Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Bài thuốc từ cây xạ đen chữa đau dạ dày hiệu quả

Thực hư bột baking soda có chữa được đau dạ dày?

Tác hại của rượu bia đối với dạ dày bạn nên thận trọng

Dù có hương vị đặc trưng và được sử dụng phổ biến nhưng thức uống chứa cồn gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Trong đó phải kể đến các tác hại của rượu bia đối với dạ dày như tăng nguy cơ viêm loét, ung thư, trào ngược dạ dày thực quản và xuất huyết dạ dày. 

tác hại của rượu bia đối với dạ dày
Rượu bia gây ra nhiều tác hại với cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng

Các tác hại của rượu bia đối với dạ dày

Rượu bia là thức uống chứa cồn được sử dụng rất phổ biến. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 68 triệu lít rượu bia được tiêu thụ ở nước ta. Thực tế cho thấy, sử dụng rượu bia không chỉ bắt nguồn từ sở thích mà còn “văn hóa” của cánh mày râu. Không chỉ thỏa mãn thú vui hằng ngày, rượu bia còn trở thành văn hóa đặc thù của một số ngành nghề như người làm kinh doanh, xây dựng,…

Ngoài cồn (alcohol), rượu bia còn chứa nhiều thành phần lên men có hại cho sức khỏe. Thực tế cho thấy, thói quen uống rượu bia chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh mãn tính liên quan đến não bộ, gan, tim, thận, hệ miễn dịch và dạ dày.

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa nên chịu tác động trực tiếp khi cơ thể dung nạp quá nhiều rượu bia. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài, bạn có thể gặp phải các vấn đề về dạ dày có mức độ nặng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe hoặc thậm chí là gây tử vong.

Dưới đây là một số tác hại của rượu bia đối với dạ dày:

1. Gây đau dạ dày do tăng tiết axit quá mức

Cồn và các thành phần lên men có trong rượu bia có khả năng kích thích dạ dày tăng tiết axit nhiều bất thường. Như đã biết, axit có vai trò làm mềm và tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên khi axit được bài tiết quá mức, chất nhầy bảo vệ niêm mạc có thể bị phá vỡ, dẫn đến tổn thương tế bào biểu mô và kích thích dạ dày co bóp quá mức.

Kết quả là khiến dạ dày bùng phát cơn đau kèm theo một số triệu chứng như nóng rát thượng vị, đầy hơi, chướng bụng, hơi thở nóng,… Nếu sử dụng rượu bia khi bụng đói, mức độ đau dạ dày và các triệu chứng đi kèm có thể nghiêm trọng hơn so với khi ăn no. Trong trường hợp duy trì thói quen này lâu dài, niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương nghiêm trọng.

2. Tăng nguy cơ viêm loét dạ dày

Nếu sử dụng rượu bia thường xuyên, tình trạng tăng tiết dịch vị có thể tiến triển trong thời gian dài. Dịch vị được bài tiết quá mức dần phá hủy chất nhầy bảo vệ niêm mạc và ăn mòn các tế bào biểu mô. Ban đầu, axit dạ dày chỉ gây sung huyết niêm mạc nhưng nếu không khắc phục kịp thời, dịch vị tiếp tục tấn công ổ viêm và dẫn đến hiện tượng loét.

tác hại của rượu bia đối với dạ dày
Tăng nguy cơ viêm loét là tác hại thường gặp nhất của rượu bia đối với dạ dày

Thống kê cho thấy, đa phần người bị viêm loét dạ dày đều có liên quan đến thói quen ăn uống thiếu khoa học – đặc biệt là lạm dụng rượu bia quá mức. Viêm loét dạ dày là bệnh tiêu hóa khá phổ biến điển hình với các triệu chứng như buồn nôn, đau thượng vị, nôn mửa, ợ nóng, ợ hơi, chướng bụng và tiêu hóa kém. Bệnh tiến triển lâu ngày còn có thể khiến cơ thể suy nhược và sụt cân do giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.

3. Tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản

Không chỉ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, sử dụng rượu bia thường xuyên còn làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới (LES) và kích thích thành dạ dày co bóp quá mức. Do đó, thói quen sử dụng đồ uống chứa cồn còn có thể tăng làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

tác hại của rượu bia đối với dạ dày
Sử dụng rượu bia thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản

GERD đề cập đến tình trạng dịch vị cùng với thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác nóng rát thượng vị, trớ thức ăn, buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu và đầy trướng bụng. Tương tự như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản có mối liên hệ mật thiết với thói quen ăn uống và sinh hoạt. Dù ít khi đe dọa đến sức khỏe nhưng GERD ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

4. Tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là tình trạng dạ dày xuất hiện khối u ác tính (do các tế bào tăng sinh một cách mất kiểm soát). Đây là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Thực tế cho thấy, ung thư dạ dày thường phát triển ở những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày từ 10 năm trở lên. Ngoài ra, nguy cơ ác tính hóa tế bào tăng lên đáng kể nếu bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) và lạm dụng rượu bia quá mức.

Alcohol trong rượu bia sẽ chuyển đổi thành acetalhehyde dưới tác động của các enzyme tiêu hóa. Thông thường, độc tố acetalhehyde được gan chuyển hóa thành CO2 và acetate. Tuy nhiên nếu dung nạp rượu bia quá mức, gan có thể không sản sinh đủ enzyme để chuyển hóa. Kết quả là acetalhehyde tích tụ và gây hại cho tất cả các cơ quan trong cơ thể.

tác hại của rượu bia đối với dạ dày
Sử dụng rượu bia trong thời gian dài làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản, dạ dày và ung thư gan

Acetalhehyde là gốc tự do gây độc cho hầu hết các cơ quan. Trong trường hợp dạ dày có ổ viêm loét, acetalhehyde có thể khiến ổ viêm tiến triển nặng và lan tỏa rộng hơn. Theo thời gian, tế bào biểu mô ở vùng niêm mạc viêm loét có thể phát triển một cách bất thường và có xu hướng ác tính hóa (tiền ung thư). Ngoài ung thư dạ dày, sử dụng rượu bia còn làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và ung thư gan.

5. Uống rượu bia gây chảy máu dạ dày

Nếu sử dụng rượu mạnh (vodka), niêm mạc dạ dày có thể bị phá hủy trong một thời gian ngắn, dẫn đến vỡ mạch và xuất huyết (chảy máu). Xuất huyết dạ dày cũng có thể xảy ra khi dùng rượu bia nhẹ đối với những người có viêm loét ở niêm mạc đường tiêu hóa.

Chảy máu dạ dày là tình trạng cấp tính có mức độ nghiêm trọng cần phải được xử lý kịp thời. Tình trạng này biểu hiện qua các triệu chứng như buồn nôn, nôn ra máu, đau dạ dày dữ dội, mệt mỏi, choáng váng,…

6. Tăng tác hại của thuốc lên dạ dày

Thống kê cho thấy, nguy cơ gặp phải tác dụng phụ lên dạ dày cao hơn nếu sử dụng rượu bia trong thời gian điều trị. Vì vậy, khi dùng các loại thuốc gây hại cho dạ dày như corticoid đường uống và NSAID (thuốc chống viêm không steroid), bác sĩ thường khuyến cáo không được sử dụng cùng với rượu bia.

Dùng đồng thời rượu bia và các loại thuốc này làm tăng sản xuất dịch vị, phá vỡ màng nhầy bảo vệ niêm mạc dẫn đến viêm loét hoặc thậm chí là chảy máu dạ dày. Ngoài ra, thức uống chứa cồn còn làm thay đổi sinh khả dụng và khiến hiệu quả của thuốc tăng/ giảm đi đáng kể. Điều này làm tăng nguy cơ gặp phải các rủi ro và tác dụng ngoại ý.

Biện pháp giảm tác hại của rượu bia lên dạ dày

Mặc dù gây ra nhiều tác hại nhưng rượu bia vẫn là loại thức uống quen thuộc trong các bữa tiệc. Trong những trường hợp bắt buộc phải sử dụng đồ uống chứa cồn, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm tác hại lên dạ dày và các cơ quan khác trong cơ thể.

tác hại của rượu bia đối với dạ dày
Để giảm các tác hại của rượu bia đối với dạ dày, nên ăn no trước khi sử dụng đồ uống chứa cồn

Một số biện pháp giúp giảm tác hại của rượu bia lên dạ dày:

  • Lựa chọn rượu bia có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe. Bởi hầu hết các loại rượu không rõ nguồn gốc đều có độ cồn cao và chứa nhiều thành phần độc hại đối với sức khỏe.
  • Nếu có thể, nên sử dụng bia và rượu nhẹ thay vì sử dụng các loại rượu có độ cồn cao như rượu đế, vodka, gin, whisky, rum, tequila,… Sử dụng đồ uống có nồng độ cồn cao làm tăng mức độ kích thích và ăn mòn niêm mạc dạ dày. Thực tế cũng cho thấy, đa phần các trường hợp xuất huyết tiêu hóa đều bùng phát do sử dụng rượu mạnh.
  • Tuyệt đối không pha rượu, bia cùng với rượu ngọt. Nhiều người cho rằng, việc pha cùng với các loại thức uống khác giúp giảm độ cồn và hạn chế tác hại lên sức khỏe. Tuy nhiên trên thực tế, nước ngọt đẩy nhanh tốc độ hấp thu rượu bia vào máu. Từ đó làm tăng áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
  • Ăn no trước khi uống rượu bia là cách đơn giản để giảm tác hại lên cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Thức ăn giúp trung hòa dịch vị, qua đó làm giảm mức độ kích thích lên niêm mạc dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, thức ăn còn làm chậm quá trình hấp thu rượu bia vào máu để gan có đủ thời gian sản xuất enzyme chuyển hóa acetaldehyde.
  • Không nên uống 1 lúc quá nhiều rượu bia. Thay vào đó, nên dùng từng ngụm nhỏ và giãn khoảng cách giữa các lần uống để giảm tác hại lên gan và dạ dày.
  • Nên kết hợp giữa uống rượu bia cùng với nước lọc và các món ăn nhẹ để giảm mức độ kích thích của alcohol lên niêm mạc dạ dày – tá tràng.
  • Không sử dụng đồng thời rượu bia với cà phê và các loại thuốc điều trị – đặc biệt là thuốc giảm đau, chống viêm.
  • Sau khi uống rượu, nên uống nhiều nước, dùng các món ăn mềm, lỏng như canh, súp và dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể đào thải toàn bộ độc tố.

Bài viết đã tổng hợp các tác hại thường gặp của rượu bia đối với dạ dày, đồng thời đề cập đến một số biện pháp làm giảm ảnh hưởng của thức uống chứa cồn đối với cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này và chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Nhất Nam Bình Vị Khang - Giải pháp VÀNG cho bệnh nhân đau dạ dày

Nhất Nam Bình Vị Khang – Giải pháp VÀNG cho bệnh nhân đau dạ dày

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc ĐỘC QUYỀN của Nhất Nam Y Viện kết hợp cùng Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc...

Bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng được xem là yếu...

Người bị đau dạ dày uống cafe được không?

Bị đau dạ dày có nên uống cafe (cà phê) không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, cà phê chứa nhiều chất kích thích có thể khiến...

Mẹo dùng nha đam chữa đau dạ dày cực hay và đơn giản

Dùng nha đam tươi chữa đau dạ dày không những mang lại hiệu quả giảm nhẹ triệu chứng của bệnh mà còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng...

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Bị đau dạ dày nên ăn và kiêng loại trái cây (hoa quả) gì là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Bởi dù chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào...

Nhất Nam Y Viện - Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt - dành cho người Việt

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Nhất Nam Y Viện được biết đến là địa chỉ khám và điều trị bệnh bằng y học cổ truyền có tiếng vang lớn trong nhiều năm qua. Đơn vị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn