Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì, có lây không? Cách trị

Viêm da cơ địa ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết & chữa trị

Các loại kem đặc trị viêm da cơ địa của Nga tốt nhất

Dùng cây lược vàng chữa viêm da cơ địa và lưu ý

Các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả – Dễ kiếm

Dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa có khỏi không?

Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên bổ sung gì?

Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa rất nhanh khỏi

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Có biến chứng gì?

Thế nào là viêm da cơ địa đối xứng và cách điều trị?

Bệnh viêm da cơ địa có lây không, làm sao phòng ngừa?

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh lý này có tiến triển dai dẳng, kéo dài và rất dễ tái phát. Chính vì vậy song song với điều trị, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để quản lý bệnh hoàn toàn.

viêm da cơ địa có lây không
Bệnh viêm da cơ địa có lây không?

Viêm da cơ địa có lây không?

Viêm da cơ địa (chàm thể tạng/ eczema thể địa) là bệnh da liễu khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ, chủ yếu khởi phát ở trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi. Chàm thể tạng đặc trưng bởi tình trạng da ngứa ngáy, đỏ rát, dày sừng, nứt nẻ và khô ráp. Một số trường hợp bệnh có thể tự thuyên giảm sau thời gian dài bùng phát, nhưng cũng có những trường hợp bệnh dai dẳng, tái phát nhiều lần trong suốt cuộc đời.

Đặc điểm của viêm da cơ địa là bệnh mãn tính, dễ tái phát và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Chính vì vậy ngay cả khi tích cực điều trị, bệnh vẫn có khả năng tái phát sau một thời gian nhất định. Dù là bệnh lành tính nhưng với đặc điểm này, viêm da cơ địa gây ra nhiều ảnh hưởng đến với ngoại hình và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân – đặc biệt là tình trạng ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội.

Vì chưa thể điều trị hoàn toàn nên khá nhiều bệnh nhân lo lắng về vấn đề Viêm da cơ địa có lây không?. Tuy nhiên theo các chuyên gia Da liễu, viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính có liên quan đến cơ địa dị ứng, yếu tố di truyền và đặc điểm cấu trúc da. Khi có các yếu tố kích thích (nội sinh và ngoại sinh), bệnh có thể bùng phát với những triệu chứng kể trên. Bệnh viêm da cơ địa hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm – kể cả khi tiếp xúc trực tiếp lên vùng da tổn thương của người mắc bệnh.

viêm da cơ địa có lây không
Viêm da cơ địa không có khả năng lây nhiễm nhưng có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các nghiên cứu được thực hiện cho thấy, bệnh có tính chất gia đình (di truyền). Hơn 80% trường hợp mắc bệnh lý này đều có tiền sử gia đình mắc các bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng như viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng, hen phế quản, viêm mũi dị ứng,…

Do đó, mặc dù không có khả năng lây nhiễm nhưng viêm da cơ địa có thể di truyền sang thế hệ sau nếu ba hoặc mẹ mang gen gây bệnh. Thống kê cho thấy, nếu có ba và mẹ đều có gen gây bệnh, nguy cơ bị viêm da cơ địa ở con trẻ có thể lên đến 79%.

Các biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính và khởi phát sớm trong những năm đầu đời. Sau một khoảng thời gian bùng phát mạnh, bệnh thuyên giảm và duy trì ở giai đoạn ổn định. Tuy nhiên khi có điều kiện thuận lợi, triệu chứng của bệnh tiếp tục tái phát gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống.

Có thể thấy, viêm da cơ địa là bệnh ngoài da nhưng có cơ chế bệnh sinh và căn nguyên phức tạp, nhiều điểm chưa rõ ràng. Vì vậy, không có biện pháp nào có thể phòng ngừa bệnh lý này hoàn toàn. Tuy nhiên, tần suất và mức độ tái phát bệnh có thể giảm đi đáng kể nếu thực hiện các biện pháp sau:

1. Tránh các yếu tố kích thích bệnh bùng phát

Chàm thể tạng có mối liên hệ mật thiết với cơ địa dị ứng và đặc điểm cấu trúc da. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh chỉ bùng phát khi có yếu tố kích thích (cả tác nhân ngoại sinh và nội sinh). Do đó để giảm nguy cơ bệnh tái phát, nên hạn chế và tránh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng bùng phát bệnh.

viêm da cơ địa có lây không
Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích có thể giảm nguy cơ bệnh tái phát đáng kể
  • Xà phòng được xem là yếu tố bùng phát viêm da cơ địa phổ biến nhất. Vì vậy, cần tránh sử dụng các loại xà phòng chứa thành phần tổng hợp, chất bảo quản và hương liệu. Để giảm tác động lên vùng da tổn thương, nên ưu tiên sử dụng các loại xà phòng có thành phần tự nhiên từ dầu dừa, bồ hòn, nha đam,…
  • Hạn chế các loại hóa chất và chất tẩy rửa có tính kiềm (độ pH cao). Hầu hết các sản phẩm này đều khiến da dễ mất nước, khô ráp và suy yếu.
  • Mang bao tay khi dọn dẹp nhà cửa, vườn tược hoặc khi phải tiếp xúc với nước rửa chén, lau nhà, bột giặt,… Khác với người có làn da khỏe mạnh, người bị viêm da cơ địa rất nhạy cảm với những tác nhân này. Nếu không hạn chế tiếp xúc, tổn thương da có thể tái phát nhiều lần và lan tỏa trên phạm vi rộng.
  • Khi chọn mua mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da (sữa tắm, kem dưỡng,…), cần xem kỹ thành phần và độ pH. Nên lựa chọn sản phẩm có độ pH cân bằng (5 – 6), thành phần nhẹ dịu, không chứa hương liệu và chất bảo quản.
  • Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm gây dị ứng hoặc các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, mè (vừng),… Ngoài ra, bạn cũng nên tránh rượu bia, cà phê và các loại thực phẩm cay nóng để hạn chế tổn thương da lan rộng và ngứa ngáy dữ dội.
  • Tránh các kích thích cơ học lên da như chà xát, gãi cào, tỳ đè, ma sát,… Nên mang giày dép đúng kích cỡ, chất liệu mềm và thoáng.
  • Bên cạnh đó, nên chú ý mặc trang phục thông thoáng để giảm ma sát lên da. Đặc biệt cần tránh dùng quần áo, mền gối có chất len dạ. Nghiên cứu cho thấy, len dạ là dị nguyên có khả năng kích thích các triệu chứng của viêm da cơ địa bùng phát mạnh.
  • Thông báo với bác sĩ tình trạng cơ địa dị ứng để được cân nhắc về loại thuốc phù hợp. Thực tế, một số loại thuốc có khả năng dị ứng cao như Aspirin, kháng sinh,… có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát mạnh, ồ ạt và gây ngứa ngáy dữ dội.
  • Nếu viêm da cơ địa đi kèm với hen và viêm mũi dị ứng, cân nhắc sử dụng thiết bị lọc không khí và trồng nhiều cây xanh trong không gian sống để giảm chất dị ứng, kích ứng.
  • Kiểm soát các yếu tố nội sinh có nguy cơ bùng phát như rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, xúc động quá mức,…

2. Dưỡng ẩm da thường xuyên

Da là cơ quan có diện tích lớn với vai trò chính là bài tiết và bảo vệ cơ thể. Thông thường, da có màng lipid mỏng với chức năng giữ ẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân có hại. Tuy nhiên ở bệnh nhân bị viêm da cơ địa, nhận thấy có sự sụt giảm của loricrin và filaggrin – các protein có vai trò liên kết tế bào da. Tình trạng thiếu hụt các yếu tố này khiến da dễ khô ráp, mất nước và ngứa ngáy.

Vì đặc điểm da khác biệt nên người bị viêm da cơ địa thường có làn da khô, sần sùi, bong tróc và nhạy cảm hơn với các yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh. Ngoài sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cần dưỡng ẩm da thường xuyên và đều đặn – cả trong giai đoạn cấp, bán cấp và mãn tính. Biện pháp này có thể giảm nhẹ tổn thương da, giảm ngứa ngáy và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc quá mức.

viêm da cơ địa có lây không
Dưỡng ẩm là biện pháp quan trọng nhất trong quản lý triệu chứng và tiến triển của viêm da cơ địa

Thực tế, hiệu quả phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát bằng cách dưỡng ẩm cũng đã được chứng minh qua nhiều thực nghiệm. Do đó để giảm thiểu nguy cơ bệnh bùng phát, nên dưỡng ẩm cho da đều đặn 2 – 4 lần/ ngày tùy theo mức độ khô của da. Tuy nhiên, nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có công thức lành tính, nhẹ dịu để tránh dị ứng và kích ứng.

3. Nâng cao hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch suy yếu là điều kiện thuận lợi để viêm da cơ địa bùng phát mạnh. Bên cạnh biện pháp dưỡng ẩm và tránh các yếu tố kích thích, bạn cũng có thể hạn chế bệnh tái phát bằng cách cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra, hệ miễn dịch khỏe mạnh còn làm giảm mức độ tổn thương và phạm vi ảnh hưởng của bệnh đáng kể.

viêm da cơ địa có lây không
Nâng cao sức đề kháng có thể giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tần suất viêm da cơ địa tái phát

Để nâng cao đề kháng, cần ăn uống điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ và giữ tâm lý lạc quan, vui vẻ. Bên cạnh đó, nên dành 30 phút mỗi ngày tập các môn thể thao có cường độ phù hợp với thể trạng và độ tuổi.

Bài viết đã giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề “Bệnh viện da cơ địa có lây không?” và đề cập đến một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên để được hướng dẫn cụ thể hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Viêm da cơ địa mãn tính – Hay tái phát phải làm sao?

Viêm da cơ địa mãn tính là bệnh da liễu có đặc tính dai dẳng và dễ tái phát. Do đó, dù có tính chất lành tính nhưng bệnh lý...

Bà bầu bị viêm da cơ địa - Cách chăm sóc, điều trị

Bà bầu bị viêm da cơ địa – Cách chăm sóc, điều trị

Bà bầu bị viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý thường gặp trong thời kỳ mang thai, nhất là những đối tượng có làn da nhạy cảm....

Cách trị viêm da cơ địa bằng lá ổi nhiều người áp dụng

Chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi là mẹo trị bệnh được nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà với các ưu điểm như lành tính, ít tác...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn