Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Chữa đau dạ dày viêm loét bằng nhụy hoa nghệ tây (saffron)

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ hoa đu đủ đực

Hay bị đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách xử lý

Bị đau dạ dày vào ban đêm là hệ quả do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp đều có thể thuyên giảm nhanh sau khi áp dụng mẹo tại nhà, tổ chức lại lối sống và sử dụng thuốc.

cách chữa đau dạ dày vào ban đêm
Đau dạ dày vào ban đêm có nguy hiểm không? Phải làm sao để khắc phục?

Nhận biết đau dạ dày (đau bao tử) vào ban đêm

Đau dạ dày (đau bao tử) là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng bụng dưới xương ức và trên rốn). Thông thường, đau bao tử bùng phát sau khi ăn hoặc khi bụng đói. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng này có thể xảy ra vào ban đêm.

Đau dạ dày về đêm không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa, đây còn là dấu hiệu cho thấy niêm mạc thực quản – dạ dày – tá tràng và một số cơ quan tiêu hóa khác đang gặp vấn đề. Nếu không can thiệp các biện pháp xử lý kịp thời, tình trạng có thể nặng dần theo thời gian cả về mức độ lẫn tần suất.

Bị đau dạ dày vào ban đêm thường có các biểu hiện như sau:

  • Cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) vào nửa đêm
  • Đau bao tử có thể bùng phát âm ỉ hoặc đột ngột, đau quặn từng cơn gây mất ngủ, mệt mỏi
  • Có cảm giác trớ thức ăn lên cổ họng
  • Đau dạ dày còn có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị,…

Đau dạ dày vào ban đêm có thể xảy ra một vài lần do ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra với tần suất thường xuyên, bạn nên xác định nguyên nhân và tiến hành các biện pháp khắc phục kịp thời, tránh để bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Tại sao đau dạ dày xảy ra vào ban đêm?

Đau bao tử thường xuất hiện khi dạ dày co bóp và bài tiết dịch vị quá mức. Tình trạng này chủ yếu bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Tuy nhiên ở một số trường hợp, đau dạ dày về đêm còn có thể là biểu hiện của một số vấn đề tiêu hóa.

1. Nguyên nhân thông thường

Thống kê cho thấy, đa phần các trường hợp đau dạ dày về đêm đều có liên quan đến lối sống thiếu khoa học. Các thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh khiến dạ dày co bóp bất thường và bài tiết dịch vị quá mức, dẫn đến đau vùng thượng vị kèm theo ợ hơi, ợ chua, nóng rát, buồn nôn và nôn mửa.

Nếu xảy ra do các nguyên nhân thông thường, đau dạ dày về đêm có thể dễ dàng cải thiện. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương nặng và làm xuất hiện các bệnh lý tiêu hóa.

Tại sao đau dạ dày về đêm
Thức khuya là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày về đêm mà nhiều người bỏ qua

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây đau bao tử (đau dạ dày) vào ban đêm:

  • Thức khuya: Thức khuya là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày mà nhiều người bỏ qua. Tương tự như các cơ quan khác, dạ dày cần có thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo các mô hư tổn. Chính vì vậy khi thức khuya thường xuyên, niêm mạc dạ dày có thể bị viêm, sung huyết do tác động của dịch vị. Kết quả là bùng phát cơn đau dạ dày kèm theo một số triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nóng rát thượng vị,…
  • Căng thẳng thần kinh: Hoạt động co bóp của dạ dày bị chi phối bởi hệ thần kinh não – ruột. Căng thẳng kéo dài khiến hệ thần kinh bị rối loạn, từ đó làm tăng hoặc giảm nhu động của dạ dày, đường ruột. Hơn nữa, căng thẳng thần kinh làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến niêm mạc dạ dày, từ đó làm gián đoạn và trì hoãn quá trình phục hồi tế bào. Chính vì vậy, đau dạ dày vào ban đêm còn có thể là hệ quả do căng thẳng thần kinh kéo dài.
  • Ăn quá khuya, nhịn ăn hoặc ăn tối quá no: Bị đau bao tử vào ban đêm còn có thể xảy ra do thói quen ăn tối quá no, nhịn ăn hoặc ăn quá khuya. Các thói quen này khiến dạ dày co bóp, bài tiết dịch vị quá mức và không có thời gian tái tạo, phục hồi. Nếu thường xuyên duy trì thói quen ăn khuya, cơ vòng thực quản dưới (LES) có thể bị suy yếu, dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Sử dụng rượu bia, thức ăn cay nóng: Rượu bia, thức ăn cay nóng đều có khả năng kích thích lên niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng. Sử dụng các món ăn và đồ uống này vào buổi tối có thể làm bùng phát đau dạ dày, nóng rát thượng vị, buồn nôn, nôn mửa,… vào ban đêm.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Đau dạ dày vào ban đêm có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc như kháng sinh, corticoid đường uống và thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Các loại thuốc này làm giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, kết quả là tạo điều kiện cho dịch vị tấn công vào tế bào biểu mô và phát sinh cơn đau.
  • Do thói quen hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ là tác nhân gây tổn thương phổi và gan mà còn ảnh hưởng đến thực quản, dạ dày và đường ruột. Nicotin cùng với các chất độc hại có trong khói thuốc làm giảm chất nhầy bảo vệ dạ dày, làm suy yếu cơ vòng thực quản và gây rối loạn nhu động đường ruột. Những yếu tố này kích thích đau dạ dày, nóng rát thượng vị, trớ thức ăn, buồn nôn,… bùng phát mạnh vào ban đêm.

Hầu hết các thói quen sinh hoạt, ăn uống gây đau dạ dày về đêm đều có thể cải thiện dễ dàng. Tuy nhiên nếu tiếp tục duy trì những thói quen này, dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác có thể bị tổn thương nặng.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Trong một số trường hợp, tình trạng hay bị đau dạ dày về đêm còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý tiêu hóa như:

Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao
Đau dạ dày về đêm là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là bệnh lý tiêu hóa thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng dịch vị trào ngược lên thực quản và cổ họng. Bệnh có liên quan đến suy yếu cơ vòng thực quản dưới (LES). Do đó khi nằm ngủ, dịch vị và thức ăn dễ dàng bị trào ngược dẫn đến bùng phát cơn đau, xuất hiện cảm giác nóng rát và buồn nôn.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Ngoài GERD, đau dạ dày vào ban đêm còn có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh lý này xảy ra khi niêm mạc của dạ dày và tá tràng hình thành ổ viêm, loét. Vào ban đêm, dịch vị được bài tiết nhiều kích thích lên niêm mạc bị tổn thương, dẫn đến xuất hiện cơn đau và một số triệu chứng đi kèm khác.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Hội chứng Zollinger-Ellison là tình trạng u gastrin sản xuất quá nhiều axit dạ dày gây dư thừa dịch vị, theo thời gian hình thành ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày và tá tràng. Hội chứng này thường gây đau dạ dày khi đói và vào ban đêm do không có thức ăn trung hòa dịch vị dư thừa.

Ngoài những bệnh lý kể trên, đau dạ dày vào ban đêm còn có thể là biểu hiện của các vấn đề ở tuyến tụy, mật, gan, lá lách,… Nếu nhận thấy triệu chứng có mức độ nghiêm trọng và đi kèm với các biểu hiện bất thường, nên cân nhắc đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bị đau dạ dày vào nửa đêm có nguy hiểm không?

Bị đau dạ dày (bao tử) vào ban đêm là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Ảnh hưởng đầu tiên của tình trạng này là gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt và ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Nếu diễn ra với tần suất thường xuyên, cơ thể dễ bị suy nhược, sụt cân, giảm trí nhớ,… do chất lượng giấc ngủ suy giảm nghiêm trọng.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng đau dạ dày về đêm phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp xảy ra do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, tình trạng sẽ nhanh chóng được kiểm soát sau khi tổ chức lại lối sống và sử dụng một số loại thuốc không kê toa.

Cách trị đau bao tử ban đêm
Đau bao tử ban đêm kéo dài có thể gây loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa hoặc thậm chí là thủng dạ dày

Tuy nhiên, nếu đau dạ dày về đêm bùng phát do ảnh hưởng của các bệnh lý ở đường tiêu hóa, bắt buộc phải thăm khám và điều trị y tế. Triệu chứng của các bệnh lý này có thể nghiêm trọng dần theo thời gian, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Hơn nữa nếu không tiến hành điều trị, bạn có thể phải đối mặt với các biến chứng nặng nề như loét dạ dày, hẹp môn vị, viêm họng mãn tính (do ảnh hưởng của trào ngược dạ dày), xuất huyết tiêu hóa hoặc thậm chí là thủng dạ dày.

Có thể thấy, đau dạ dày vào ban đêm tác động nhiều đến giấc ngủ, chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Vì vậy nếu nhận thấy triệu chứng xảy ra với tần suất thường xuyên, bạn nên thực hiện các biện pháp cải thiện trong thời gian sớm nhất. Tránh để bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và làm bùng phát các biến chứng nặng nề.

Cách trị đau bao tử (đau dạ dày) vào ban đêm

Đau dạ dày (đau bao tử) vào ban đêm có thể được kiểm soát bằng các mẹo tại nhà và sử dụng thuốc không kê toa. Tuy nhiên nếu nghi ngờ tình trạng này là dấu hiệu của các bệnh tiêu hóa, bạn nên tiến hành thăm khám và can thiệp biện pháp y tế trong thời gian sớm nhất.

1. Cách giảm đau dạ dày cấp tốc

Đau dạ dày bùng phát vào giữa đêm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ, gây ra cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Để giảm nhanh triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm đau cấp tốc như:

Cách giảm đau dạ dày ban đêm
Dùng trà hoa cúc, trà mật ong,… có thể giảm nhẹ cơn đau dạ dày và cảm giác nóng rát thượng vị
  • Chườm ấm: Chườm ấm là cách trị đau dạ dày tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. Biện pháp này tận dụng nhiệt độ ấm nhằm thư giãn cơ trơn và tăng tuần hoàn máu đến thành dạ dày. Từ đó làm dịu cơn đau và cải thiện một số triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn mửa,… Vì vậy khi cơn đau bùng phát, nên dùng túi ấm có nhiệt độ từ 55 – 70 độ C chườm lên vùng bụng trên từ 15 – 20 phút.
  • Uống trà thảo dược: Nên sử dụng các loại trà không chứa caffeine có khả năng trung hòa axit như trà hoa cúc, trà mật ong, trà gừng,… để làm dịu cơn đau ở vùng thượng vị. Sau khoảng một thời gian ngắn, cảm giác nóng rát và khó chịu ở dạ dày sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Massage bụng: Nếu đau dạ dày xảy ra do ăn khuya hoặc ăn tối quá no, bạn có thể cải thiện bằng cách massage vùng bụng. Nên xoa bụng nhẹ nhàng theo hướng từ trên xuống dưới và từ trái qua phải để kích thích nhu động ruột – dạ dày và đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa. Từ đó giảm áp lực lên dạ dày và làm dịu cơn đau nhanh chóng.
  • Dùng bánh mì mềm: Trong trường hợp đau dạ dày bùng phát do bụng đói hoặc uống nhiều rượu bia, nên cải thiện bằng cách ăn vài lát bánh mì mềm. Bánh mì giúp hấp thu dịch vị dư thừa, hạn chế tác động lên niêm mạc và hỗ trợ giảm cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên dùng 3 – 4 lát bánh mì nhỏ và cần ngồi nghỉ ngơi trong 15 – 20 phút trước khi trở lại giường.

Các mẹo giảm đau dạ dày cấp tốc có thể làm dịu cơn đau nhanh chóng và hỗ trợ giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả đối với trường hợp đau dạ dày nhẹ, mới phát. Trường hợp đau dạ dày kéo dài, mức độ đau nặng có thể không nhận thấy hiệu quả khi áp dụng.

2. Sử dụng thuốc không kê toa

Nếu đau dạ dày có mức độ nặng và không thuyên giảm khi áp dụng các mẹo tại nhà, bạn có thể dùng một số loại thuốc không kê toa để cải thiện. Hiện nay, thuốc chữa đau dạ dày không kê toa chủ yếu là thuốc chứa hoạt chất bảo vệ niêm mạc và thành phần trung hòa axit.

Cách giảm đau dạ dày ban đêm
Có thể giảm đau dạ dày vào ban đêm bằng cách sử dụng một số loại thuốc không kê toa

Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau dạ dày không kê toa bạn có thể sử dụng:

  • Thuốc đau dạ dày chữ P: Thuốc chữ P (Phosphalugel) là loại thuốc chữa đau dạ dày dạng sữa được sử dụng phổ biến. Thành phần chính của thuốc là Aluminium phosphate có khả năng tăng độ pH trong dịch vị và tạo màng bảo vệ niêm mạc. Dùng 1 – 2 gói khi cơn đau bùng phát có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
  • Hỗn dịch uống Pepsane: Hỗn dịch uống Pepsane có tác dụng giảm đau dạ dày và đầy hơi. Để giảm nhanh đau dạ dày vào ban đêm, bạn có thể uống từ 1 – 2 gói tùy theo mức độ cơn đau. Loại thuốc này chỉ sử dụng cho người lớn, không được dùng cho trẻ nhỏ nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Gaviscon dạng gel: Trong trường hợp đau dạ dày kèm theo hiện tượng trớ thức ăn, bạn nên sử dụng Gaviscon dạng gel. Thuốc chứa thành phần chính là Natri alginate, Natri bicarbonate và Calcicarbonate. Sau khi dung nạp, thuốc tạo thành màng gel lơ lửng trên dịch vị nhằm hạn chế hiện tượng trào ngược. Khi cơn đau bùng phát, có thể dùng từ 1 – 2 gói để kiểm soát triệu chứng.

Các loại thuốc giảm đau dạ dày không kê toa mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ giúp cải thiện triệu chứng, không thể điều trị bệnh dứt điểm. Vì vậy nếu dạ dày vào ban đêm tái phát nhiều lần, nên tiến hành thăm khám và điều trị y tế.

3. Thăm khám và điều trị y tế

Ngoài các nguyên nhân thông thường, đau dạ dày (đau bao tử) về đêm còn là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa. Do đó, nên tiến hành thăm khám và điều trị y tế nếu tình trạng tái phát với tần suất thường xuyên và mức độ nặng hơn.

Sau khi thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử cá nhân và gia đình, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật cận lâm sàng như xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, nội soi + sinh thiết dạ dày, test hơi thở,… Tùy vào bệnh lý cụ thể, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp với giai đoạn và khả năng đáp ứng của từng trường hợp.

Phòng ngừa đau dạ dày vào ban đêm bằng cách nào?

Đau dạ dày vào ban đêm là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Tình trạng này có khả năng tái phát nhiều lần nếu tiếp tục duy trì những thói quen xấu. Chính vì vậy sau khi điều trị, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

Cách giảm đau dạ dày ban đêm
Nên ăn tối sớm và dùng các món ăn dễ tiêu hóa để phòng ngừa đau dạ dày về đêm bùng phát
  • Nên ăn tối trước 19:00, tránh ăn khuya hoặc ăn no quá mức. Để giảm tình trạng đau dạ dày bùng phát nhiều về đêm, nên dùng các món ăn dễ tiêu hóa như súp, rau xanh, củ, tránh dùng món ăn nướng và chiên, xào.
  • Trong trường hợp có các bệnh lý về dạ dày, nên chia nhỏ bữa ăn để hạn chế đau dạ dày bùng phát. Nếu thường xuyên bị trào ngược, nên sử dụng gối chuyên dụng để hạn chế tình trạng này.
  • Không sử dụng rượu bia – đặc biệt là vào buổi tối.
  • Người có thói quen hút thuốc lá nên cai thuốc trong thời gian sớm. Thói quen này không chỉ gây đau dạ dày mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nội khoa như cao huyết áp, xơ vữa động mạch,…
  • Không nên thức quá khuya và căng thẳng quá mức. Thay vào đó, cần cân đối thời gian làm việc – nghỉ ngơi và đảm bảo ngủ trước 23:00.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng từ 20 – 30 phút mỗi ngày để đẩy lùi stress, điều hòa hoạt động của dạ dày và đường ruột. Thực tế, hoạt động thể chất đã được chứng minh có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả.
  • Thông báo với bác sĩ tiền sử đau dạ dày để được chỉ định các loại thuốc phù hợp.
  • Tích cực điều trị các bệnh tiêu hóa có thể gây đau dạ dày vào ban đêm. Tránh chủ quan khiến bệnh tiến triển dai dẳng và tái phát cơn đau dạ dày thường xuyên.

Đau dạ dày vào ban đêm là tình trạng khá phổ biến và dễ cải thiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm sau khi điều chỉnh thói quen và sử dụng thuốc không kê toa, nên thăm khám để được điều trị kịp thời. Trong trường hợp chủ quan, dạ dày có thể bị viêm loét nặng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Người bị đau dạ dày uống cafe được không?

Bị đau dạ dày có nên uống cafe (cà phê) không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, cà phê chứa nhiều chất kích thích có thể khiến...

Người bị đau dạ dày có nên uống nước cam không?

Bị đau dạ dày có nên uống nước cam không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi thức uống này cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất nhưng...

Các nhóm thuốc gây hại cho dạ dày bạn nên tránh

Bên cạnh thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, các vấn đề ở dạ dày còn là hệ quả do sử dụng thuốc. Dùng các loại thuốc...

9 Loại thuốc tây chữa đau dạ dày nhanh, an toàn

9 Loại thuốc tây chữa đau dạ dày nhanh, an toàn

Các loại thuốc Tây chữa đau dạ dày không chỉ giúp kiểm soát cơn đau và những biểu hiện đi kèm mà còn làm giảm tiết dịch vị dư thừa,...

Tác hại của rượu bia đối với dạ dày bạn nên thận trọng

Dù có hương vị đặc trưng và được sử dụng phổ biến nhưng thức uống chứa cồn gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Trong đó phải kể...

Mẹo dùng nha đam chữa đau dạ dày cực hay và đơn giản

Dùng nha đam tươi chữa đau dạ dày không những mang lại hiệu quả giảm nhẹ triệu chứng của bệnh mà còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn