Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Nổi mề đay có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh phong ngứa – Cách điều trị và thông tin cần biết

Chữa nổi mề đay bằng lá khế – Mẹo dân gian hiệu nghiệm

Nguyên nhân nổi mề đay ở tay và cách chữa trị

Tình trạng nổi mề đay ở tay có thể liên quan đến dị ứng, tiếp xúc với một số tác nhân ngoài môi trường, căng thẳng hoặc một số bệnh nhiễm trùng gây ra. Để điều trị và cải thiện tình trạng này, người bệnh cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh.

thuốc tây trị mề đay ở tay
Nổi mề đay ở tay thường có liên quan đến dị ứng, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý liên quan khác

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay ở tay

Tương tự như mề đay ở các bộ phận khác, mề đay ở tay cũng dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Nổi nhiều mẩn đỏ nhỏ, ngứa, màu đỏ hoặc trắng ở lòng bàn tay, mu bàn cành và rải rác trên cánh tay.
  • Mẩn ngứa có thể lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể (như vai, cổ ngực), đặc biệt là khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng.
  • Các mảng da mề đay có hình dạng và kích thước khác nhau.
  • Mảng da mề đay có thể tự cải thiện trong vài phút, vài giờ hoặc vài ngày tùy theo độ nhạy cảm của da và các chất kích ứng.
  • Ngoài ra, trong các trường hợp nghiêm trọng mề đay ở tay có thể kèm theo tình trạng phù mạch, sưng môi.

Nguyên nhân nổi mề đay ở tay

Nổi mề đay có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm cánh tay đến lòng bàn tay. Mề đay ở tay thường liên quan đến các chất gây dị ứng tiếp xúc với da tay. Điều này khiến hệ thống miễn dịch tạo ra Histamine để chống lại dị ứng và dẫn đến phản ứng nổi mề đay.

Một số nguyên nhân và tác nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này bao gồm:

1. Dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa. Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng các hoạt chất trung gian để chống lại dị ứng và dẫn đến các dấu hiệu mề đay mẩn ngứa ở tay.

nổi mề đay ở tay kéo dài
Dị ứng là nguyên nhân phổ biến có thể gây nổi mề đay ở tay

Một số tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm:

  • Hóa chất, dung môi, mỹ phẩm hoặc một số sản phẩm chăm sóc da
  • Khói thuốc lá, ô nhiễm, mạt bụi
  • Dị ứng thực phẩm, đặc biệt là động vật có vỏ, đậu phộng và một số loại quả mọng
  • Nguồn nước không đảm bảo
  • Ma sát quần áo và da
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài

Trong các trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể đi kèm việc nổi mề đay ở tay, sưng mắt, cổ họng, chảy nước mắt hoặc khó thở. Hiện tại, không có biện pháp điều trị tình trạng dị ứng. Do đó, xác định và tránh khỏi các chất gây dị ứng là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro.

2. Thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt là mùa lạnh sang nóng, có thể là nguyên nhân dẫn đến việc nổi mề đay ở tay. Tình trạng này có xu hướng tái phát ở một số thời điểm nhất định trong năm và được cải thiện khi thời tiết ổn định hơn.

Tình trạng dị ứng thời tiết gây nổi mề đay thường không thể điều trị. Do đó, trong trường hợp này người bệnh nên cân bằng chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp chăm sóc da phù hợp để cải thiện các triệu chứng.

3. Căng thẳng

Căng thẳng, áp lực công việc có thể gây áp lực lên hệ thống thần kinh trung ương và làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Tình trạng này có thể dẫn đến một số rối loạn da và gây nổi mề đay mẩn ngứa, bệnh chàm, vẩy nến hoặc một số bệnh lý ngoài da khác.

Người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để cải thiện các triệu chứng nổi mề đay. Nếu không được chăm sóc phù hợp, tình trạng có thể khiến mề đay ở tay lan rộng ra lưng, cổ, ngực hoặc toàn cơ thể. Ngoài ra, căng thẳng có thể góp phần làm tổn thương thần kinh trung ương, gây mất ngủ, ngứa ngáy khắp người mà không rõ lý do.

stress nổi mề đay
Căng thẳng, áp lực công việc có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay ở tay

4. Nhiễm trùng cấp tính

Một số tình trạng nhiễm trùng cấp tính có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và dẫn đến nổi mề đay. Các bệnh lý nhiễm trùng như sởi, sốt phát ban hoặc viêm họng cấp tính có thể gây nổi mề đay ở nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm ở cánh tay và bàn tay.

Tình trạng nổi mề đay ở tay do nhiễm trùng thứ cấp thường không gây đau, ít ngứa và có thể tự khỏi khi các bệnh lý liên quan được kiểm soát, điều trị phù hợp.

5. Ảnh hưởng của một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay, bao gồm mề đay ở tay. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid như Diclofenac, Aspirin hoặc Ibuprofen
  • Thuốc giảm đau theo toa như Morphine hoặc Oxycodone
  • Thuốc kháng sinh Penicillin hoặc Cephalosporin

Tình trạng nổi mề đay do tác dụng phụ của thuốc chỉ ảnh hưởng đến 1 – 3 ngày đầu. Trong 3 – 5 ngày sau đó, tình trạng có xu hướng được cải thiện và khỏi hẳn. Do đó, nếu người bệnh nổi mề đay liên tục, kéo dài sau khi sử dụng một loại thuốc mới (chưa từng sử dụng trước đây), hãy thông báo cho bác sĩ.

Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu dị ứng hoặc sốc thuốc như khó thở, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu.

Nổi mề đay ở tay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay ở tay thường là phản ứng của cơ thể khi da tay tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện khi người bệnh tránh khỏi các chất gây dị ứng.

dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không
Mề đay ở tay thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp mề đay có thể đi kèm với phù mạch và sưng môi. Phù mạch là tình trạng sưng bên dưới bề mặt da có thể xuất hiện ở tay, chân, môi, mặt và thậm chí là ở cổ họng. Tình trạng phù mạch ở tay thường tự cải thiện khi người bệnh tránh khỏi các tác nhân gây dị ứng.

Trong một số ít trường hợp, mề đay phù mạch có thể gây tắc nghẽn cổ họng, gây khó thở và ngất xỉu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Do đó đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trên.

Các biện pháp xử lý tình trạng nổi mề đay ở tay

Nổi mề đay ở tay thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi khi người bệnh tránh khỏi các yếu tố kích ứng. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

1. Biện pháp cải thiện tại nhà

Với các trường hợp mề đay ở tay không nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo một số cách xử lý như:

  • Chườm lạnh: Biện pháp này có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể, giúp các mạch máu dưới da cơ lại và cải thiện tình trạng nổi mề đay. Bên cạnh đó, chườm lạnh cũng giúp làm dịu da, hạn chế ngứa và loại bỏ một số tác nhân gây hại trên da.
  • Dưỡng ẩm cho da: Sử dụng các loại sản phẩm dưỡng ẩm da không gây kích ứng để làm dịu da, tăng cường hàng rào bảo vệ da và cải thiện các triệu chứng nổi mề đay.
cách chữa dị ứng nổi mề đay ở tay tại nhà
Dưỡng ẩm da có thể cải thiện tình trạng nổi mề đay ở tay
  • Uống nhiều nước: Bổ sung khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ thải độc tố, giảm viêm và hạn chế ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp dưỡng ẩm da và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Điều này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, một số loại vitamin như vitamin C có thể ức chế quá trình giải phóng Histamine và cải thiện tình trạng nổi mề đay ở tay.

2. Điều trị bằng thuốc

Trong một số trường hợp, mề đay ở tay có thể kéo dài, trở thành mãn tính và lan rộng ra các khu vực lân cận như vai, ngực hoặc lưng. Điều này có thể gây ngứa dữ dội và tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh về da khác.

nổi mề đay ở tay
Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc điều trị

Do đó, để cải thiện tình trạng này người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc điều trị mề đay. Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamine H1: Các loại thuốc kháng Histamine H1 có thể ức chế quá trình giải phóng Histamine và cải thiện các triệu chứng dị ứng như ngứa hoặc viêm da. Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng Histamine có thể gây buồn ngủ, mất tập trung và chóng mặt. Do đó, trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cách sử dụng và liều lượng phù hợp.
  • Thuốc chống viêm có chứa Corticoid: Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm viêm, chống ngứa, hạn chế sưng đỏ. Thuốc thường được sử dụng cho các trường hợp mề đay nghiêm trọng hoặc đi kèm với tình trạng phù mạch. Nhóm thuốc có chứa Corticoid có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm gây teo hoặc bào mỏng da. Do đó, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Trong các trường hợp nổi mề đay liên tục, bác sĩ có thể kê các loại thuốc ức chế miễn dịch để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên các loại thuốc này có thể gây rối loạn hệ thống miễn dịch, do đó chỉ sử dụng thuốc khi được kê đơn và không lạm dụng thuốc.

Biện pháp phòng ngừa nổi mề đay ở tay

Nổi mề đay ở tay có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tính thẩm mỹ của người bệnh. Do đó, bên cạnh các biện pháp điều trị người bệnh nên lưu ý một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Xác định và tránh các tác nhân gây kích ứng
  • Tránh gãi và không làm tổn thương da
  • Mặc quần áo phù hợp, rộng rãi và làm từ các chất liệu không gây kích ứng, ma sát da
  • Có biện pháp bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời hoặc khi thay đổi thời tiết
  • Mang găng tay và mặc quần áo bảo hộ khi cần tiếp xúc với dung môi, hóa chất
  • Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ dị ứng như hải sản, thịt gà
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để hạn chế tình trạng khô da và ngăn ngừa tình trạng nổi mề đay

Nổi mề đay ở tay thường không nghiêm trọng và có xu hướng cải thiện trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh có xu hướng nổi mề đay ở tay nhiều lần, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Rate this post

Cùng chuyên mục

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu chăm sóc da không đúng cách này bệnh dễ chuyển mạng tính, thậm chí xuất hiện biến chứng.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách chữa trị

Nhiều trường hợp nổi mề đay sau sinh hết trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần đến 2 tháng mới khỏi bệnh. Mặt khác, bệnh còn dễ...

Dị ứng mề đay có thể tự khỏi sau vài ngày.

Bệnh nổi mề đay có tự khỏi không? Ý kiến chuyên gia

Người bệnh nổi mề đay có thể sẽ tự khỏi bệnh sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng mề đay kéo dài hơn một tuần hoặc tái...

Lý do bị ngứa khắp người không nổi mẩn – Bạn nên biết

Hầu hết các trường hợp ngứa khắp người không nổi mẩn liên quan đến một số tình trạng da không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi các tình trạng này có...

Bệnh mề đay có thể điều trị tận gốc.

Bệnh nổi mề đay trị tận gốc, dứt điểm được không?

Nổi mề đay là một dấu hiệu xuất hiện trên da khi cơ thể bị dị ứng (với thức ăn, thời tiết, phấn hoa, lông vật nuôi,...). Chứng mề đay...

Bị nổi chấm đỏ trên chân – Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nổi chấm đỏ trên chân thường có liên quan đến một số tình trạng tiềm ẩn như dị ứng hoặc các bệnh viêm da. Tuy nhiên, trong một...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn