường hợp trẻ có dấu hiệu viêm da cơ địa sau hơn 20 năm. Ngoài ra, trẻ bị viêm da cơ địa trước 2 tuổi thường có ít nguy cơ tái phát bệnh hơn những trẻ phát triển bệnh ở tuổi dậy thì.

Viêm da cơ địa ở trẻ em không thể chữa khỏi, phát triển dai dẳng, mãn tính và có thể tái phát bất cứ lúc nào trong đời. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc phù hợp, các triệu chứng có thể được cải thiện và hạn chế nguy cơ tái phát.

Biến chứng viêm da cơ địa ở trẻ em

Nếu không được điều trị kịp lúc, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da: Tình trạng nứt nẻ, tổn thương da không được chăm sóc phù hợp có thể dẫn đến tổn thương bề mặt da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và bội nhiễm da.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Các triệu chứng viêm da cơ địa như ngứa ngáy, khó chịu có thể gây mất ngủ, chán ăn và gián tiếp gây chậm phát triển ở trẻ.
  • Tăng nguy cơ hen suyễn, viêm mũi dị ứng: Mặc dù các bác sĩ vẫn chưa tìm được nguyên nhân và sự liên quan của tình trạng này, nhưng có khoảng 75% trẻ sơ sinh có xu hướng phát triển viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn kèm với viêm da cơ địa. Tình trạng này có thể gây suy nhược, ảnh hưởng hệ thống miễn dịch và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó, viêm da cơ địa làm tăng nguy cơ để lại sẹo, vết thâm, ảnh hưởng về tính thẩm mỹ gây tâm lý tự ti, rụt rè, thiếu tự tin ở trẻ. Do đó, việc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em cần được tiến hành kịp thời và đúng phương pháp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em

Việc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế khả năng tái phát. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như:

1. Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được thực hiện tại nhà. Người chăm sóc có thể tham khảo một số biện pháp phổ biến bao gồm:

viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Mặc quần áo thoải mái và làm bằng các chất liệu tự nhiên để tránh kích ứng da
  • Kem dưỡng ẩm: Một số loại kem dưỡng ẩm không hương thơm, không chứa các chất kích ứng da thường được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ. Một số sản phẩm dưỡng ẩm cao có thể được sử dụng mỗi ngày để giúp da bé giữ được độ ẩm tự nhiên, hạn chế khô và tổn thương da.
  • Sử dụng xà phòng phù hợp: Sử dụng các sản phẩm nhẹ nhàng, không mùi để vệ sinh da và tắm cho bé. Các sản phẩm chứa mùa thơm hoặc chất kháng khuẩn có thể gây tổn thương da, nổi mề đay và tăng độ nhạy cảm cho da bé.
  • Mặc quần áo phù hợp: Để tránh kích ứng da, cha mẹ nên cho bé mặc quần áo phù hợp, rộng rãi và làm bằng các chất liệu tự nhiên như cotton. Ngoài ra, luôn giặt và phơi khô quần áo mới trước khi mặc.
  • Tránh gây trầy xước da: Giữ cho móng tay của trẻ ngắn hoặc mang bao tay cho trẻ để tránh việc gãi ngứa gây trầy xước da. Điều này có thể gây nhiễm trùng, khiến da bị kích thích, tổn thương và trở nên dày hơn.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc không kê đơn như kem và thuốc mỡ Hydrocortison có thể giảm ngứa và chống viêm nhẹ. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc, vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, không dùng thuốc trong thời gian dài, điều này có thể gây mỏng da và tăng khả năng kích ứng.

2. Thuốc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em

Các loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống ngứa và ngăn ngừa tổn thương da. Thuốc thường được chỉ định để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ bao gồm:

Thuốc bôi ngoài da:

  • Nước muối sinh lý 0.9%
  • Thuốc kháng Histamine dạng bôi
  • Thuốc mỡ Crisaborole
  • Thuốc mỡ Corticoid
  • Kháng sinh cho trường hợp nhiễm trùng
  • Thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ như kem Pimecrolimus hoặc thuốc mỡ Tacrolimus
bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em

Thuốc dạng uống:

  • Thuốc kháng Histamine H1
  • Thuốc chống viêm Corticoid đường uống sử dụng trong thời gian ngắn và các trường hợp nặng
  • Thuốc kháng sinh như Tetracyclin hoặc Erythromycin
  • Trong các trường hợp viêm da cơ địa mãn tính và nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc ức chế miễn dịch như Azathioprine, Methotrexate hoặc Ciclosporin.

Việc sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần nhận được sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc cho trẻ để tránh các rủi ro không mong muốn.

3. Quang trị liệu

Quang trị liệu viêm da cơ địa là biện pháp sử dụng ánh sáng tia cực tím để cải thiện các triệu chứng. Liệu pháp này được xem là an toàn và phù hợp cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Quang trị liệu sử dụng tia UVA /  UVB kết hợp với thuốc để giảm ngứa, chống viêm và phục hồi các mô tổn thương trên bề mặt da. Ngoài ra, liệu pháp này chỉ được chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.

Bên cạnh lợi ích điều trị viêm da cơ địa, quang trị liệu có thể gây lão hóa sớm và tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, trao đổi với bác sĩ về các rủi ro trước khi quyết định thực hiện quang trị liệu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Viêm da cơ địa là một tình trạng da mãn tính gây ngứa rất phổ biến ở trẻ em. Do đó, cha mẹ và người chăm sóc cần có kế hoạch điều trị và chăm sóc phù hợp để bảo vệ da, ngăn ngừa bội nhiễm và hạn chế tối đa khả năng tái phát.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Các loại kem đặc trị viêm da cơ địa của Nga tốt nhất

Các loại kem đặc trị viêm da cơ địa của Nga khá được ưa chuộng tại thị trường nước ta. Nếu đang có ý định sử dụng, bạn có thể...

Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên bổ sung gì?

Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng gì và nên bổ sung gì? Đây là thắc mắc rất nhiều phụ huynh đặt ra khi có con nhỏ bị viêm da...

Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa rất nhanh khỏi

Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa nghe có vẻ lạ nhưng lại có hiệu quả rất tốt. Đây là loại dược liệu có sẵn trong tự nhiên,...

Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì, có lây không? Cách trị

Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì, có lây không? Cách trị

Viêm da cơ địa bội nhiễm khởi phát khi vi khuẩn, virus, nấm tấn công gây tổn thương da, nhiễm trùng và viêm đỏ. Tình trạng bội nhiễm không chỉ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn