12 Thực phẩm giúp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng bạn nên biết
Bánh mì, sữa chua, bí đỏ, quả bơ, dầu dừa,… là một số loại thực phẩm có thể giảm cơn đau dạ dày tự nhiên. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này còn giúp cải thiện các triệu chứng đi kèm, đồng thời điều hòa hoạt động tiêu hóa và cung cấp năng lượng, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

12 Thực phẩm giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng
Đau dạ dày (đau thượng vị) là triệu chứng thường gặp ở người trưởng thành. Triệu chứng này có thể bùng phát do dạ dày bị viêm loét, co bóp quá mức hoặc do tăng tiết axit bất thường. Đau dạ dày xuất hiện chủ yếu sau khi ăn, khi bụng đói và đau vào ban đêm, thường đi kèm với một số triệu chứng khác như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng,…
Các triệu chứng đau dạ dày ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, tác động đến giấc ngủ, hiệu suất lao động và học tập. Hơn nữa, đau dạ dày có thể khiến chức năng tiêu hóa suy giảm, cơ thể giảm hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng sụt cân, suy nhược và uể oải.
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, bạn cũng có thể giảm đau dạ dày bằng một số loại thực phẩm tự nhiên. Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh có thể xoa dịu cơn đau ở vùng thượng vị, cải thiện các triệu chứng đi kèm. Đồng thời bổ sung năng lượng, dinh dưỡng cần thiết để phục hồi sức khỏe và nâng cao thể trạng.
Dưới đây là một số loại thực phẩm có khả năng giảm cơn đau dạ dày bạn nên bổ sung:
1. Bánh mì mềm – Thực phẩm giúp giảm đau dạ dày tự nhiên
Hầu hết tất cả trường hợp bị đau dạ dày đều có liên quan đến hiện tượng tăng tiết dịch vị quá mức. Thông thường, dịch vị có vai trò tiêu hóa và làm mềm thức ăn, tạo điều kiện để ruột non hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên do một số nguyên nhân, dạ dày có thể tăng hoạt động sản xuất axit dẫn đến dư thừa dịch vị. Lúc này, dịch vị sẽ tấn công và phá hủy chất nhầy bao phủ niêm mạc. Kết quả là làm tổn thương tế bào biểu mô, hình thành ổ viêm/ loét và kích thích cơn đau bùng phát.

Để làm giảm cơn đau, bạn nên bổ sung vài lát bánh mì mềm. Tinh bột trong bánh mì sẽ hấp thu lượng axit dư thừa, từ đó giảm mức độ kích thích lên niêm mạc và cải thiện cơn đau rõ rệt. Tuy nhiên, nên lựa chọn bánh mì có kết cấu mềm, không chứa quá nhiều đường/ muối để dễ tiêu hóa. Tránh sử dụng bánh mì cứng, nhiều bơ, đường, chất bảo quản,…
Nếu có thể, bạn nên lựa chọn các loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì lúa mạch đen, bánh mì từ yến mạch, bánh mì Multigrain, bánh mì không chứa gluten (thường được làm từ khoai tây, hạnh nhân, gạo, bắp,…). Không chỉ giúp thấm hút axit dư thừa, bánh mì còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng dồi dào. Chỉ sau khoảng 10 – 15 phút, cảm giác đau dạ dày và một số triệu chứng đi kèm sẽ thuyên giảm đáng kể.
2. Nha đam – Thực phẩm giảm đau dạ dày nhanh chóng
Nha đam là loại thực phẩm lành mạnh chứa hàm lượng nước, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào. Ngay sau khi dung nạp, lượng nước và chất gel tự nhiên trong thực phẩm này có khả năng giảm đau dạ dày, nóng rát thượng vị và hạn chế tình trạng trào ngược thực quản rõ rệt. Bên cạnh đó, chất nhầy trong nha đam còn có tác dụng củng cố chất nhầy bảo vệ niêm mạc, hạn chế tình trạng dịch vị ăn mòn và tấn công vào tế bào biểu mô.
Đặc biệt, nha đam chứa glucomannan và anthraquinone có khả năng ngăn ngừa tiết axit quá mức, đồng thời cân bằng và điều hòa hoạt động tiêu hóa. Qua đó giúp cải thiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày/ tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Thực tế, nha đam còn được sử dụng phối hợp với một số thảo dược tự nhiên khác để chữa đau dạ dày.
Để giảm nhanh cơn đau ở vùng thượng vị, bạn có thể dùng nha đam đường phèn, nha đam + sữa chua hoặc nha đam nước dừa. Chỉ sau một thời gian ngắn, lượng dịch vị dư thừa sẽ bị trung hòa. Kết quả là giảm đau dạ dày, nóng rát, buồn nôn và ợ nóng rõ rệt.
3. Sữa chua tốt cho người bị đau dạ dày
Bị đau dạ dày có ăn sữa chua được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, sữa chua là nhóm thực phẩm lành mạnh, mang đến nhiều lợi ích đối với sữa khỏe nói chung và cơ quan tiêu hóa nói riêng. Cụ thể, các lợi khuẩn trong sữa chua có khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích hoạt động tiêu hóa, tránh tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng và tiêu hóa kém.

Bên cạnh đó, sữa chua còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp nâng cao sức khỏe và chức năng miễn dịch. Đặc biệt, loại thực phẩm này có nhiệt độ mát giúp trung hòa axit và làm dịu niêm mạc thực quản, dạ dày bị nóng rát. Ngoài ra, lợi khuẩn và một số khoáng chất trong sữa chua còn giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi và làm lành vết loét ở niêm mạc.
Vì vậy, bạn có thể dùng 1 hộp sữa chua nhỏ để giảm đau dạ dày và cải thiện một số triệu chứng đi kèm. Bên cạnh đó, có thể ăn kèm với yến mạch, hạnh nhân, trái cây tươi và hạt chia để giảm đói, cung cấp thêm năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.
4. Dầu dừa – Thực phẩm giảm đau dạ dày tự nhiên
Dầu dừa là tinh dầu chiết xuất từ cơm dừa chứa nhiều thành phần thiết yếu đối với sức khỏe. Sở hữu hàm lượng axit béo dồi dào, dầu dừa có khả năng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc thực quản – dạ dày – tá tràng. Qua đó có thể bảo vệ tế bào biểu mô khỏi tác động của dịch vị, hỗ trợ giảm cơn đau, nóng rát thượng vị và một số triệu chứng đi kèm khác.

Ngoài ra, axit lauric trong dầu dừa còn có khả năng kháng khuẩn tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy, axit lauric giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp, đồng thời kiểm soát virus, ký sinh trùng và nấm men có hại trong ống tiêu hóa. Từ đó hỗ trợ quá trình điều trị đau dạ dày và giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Khi cơn đau dạ dày bùng phát, bạn có thể ăn trực tiếp 1 – 2 thìa dầu dừa hoặc uống dầu dừa pha với nước ấm. Chỉ sau một thời gian ngắn, cảm giác đau rát, khó chịu và buồn nôn ở vùng thượng vị sẽ thuyên giảm đáng kể.
5. Giảm đau dạ dày bằng mật ong
Mật ong được biết đến với công dụng bồi bổ sức khỏe, giảm ho và nâng cao chức năng đề kháng. Mật ong chứa nhiều glucose, fructose, saccarozo, mantozo, khoáng chất (sắt, magie, canxi, kẽm) và vitamin (vitamin C, vitamin nhóm B). Với thành phần dinh dưỡng cao, thực phẩm này mang đến cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, đồng thời hỗ trợ đề phòng tình trạng suy nhược và sụt cân ở bệnh nhân đau dạ dày mãn tính.

Đặc biệt, mật ong còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Dùng các món ăn và thức uống từ mật ong giúp giảm nhanh cảm giác đau, ợ hơi, buồn nôn,… ở vùng thượng vị. Bên cạnh đó, mật ong còn hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tái tạo tế bào biểu mô ở vùng niêm mạc bị viêm/ loét.
Để cải thiện cơn đau dạ dày, bạn có thể ăn trực tiếp vài thìa mật ong. Hoặc pha mật ong với nước ấm và nhấp từng ngụm nhỏ. Tinh chất từ mật ong sẽ dễ dàng thẩm thấu vào niêm mạc giúp cải thiện tình trạng viêm loét, sung huyết, qua đó giảm nhẹ cơn đau và một số triệu chứng đi kèm khác.
6. Cơm trắng – Thực phẩm giảm đau dạ dày nhanh chóng
Ngoài bánh mì, bạn cũng có thể dùng cơm trắng – ngũ cốc quen thuộc trong bữa ăn của người Việt để giảm đau dạ dày. Lượng tinh bột trong cơm trắng sẽ hấp thu axit dư thừa, giảm kích thích lên niêm mạc dạ dày và làm dịu cơn đau rõ rệt.

Bên cạnh đó, cơm trắng là còn là loại thực phẩm sinh năng lượng, giúp giảm nhanh cảm giác đói và cồn cào. Khi đau dạ dày bùng phát, bạn nên dùng 1 chén cơm trắng nhỏ cùng với thức ăn mềm, canh hoặc súp để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa.
7. Đu đủ hỗ trợ giảm nhanh cơn đau dạ dày
Đu đủ là một trong những loại trái cây tốt cho người bị đau dạ dày. Đu đủ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, loại quả này còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất xơ dồi dào. Không chỉ giúp điều hòa nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón, đu đủ còn có tác dụng hấp thu lượng axit dư thừa, giảm cơn đau và cảm giác nóng rát, cồn cào ở vùng thượng vị.

Bên cạnh đó, đu đủ còn chứa enzyme papain có khả năng phân giải protein. Vì vậy, bổ sung đu đủ vào chế độ ăn có thể giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng, cá, hải sản,… Qua đó hạn chế tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn bùng phát ngay sau bữa ăn.
Ngoài ra với enzyme papain, cơ thể có thể dễ dàng hấp thu protein và các thành phần dinh dưỡng cần thiết có trong các loại thực phẩm, hạn chế tình trạng sụt cân và suy nhược.
8. Thực phẩm tốt cho dạ dày – Chuối
Chuối là loại trái cây được sử dụng phổ biến vì có hương vị thơm ngon, hấp dẫn và hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Tương tự như các loại trái cây khác, hàm lượng chất xơ cao trong loại quả này có khả năng trung hòa và hấp thu axit dư thừa. Từ đó có thể làm giảm hiện tượng dạ dày bị đau rát, kích thích do tăng axit quá mức.
Ngoài ra, chuối còn chứa vitamin K – một loại vitamin cần thiết có chức năng tăng sản sinh dịch nhầy nhằm bảo vệ dạ dày và hạn chế ổ viêm, loét tiến triển theo chiều hướng nghiêm trọng. Đồng thời pectin trong loại quả này còn giảm tác động của các yếu tố kích thích, qua đó có thể giảm nhẹ một số triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, trào ngược, ợ hơi và ợ chua.

Đặc biệt, chuối chứa chất chống oxy hóa Delphinidin có khả năng “lọc sạch” gốc tự do, giảm mức độ viêm, sung huyết và loét ở niêm mạc. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tái tạo niêm mạc bị tổn thương.
Có thể thấy, chuối mang đến nhiều lợi ích đối với hoạt động tiêu hóa – đặc biệt là với dạ dày. Do đó, bạn có thể sử dụng thực phẩm này sau bữa ăn chính khoảng 1.5 – 2 giờ đồng hồ để giảm axit dư thừa và ngăn chặn cơn đau dạ dày bùng phát. Ngoài ra, có thể dùng kèm chuối với sữa chua, các loại hạt và một số loại ngũ cốc khác.
9. Nghệ – Thực phẩm giúp giảm viêm, đau dạ dày
Nghệ là loại gia vị quen thuộc được sử dụng khá rộng rãi. Ngoài tác dụng tăng màu sắc và hương vị của món ăn, nghệ còn có đặc tính giảm viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Chính vì vậy, thảo dược này thường được tận dụng để giảm đau dạ dày và cải thiện một số triệu chứng tiêu hóa thường gặp.
Hoạt chất curcumin trong nghệ được chứng minh mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tác dụng nổi bật nhất của hoạt chất này là khả năng chống viêm mạnh, có thể giảm mức độ sung huyết ở niêm mạc dạ dày và đường ruột rõ rệt. Bên cạnh đó, curcumin trong nghệ còn giúp tiêu trừ gốc tự do, ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Ngay khi dung nạp vào cơ thể, curcumin có trong nghệ sẽ nhanh chóng trung hòa lượng dịch vị dư thừa, giảm cảm giác cồn cào và nóng rát, khó chịu. Vì vậy, bạn có thể dùng trà nghệ mật ong hoặc sữa nghệ ấm để cải thiện mỗi khi cơn đau dạ dày bùng phát.
Trên thực tế, hiệu quả chữa đau dạ dày của nghệ đã được chứng minh trên phương diện khoa học. Trong trường hợp đau dạ dày mãn tính, kéo dài, nên cân nhắc kết hợp điều trị y tế với các công thức chữa đau dạ dày từ nghệ để hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ phục hồi, tái tạo ổ viêm loét.
10. Quả bơ tốt cho người bị đau dạ dày
Bơ là một trong những loại thực phẩm có tác dụng giảm đau dạ dày tự nhiên. Loại quả này cung cấp cho cơ thể hơn 23 loại axit amin cùng với hàm lượng chất béo lành mạnh dồi dào. Bổ sung bơ vào chế độ ăn mang đến nguồn năng lượng dồi dào, tạo cảm giác no lâu và hạn chế tần suất – mức độ cơn đau dạ dày bùng phát.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bơ mỗi khi cơn đau dạ dày xuất hiện. Với hàm lượng chất xơ cao, bơ có khả năng trung hòa axit và hấp thu lượng dịch vị dư thừa. Bên cạnh đó, axit béo trong bơ có khả năng tạo thành lớp màng bảo vệ niêm mạc, ngăn chặn sự xâm nhập của dịch vị và vi khuẩn vào ổ viêm/ loét.

Hơn nữa, bơ là một trong những loại quả giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa có khả năng lọc sạch gốc tự do, giảm mức độ sung huyết niêm mạc và đẩy nhanh tốc độ phục hồi tế bào bị tổn thương. Không chỉ tốt cho dạ dày, bơ còn mang đến nhiều lợi ích đối với tim mạch, đường ruột và hệ miễn dịch.
11. Yến mạch – Thực phẩm giảm đau dạ dày nhanh chóng
Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày. Khác với cơm trắng, yến mạch cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng vừa phải, ít gây tăng cân và hầu như không làm tăng đường huyết đột ngột. Chính vì vậy, loại ngũ cốc này được khuyến khích dùng cho người bị thừa cân – béo phì và người bị tiểu đường.
Hơn nữa, yến mạch là loại ngũ cốc giàu chất xơ, dễ tiêu hóa và có khả năng hấp thu lượng dịch vị dư thừa. Sau khoảng vài phút, chất xơ trong yến mạch sẽ trung hòa axit trong dạ dày, từ đó làm giảm mức độ kích thích lên niêm mạc thực quản – dạ dày – tá tràng.

Ngoài ra, yến mạch còn chứa nhiều chất chống oxy hóa (axit ferulic, avenanthramides, phytic), khoáng chất và vitamin. Các thành phần dinh dưỡng trong yến mạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày nhưng không gây tăng cân và dễ tiêu hóa. Để giảm nhanh cơn đau dạ dày, bạn có thể dùng cháo yến mạch thịt bằm hoặc dùng yến mạch cán dẹp ăn cùng với sữa chua, hạt chia, các loại hạt, trái cây tươi.
12. Bí đỏ tốt cho người đau dạ dày
Ngoài các loại thực phẩm kể trên, bạn cũng có thể dùng bí đỏ để giảm cơn đau dạ dày. Chất xơ dồi dào trong bí đỏ có thể hấp thu lượng dịch vị dư thừa, từ đó giảm cơn đau, cải thiện cảm giác cồn cào, nóng rát, buồn nôn và nôn mửa. Ngoài ra, chất xơ còn giúp điều hòa nhu động dạ dày – đường ruột, hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón.
Đặc biệt, bí đỏ còn chứa một lượng pectin dồi dào. Pectin có khả năng kích thích hoạt động tiêu hóa, giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột. Đồng thời hỗ trợ loại bỏ độc tố, vi khuẩn, nấm men và virus có hại tích tụ trong ống tiêu hóa.

Để giảm cơn đau dạ dày, bạn có thể dùng súp bí đỏ hoặc canh bí đỏ thịt bằm, canh bí đỏ nấu tôm,… Không chỉ giúp giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm, bí đỏ còn là loại thực phẩm lành mạnh, cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết.
Ngoài những loại thực phẩm kể trên, bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày khác như cá hồi, dầu ô liu, rau xanh, bạc hà, tía tô, cà rốt, quả lựu, óc chó, hạnh nhân,… Bên cạnh đó, cần chú ý kiêng cử các loại thực phẩm và thức uống có thể kích thích cơn đau bùng phát.
Bài viết đã tổng hợp 12 loại thực phẩm giúp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc có thể dễ dàng kiểm soát cơn đau và một số triệu chứng đi kèm. Ngoài chế độ ăn, nên chú ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, tập luyện để điều trị bệnh hoàn toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!