Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel) tốt không? Giá bao nhiêu?

Mẹo chữa đau dạ dày bằng lá ổi siêu đơn giản

Người bị đau dạ dày uống cafe được không?

Bị đau dạ dày có nên uống cafe (cà phê) không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, cà phê chứa nhiều chất kích thích có thể khiến dạ dày co bóp quá mức và tăng tiết dịch vị nhiều hơn bình thường. Vì vậy, uống cà phê có thể gây bùng phát cơn đau cùng với hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn,…

bị đau dạ dày có nên uống cafe
Người bị đau dạ dày có nên uống cafe (cà phê) không?

Bị đau dạ dày có uống cafe được không?

Cà phê (cafe) là loại thức uống thơm ngon có vị đắng và mùi thơm đặc trưng. Thức uống này chứa hàm lượng caffeine cao có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giảm buồn ngủ, mệt mỏi và tăng mức độ tập trung của não bộ. Chính vì vậy, cafe là loại thức uống được sử dụng rất phổ biến – đặc biệt là với người làm công việc đòi hỏi mức độ tập trung cao.

Tuy nhiên, đối với người có vấn đề về dạ dày, cà phê (bao gồm cả cà phê đen và cà phê sữa) đều có thể gây ra không ít tác hại – đặc biệt là khi dùng cafe khi bụng đói. Nguyên nhân là do caffeine và các chất kích thích trong thức uống này kích thích lên niêm mạc dạ dày. Kết quả là làm bùng phát cơn đau ở vùng thượng vị cùng với một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng, ăn uống kém,…

Đau dạ dày có uống cà phê sữa được không
Một số chất trong cà phê có thể kích thích lên niêm mạc dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác

Cụ thể, cà phê chứa các thành phần tác động xấu đến cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng như:

  • Acid chlorogenic: Acid chlorogenic là thành phần có trong hạt cà phê (nhiều hơn ở cà phê xanh chưa được rang chín) có khả năng kích thích lên niêm mạc dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy, Acid chlorogenic làm bùng phát hoặc khiến các triệu chứng của đau dạ dày có mức độ nghiêm trọng hơn.
  • Tannin: Tannin có nhiều trong cà phê và chè xanh. Thành phần này làm giảm khả năng hấp thu sắt cùng với một số thành phần dinh dưỡng trong các loại thực phẩm. Ở bệnh nhân có vấn đề về dạ dày, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng thường kém hơn so với người bình thường. Vì vậy, nếu sử dụng thêm cà phê và các loại thức uống chứa hàm lượng tannin cao, cơ thể dễ bị thiếu máu, sụt cân và suy nhược do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
  • Caffeine: Caffeine là chất kích thích và có tác dụng làm hưng phấn não bộ. Tuy nhiên, caffeine có thể khiến dạ dày co bóp quá mức và tăng tiết dịch vị nhiều hơn bình thường. Chính vì vậy sau khi uống cà phê, vùng thượng vị dễ bùng phát cơn đau cùng với một số triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.

Ngoài những tác hại đối với dạ dày, cà phê còn gây rối loạn tiêu hóa, dị ứng, mất ngủ, mệt mỏi và uể oải. Do đó, người bị đau dạ dày – đặc biệt là những trường hợp đã xuất hiện ổ loét không nên sử dụng thức uống này.

Những lưu ý khi uống cà phê cho người bị đau dạ dày

Dù gây ra nhiều tác hại đối với cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng, nhưng cà phê vẫn là thức uống được ưa chuộng vì giúp duy trì sự tỉnh táo và hạn chế cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ trong thời gian làm việc. Nếu cần thiết, bệnh nhân vẫn có thể bổ sung một lượng nhỏ cà phê để đảm bảo hiệu suất lao động và học tập.

Đau dạ dày có uống cà phê sữa được không
Người bị đau dạ dày nên dùng cà phê pha lạnh (cold brew) thay vì dùng cà phê pha máy và pha phin

Tuy nhiên khi uống cà phê, bệnh nhân đau dạ dày cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên lựa chọn cà phê nguyên chất, tránh sử dụng cà phê trộn bột ngô và đậu nành. Ngoài ra, nên tránh dùng cà phê đen, thay vào đó nên uống cà phê sữa để giảm mức độ kích thích lên niêm mạc dạ dày.
  • Chỉ sử dụng tối đa 1 ly cà phê nhỏ (khoảng 100 – 150ml cà phê) mỗi ngày, tránh uống cà phê quá nhiều. Nếu nghiện cà phê, bệnh nhân nên giảm liều lượng dần theo thời gian trước khi ngưng hẳn để tránh cảm giác mệt mỏi, uể oải quá mức.
  • Hạn chế uống cà phê khi bụng đói. Thay vào đó, nên dùng sau bữa ăn khoảng 30 – 60 phút để giảm mức độ kích thích lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
  • Uống nhiều nước trước khi uống cà phê. Một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung nhiều nước có thể làm loãng axit dạ dày và hạn chế tác hại của cà phê lên dạ dày đáng kể.
  • Chỉ sử dụng cà phê vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Hạn chế dùng sau 17:00 vì có thể gây mất ngủ, mệt mỏi và bồn chồn.
  • Nên dùng cold brew (cà phê pha lạnh) thay vì dùng cà phê phin hoặc cà phê pha máy. So với các loại cà phê thông thường, cold brew có vị nhạt và chứa hàm lượng caffein thấp hơn. Từ đó có thể giảm mức độ kích thích và tác hại lên dạ dày cùng với các cơ quan tiêu hóa khác.
  • Tránh sử dụng cà phê cùng với các món ăn và thức uống kích thích lên niêm mạc đường tiêu hóa như rượu bia, nước ngọt có gas, món ăn lên men, đồ cay nóng,… Sử dụng đồng thời có thể làm tăng mức độ kích thích lên tế bào biểu mô và khiến cơn đau bùng phát mạnh, gây ra cảm giác buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng.
  • Cân nhắc thay thế bằng các loại trà có khả năng duy trì sự tỉnh táo của não bộ như chè xanh, trà hoa cúc, trà hoa nhài, trà bạc hà,… Các loại trà này có thể giảm cảm giác buồn ngủ, uể oải và ít kích thích lên niêm mạc dạ dày. Ngược lại, trà hoa cúc và bạc hà còn giúp cải thiện cảm giác buồn nôn và làm dịu cơn đau ở vùng thượng vị đáng kể.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Người bị đau dạ dày có uống cafe được không?. Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân đã hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của thức uống này đối với cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Trong trường hợp cần thiết, có thể uống cà phê nhưng cần lưu ý một số vấn đề để giảm thiểu ảnh hưởng lên cơ quan tiêu hóa.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Người bị đau dạ dày có nên uống nước cam không?

Bị đau dạ dày có nên uống nước cam không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi thức uống này cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất nhưng...

Các nhóm thuốc gây hại cho dạ dày bạn nên tránh

Bên cạnh thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, các vấn đề ở dạ dày còn là hệ quả do sử dụng thuốc. Dùng các loại thuốc...

Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

"Bị đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?" là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bên cạnh những lợi ích của các loại...

Bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng được xem là yếu...

9 Loại thuốc tây chữa đau dạ dày nhanh, an toàn

9 Loại thuốc tây chữa đau dạ dày nhanh, an toàn

Các loại thuốc Tây chữa đau dạ dày không chỉ giúp kiểm soát cơn đau và những biểu hiện đi kèm mà còn làm giảm tiết dịch vị dư thừa,...

Tác hại của rượu bia đối với dạ dày bạn nên thận trọng

Dù có hương vị đặc trưng và được sử dụng phổ biến nhưng thức uống chứa cồn gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Trong đó phải kể...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn