Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel) tốt không? Giá bao nhiêu?

Mẹo chữa đau dạ dày bằng lá ổi siêu đơn giản

Các nhóm thuốc gây hại cho dạ dày bạn nên tránh

Bên cạnh thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, các vấn đề ở dạ dày còn là hệ quả do sử dụng thuốc. Dùng các loại thuốc gây hại cho dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc, tăng nguy cơ hình thành vết loét hoặc thậm chí là xuất huyết tiêu hóa.

thuốc gây hại cho dạ dày
Đau dạ dày có thể xảy ra do sử dụng một số loại thuốc tây

Nhóm thuốc nào gây hại cho dạ dày?

Đa phần các loại thuốc uống đều tiềm ẩn rủi ro và tác dụng không mong muốn. Thực tế cho thấy, một số loại thuốc có thể gây hại lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác như thực quản, tá tràng,…

Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng gây hại cho dạ dày. Phản ứng bất lợi lên cơ quan này chỉ xảy ra do sử dụng các loại thuốc làm giảm chức năng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa như NSAID và corticoid. Ngoài ra, nguy cơ gặp phải tình trạng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như liều lượng, thời gian sử dụng, thời điểm dùng thuốc (trước hoặc sau khi ăn), tiền sử bệnh lý (viêm loét/ xuất huyết dạ dày,…).

Dưới đây là một số loại thuốc có thể gây hại cho dạ dày bạn cần thận trọng khi sử dụng:

1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID là nhóm thuốc được sử dụng rất phổ biến trên lâm sàng, trong đó thường gặp nhất là Aspirin (giảm đau, hạ sốt), Diclofenac, Ibuprofen, Indomethacin, Naproxen, Piroxicam,… Hầu hết các loại thuốc chống viêm không steroid đều hấp thu kém trong môi trường dịch vị và dễ tích tụ thành từng đám trên niêm mạc. Kết quả là kích thích tế bào biểu mô, dẫn đến viêm – loét và xuất huyết.

thuốc gây hại cho dạ dày
Sử dụng NSAID là nguyên nhân phổ biến gây viêm, loét và xuất huyết dạ dày

Ngoài ra, tác hại của NSAID lên dạ dày còn do cơ chế của thuốc. Như đã biết, thuốc chống viêm không steroid hoạt động bằng cách ức chế enzyme COX 1 và 2. Qua đó làm giảm sinh tổng hợp chất trung gian gây viêm – prostaglandin. Khi prostaglandin bị ức chế, mức độ viêm và cơn đau sẽ giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên, prostaglandin không chỉ xuất hiện ở cơ quan bị tổn thương mà còn tập trung nhiều ở cơ quan tiêu hóa và giữ vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi prostaglandin bị ức chế, chất nhầy bảo vệ dạ dày bị phá vỡ và suy yếu. Tạo điều kiện cho dịch vị dễ dàng xâm nhập và gây kích thích lên niêm mạc, dẫn đến hình thành cơn đau, ổ viêm loét và thậm chí là xuất huyết dạ dày nếu sử dụng liều cao.

thuốc gây hại cho dạ dày
NSAID làm giảm sinh tổng hợp prostaglandin – thành phần có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày

Để giảm nguy cơ gặp phải phản ứng bất lợi lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa, bác sĩ thường chỉ định thuốc ức chế COX-2 (một nhóm nhỏ của NSAID). Khác với NSAID thông thường, nhóm thuốc này chỉ ức chế chọn lọc COX-2 và làm giảm tổng hợp prostaglandin ở cơ quan bị tổn thương. Chính vì vậy, hoạt động sinh tổng hợp prostaglandin ở niêm mạc tiêu hóa hầu như không bị ảnh hưởng. Nhờ vậy nguy cơ gặp phải tác dụng phụ cũng giảm đi đáng kể.

Bên cạnh đó, các loại thuốc chống viêm không steroid còn có đặc tính ức chế tập kết tiểu cầu (tác dụng chống đông máu) – đặc biệt là Aspirin. Chính vì vậy, niêm mạc dạ dày dễ bị kích thích và chảy máu hơn so với bình thường.

Có thể thấy, NSAID không trực tiếp làm tổn thương dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên, nhóm thuốc này gây giảm tiết prostaglandin, làm suy giảm chức năng bảo vệ của dạ dày và khiến niêm mạc dễ tổn thương hơn bình thường.

2. Corticoid đường uống

Tương tự như NSAID, corticoid đường uống cũng là nhóm thuốc gây hại lên dạ dày. Corticoid có tác dụng tương tự như hormone cortisol được tuyến thượng thận sản sinh. Nhóm thuốc này làm giảm tổng hợp prostaglandin E1, E2 – các yếu tố có chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời làm giảm hoạt động sản xuất chất nhầy, tăng tiết pepsin và axit.

Có thể thấy, corticoid vừa tác động gián tiếp vừa tác động trực tiếp đến hoạt động ăn mòn niêm mạc dạ dày. Do đó, sử dụng corticoid đường uống gây ra rất nhiều bất lợi đối với cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng.

thuốc gây hại cho dạ dày
Corticoid là một trong những nhóm thuốc gây hại lên cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng

Các loại corticoid đường uống thường sử dụng:

  • Prednisone
  • Prednisolone
  • Methylprednisolon
  • Dexamethasone

Corticoid có khả năng hấp thu vào tuần hoàn máu ngay cả khi dùng dạng bôi. Vì vậy, phản ứng bất lợi lên cơ quan tiêu hóa cũng có thể xảy ra ở những trường hợp dùng thuốc bôi chứa corticoid dài hạn – đặc biệt là sử dụng lên vùng da mỏng và có nếp gấp.

Ngoài tác động xấu đến niêm mạc dạ dày, corticoid đường còn gây ra rất nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, loãng xương, rối loạn chuyển hóa đường đạm, chất béo, hội chứng Cushing,… Do đó, corticoid đường uống và tiêm chỉ được sử dụng khi lợi ích cao hơn rủi ro tiềm ẩn.

Cách hạn chế tác hại của thuốc lên dạ dày

Các phản ứng bất lợi của thuốc lên dạ dày có xu hướng gặp nhiều ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có tiền sử mắc các vấn đề về đường tiêu hóa và người phải sử dụng thuốc dài hạn. Đối với những đối tượng có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ hướng dẫn thực hiện một số biện pháp giúp phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của thuốc.

1. Sử dụng loại thuốc thay thế

Như đã đề cập, hiện tượng viêm loét và tổn thương niêm mạc dạ dày chủ yếu xảy ra do giảm sinh tổng hợp prostaglandin. Trong trường hợp phải sử dụng NSAID, bác sĩ có thể thay thế các NSAID thông thường bằng thuốc ức chế chọn lọc COX-2 để giảm thiểu tác hại lên cơ quan tiêu hóa.

Các loại thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (Celecoxib, Etoricoxib, Rofecoxib,…) chỉ ức chế sinh tổng hợp prostaglandin ở cơ quan bị viêm/ tổn thương và hầu như không ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy nếu có tiền sử đau dạ dày, bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay thế bằng loại thuốc an toàn hơn.

thuốc gây hại cho dạ dày
Thay thế NSAID thông thường bằng thuốc ức chế chọn lọc COX-2 có thể hạn chế phản ứng bất lợi lên dạ dày

Tuy nhiên, hầu hết các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 đều có khả năng gây ra các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, hình thành huyết khôi, đột quỵ,… Để giảm thiểu nguy cơ khi dùng thuốc, nên thông báo với bác sĩ tiền sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe hiện tại. Thống kê cho thấy, đa phần các trường hợp gặp phải biến cố tim mạch khi dùng các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 đều xảy ra ở người cao tuổi và người có các bệnh lý tim mạch từ trước.

2. Dùng kèm với một số loại thuốc khác

Để hạn chế tác hại của thuốc đối với dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định dùng kèm với một số loại thuốc khác như:

thuốc gây hại cho dạ dày
Misoprostol được sử dụng để giảm biến chứng lên cơ quan tiêu hóa trong thời gian sử dụng NSAID
  • Misoprostol: Misoprostol là dẫn xuất của prostaglandin E1. Thuốc có tác dụng tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày, đồng thời giảm khả năng bài tiết axit và hoạt động phân hủy protein của dịch vị. Misoprostol được sử dụng phổ biến để giảm nguy cơ viêm loét gây ra bởi NSAID ở những trường hợp có tiền sử loét dạ dày.
  • Thuốc kháng thụ thể H2: Thuốc kháng thụ thể H2 (Cimetidine, Ratinidin) cũng có thể được sử dụng để giảm tác hại của thuốc lên niêm mạc dạ dày. Nhóm thuốc này có tác dụng đối kháng chọn lọc với histamine ở thụ thể H2, qua đó ức chế sản xuất dịch vị. Khi dịch vị giảm đi đáng kể, nguy cơ gây tổn thương niêm mạc và hình thành ổ viêm, loét sẽ được hạn chế ở mức tối đa.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Tương tự như thuốc kháng thụ thể H2, PPI có tác dụng ức chế sản xuất dịch vị nhưng hiệu quả nhanh và kéo dài hơn. Với khả năng dung nạp tốt và chỉ phải sử dụng 1 lần/ ngày, PPI là lựa chọn ưu tiên trong giảm thiểu tác hại của NSAID đối với dạ dày và cơ quan tiêu hóa – nhất là ở những bệnh nhân phải sử dụng thuốc dài hạn.

3. Ăn no trước khi dùng thuốc

Hầu hết các loại thuốc gây hại cho dạ dày đều làm giảm khả năng bảo vệ niêm mạc. Khi chức năng bảo vệ suy giảm, dịch vị (axit dạ dày) dễ dàng gây tổn thương tế bào biểu mô, dẫn đến sung huyết và hình thành ổ viêm, loét.

thuốc gây hại cho dạ dày
Ăn no trước khi uống thuốc có thể giảm kích thích lên niêm mạc dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác

Vì vậy để giảm tác hại của thuốc lên dạ dày, nên dùng thuốc sau khi ăn no. Thức ăn có vai trò thấm hút dịch vị và giảm mức độ kích thích của axit dạ dày lên niêm mạc. Từ đó có thể ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày và các phản ứng bất lợi khác.

Tuy nhiên, cần sử dụng các món ăn mềm, dễ tiêu hóa và có khả năng thấm hút dịch vị tốt như bánh mì mềm, rau xanh, canh, soup, các loại ngũ cốc, trái cây không chứa axit như bơ, dưa hấu, đu đủ,… Bên cạnh đó, nên chú ý uống nhiều nước để giảm độ axit của dịch vị.

4. Tránh tuyệt đối các yếu tố kích thích dạ dày

Nguy cơ gặp phải các phản ứng bất lợi khi sử dụng NSAID và corticoid có thể tăng lên khi có điều kiện thuận lợi. Vì vậy trong thời gian dùng các loại thuốc này, bạn nên tránh một số yếu tố kích thích lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác như:

thuốc gây hại cho dạ dày
Tuyệt đối không dùng rượu bia trong thời gian sử dụng các loại thuốc gây hại cho dạ dày
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các thức uống chứa cồn khác. Cồn làm phá vỡ chất nhầy bảo vệ niêm mạc, đồng thời tăng tính axit trong dịch vị. Kết quả là khiến niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương và hình thành ổ viêm, loét.
  • Hạn chế thức khuya và căng thẳng quá mức. Các thói quen này đều làm tăng hormone cortisol. Hormone này làm suy giảm chức năng bảo vệ niêm mạc, đồng thời tăng hoạt động của pepsin và kích thích hoạt động sản xuất axit.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày như thực phẩm chứa nhiều axit (me chua, xoài xanh, cóc, ổi,…), món ăn cay nóng, nước ngọt có gas,…
  • Tránh nhịn ăn trong thời gian sử dụng thuốc. Thói quen này làm tăng lượng dịch vị trong dạ dày và dẫn đến nguy cơ bùng phát các phản ứng bất lợi do thuốc.

5. Dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian được chỉ định

Hầu hết rủi ro và biến chứng do thuốc đều xảy ra ở những trường hợp dùng quá liều hoặc sử dụng thuốc dài hạn. Chính vì vậy, để hạn chế tác hại của thuốc, bạn nên dùng corticoid và NSAID khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời cần tuân thủ hướng dẫn về liều lượng và thời gian sử dụng.

Sử dụng các loại thuốc gây hại cho dạ dày có thể dẫn đến đau thượng vị, hình thành ổ, viêm loét ở niêm mạc hoặc thậm chí là xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy, bạn đọc nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này và cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định về liều lượng, tần suất, thời gian sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

"Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?" là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bên cạnh những lợi ích của các loại...

Nên chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng tốt nhất?

Nên chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng? Nghệ vàng và nghệ đen có hình dáng khá giống nhau nhưng tính chất dược lý lại khác nhau....

Đau dạ dày mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Đau dạ dày mãn tính có triệu chứng mờ nhạt và khó nhận biết hơn so với đau dạ dày cấp. Tuy nhiên, bệnh thường có đặc tính dai dẳng,...

Lá tía tô cũng có công dụng chữa đau dạ dày hiệu quả

Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô. Với đặc tính chống dị ứng, giải độc,...

Top 14 cây thuốc nam chữa đau dạ dày hay nhất trong dân gian

Dùng cây thuốc nam chữa đau dạ dày là phương pháp có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả tích cực đối với những trường hợp bệnh nhẹ....

Bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng được xem là yếu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn