Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì, có lây không? Cách trị

Viêm da cơ địa ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết & chữa trị

Các loại kem đặc trị viêm da cơ địa của Nga tốt nhất

Dùng cây lược vàng chữa viêm da cơ địa và lưu ý

Các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả – Dễ kiếm

Dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa có khỏi không?

Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên bổ sung gì?

Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa rất nhanh khỏi

Viêm da cơ địa ở mặt – Cách chăm sóc, điều trị tốt nhất

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Có biến chứng gì?

Các loại thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất (bôi và uống)

Thuốc trị viêm da cơ địa thường bao gồm các loại thuốc bôi và thuốc uống theo toa có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa, giảm tổn thương trên bề mặt da và ngăn ngừa bội nhiễm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần điều trị viêm da cơ địa cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để tránh các tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn.

Các loại thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất
Tham khảo một số loại thuốc trị viêm da cơ địa hiệu quả

Các loại thuốc bôi viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính gây ngứa ngáy, thô ráp, gây nứt nẻ, dày sừng và có thể gây bội nhiễm nếu không được điều trị phù hợp. Trong các trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể kê các loại thuốc bôi để cải thiện các triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc đặc trị viêm da cơ địa dạng bôi phổ biến thường bao gồm:

1. Các loại thuốc làm dịu và kháng khuẩn

Các loại thuốc kháng khuẩn và làm dịu da dạng bôi thường được chỉ định trong giai đoạn cấp tính và bán cấp tính. Thuốc có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, làm dịu da và khôi phục hàng rào bảo vệ da. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể hỗ trợ kết vảy các vết thương, vết nứt nẻ và tăng tốc độ hồi phục da.

Các loại thuốc bôi kháng khuẩn và làm dịu da hỗ trợ chữa viêm da cơ địa phổ biến bao gồm:

– Hồ nước:

Hồ nước hay thuốc hồ là thuốc được bào chế và phân phối bởi Viện Da liễu Trung ương. Thuốc bao gồm kẽm Oxide, bột Talc và Glycerin dưới dạng hỗn dịch có tác dụng giảm viêm, hạn chế tình trạng sung huyết và làm khô dịch tiết ở bệnh nhân viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, bệnh chàm hoặc các bệnh viêm da khác.

Hồ nước thường được chỉ định sử dụng 2 lần mỗi ngày để làm lành và khô các tổn thương trên da.

Tuy nhiên, hồ nước có thể gây nhiễm trùng dẫn đến viêm da cơ địa bội nhiễm nếu vùng da bệnh không được sát trùng trước khi thoa thuốc. Do đó, người bệnh nên chú ý vô trùng và tham khảo hướng dẫn sử dụng để tránh các rủi ro không mong muốn.

thuốc đặc trị viêm da cơ địa
Các loại thuốc kháng khuẩn thường được chỉ định điều trị viêm da cơ địa trong giai đoạn cấp tính

– Kẽm Oxide 10%:

Kẽm Oxide 10% thường được sử dụng để làm dịu tổn thương da, kháng khuẩn nhẹ và hỗ trợ bảo vệ da. Thuốc thường được chỉ định điều trị viêm da cơ địa với liều dùng 2 – 3 lần mỗi ngày.

Tuy nhiên, tương tự như Hồ nước, kẽm Oxide có thể gây bội nhiễm nếu sử dụng ở vùng da chưa được vô trùng. Bên cạnh đó, những người nhạy với với Pyrazol không nên sử dụng kẽm Oxide để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

– Dung dịch sát khuẩn Chlorhexidine và Hexamidine:

Hai loại dung dịch này có tác dụng kháng khuẩn nhẹ thường được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp tính và bán cấp tính. Thuốc có thể hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, giảm viêm và hỗ trợ làm lành da sau khi các mụn nước đã vỡ.

2. Thuốc Corticoid dạng thoa

Các loại thuốc thoa có chứa Corticoid thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm da như bệnh chàm, viêm da cơ địa hoặc viêm da dị ứng. Tuy nhiên, các loại thuốc trị viêm da dị ứng này mang lại nhiều rủi ro và tác dụng phụ. Do đó thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp nặng hoặc khi các loại thuốc kháng khuẩn không mang lại hiệu quả điều trị.

thuốc bôi viêm da cơ địa
Thuốc Corticoid tại chỗ có thể mang lại nhiều rủi ro như gây mỏng da, giãn mạch

Thuốc có tác dụng giảm viêm và chống dị ứng mạnh. Do đó, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh bác sĩ có thể kê các loại thuốc như:

  • Corticoid nhóm 4 có tác dụng yếu như Hydrocortison, Dexamethason hoặc Prednisolon.
  • Corticoid nhóm 3 có tác dụng vừa phải như Alclometasone hoặc Triamcinolon.
  • Corticoid nhóm 2 có tác dụng mạnh như Fluocinolon acetonid, Betamethasone valerate hoặc Betamethasone valerate.
  • Corticoid nhóm 1 có tác dụng rất mạnh như Betamethason dipropionat.

Thuốc Corticoid thoa ngoài da cần được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ chuyên môn. Việc lạm dụng thuốc có thể gây mỏng ra, tăng nguy cơ nhiễm trùng, nổi mụn đỏ, teo da và tăng nguy cơ viêm nang lông. Nếu có dấu hiệu dị ứng hoặc tác dụng phụ khi dùng thuốc Corticoid điều trị viêm da cơ địa (chàm thể tạng) người bệnh vui lòng liên hệ với nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể.

3. Kháng sinh bôi ngoài da

Các loại kháng sinh thoa ngoài ra thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng hoặc viêm da cơ địa bội nhiễm. Phần lớn các loại thuốc kháng sinh được sử dụng kết hợp với Corticoid để chống viêm, hạn chế sưng và hạn chế tổn thương bề mặt da.

thuốc trị viêm da dị ứng
Kháng sinh tại chỗ điều trị viêm da cơ địa cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Các loại thuốc kháng sinh dạng bôi viêm da cơ địa phổ biến thường bao gồm:

  • Benzoyl Peroxide
  • Isotretinoin
  • Zinc Acetate

Có nhiều loại thuốc kháng sinh dùng tại chỗ có thể được kê đơn để điều trị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại vi khuẩn gây bệnh. Do đó, không nên tự ý sử dụng kháng sinh để tránh các rủi ro không mong muốn.

4. Thuốc bôi ức chế hệ thống miễn dịch

Trong một số trường hợp người bệnh viêm da cơ địa có thể được chỉ định các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Loại thuốc phổ biến nhất thường là Tacrolimus. Đây là loại thuốc phổ biến được dùng để cải thiện các loại bệnh chàm, đặc biệt làm viêm da cơ địa hoặc viêm da dị ứng.

Các loại thuốc bôi ức chế miễn dịch hoạt động tượng tự như Corticoid để chống viêm, giảm sưng nhưng không gây mỏng da hoặc giãn mạch. Bên cạnh đó, thuốc bôi ức chế miễn dịch có thể làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành các khối u ác tính trên bề mặt da.

Các loại thuốc đặc trị viêm da cơ địa dạng uống

Bên cạnh các loại thuốc bôi, trong các trường hợp nghiêm trọng bác sĩ có kê các loại thuốc trị viêm da cơ địa dạng uống như:

1. Thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng Histamine đường uống có thể được chỉ định để cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa toàn thân. Thuốc có thể ngăn chặn việc tiết ra Histamine và chống ngứa, nổi mề đay và cải thiện tình trạng khô, nứt nẻ da.

Các loại thuốc kháng Histamine đường uống phổ biến bao gồm:

  • Desloratadin
  • Hydroxyzine
  • Cyclizine
  • Meclizine
thuốc chữa viêm da cơ địa
Các loại thuốc kháng Histamine có thể chống ngứa, giảm viêm và cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa

Một số loại thuốc kháng Histamine có thể gây buồn ngủ. Bên cạnh đó, đôi khi người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn
  • Đau cơ
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Rối loạn nhịp tim
  • Sốt nhẹ

2. Thuốc Corticosteroid đường uống

Các loại thuốc Corticosteroid đường uống thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa nghiêm trọng trong thời gian ngắn. Thuốc thường được chỉ định khi các loại kem bôi và thuốc điều trị tại chỗ không mang lại hiệu quả điều trị.

Corticosteroid đường uống kiểm soát các triệu chứng viêm da cơ địa và bệnh chàm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc quá thời gian chỉ định, điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.

thuốc trị viêm da cơ địa
Thuốc Corticosteroid trị viêm da cơ địa có thể giảm viêm, chống ngứa một cách nhanh chóng

Các loại thuốc Corticosteroid phổ biến thường bao gồm:

  • Medrol
  • Metasone
  • Prednison

3. Thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh đường uống có thể điều trị nhiễm trùng ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể kê các loại kháng sinh như Cephalosporin hoặc Amoxicillin.

Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh đường uống có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc cũng như thay đổi liều lượng mà không nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Việc sử dụng thuốc đặc trị viêm da cơ địa cần được sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ và các rủi ro không mong muốn khác. Trao đổi với nhân viên y tế hoặc người có chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

 

5/5 - (3 bình chọn)

Cùng chuyên mục

[Sự thật] Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Triệu chứng của bệnh bệnh viêm da cơ địa thường diễn ra kéo dài dai dẳng và dễ tái phát trở lại gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt...

Viêm da cơ địa có tự khỏi không hay sẽ nặng lên?

Viêm da cơ địa có tự khỏi không hay sẽ nặng lên?

"Viêm da cơ địa có tự khỏi không hay sẽ nặng lên?" là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh da...

11 cách trị viêm da cơ địa tại nhà bằng mẹo dân gian

Trị viêm da cơ địa bằng thuốc dân gian là liệu pháp cổ truyền được ứng dụng từ lâu đời. Chủ yếu các vị thuốc là thảo dược tự nhiên...

Tác dụng của tỏi trong điều trị bệnh viêm da cơ địa

Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng tỏi đơn giản mà hiệu quả

Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian đơn giản được thực hiện phổ biến. Cách chữa này giúp cải thiện các triệu chứng...

Viêm da cơ địa tái đi tái lại là do đâu? Làm sao ngăn bệnh tái phát

Viêm da cơ địa tái đi tái lại là hệ quả do điều trị không đúng cách, không cách ly với yếu tố kích thích, hệ miễn dịch suy yếu,...

Lá khế chữa viêm da cơ địa – Đúng cách cực hiệu quả

Dùng lá khế chữa viêm da cơ địa giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy dễ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn