Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Lý do bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ và cách khắc phục

Cách trị nổi mề đay tại nhà – 12 mẹo hay từ dân gian

Mề đay mãn tính – Dấu hiệu và cách chữa hết tái phát

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Bị nổi mề đay liên tục, thường xuyên phải làm sao?

Bị nổi mề đay liên tục có thể liên quan đến việc tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng, tâm lý căng thẳng kéo dài hoặc một số bệnh lý mãn tính. Ngoài ra, có một số trường hợp không thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây mề đay thường xuyên.

nổi mề đay liên tục phải làm gì
Nổi mề đay liên tục cần được điều trị phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Nguyên nhân gây nổi mề đay liên tục

Mề đay là tình trạng ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số trong một thời điểm nhất định nào đó trong đời. Tình trạng này dẫn đến việc nổi nhiều mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.

Tình trạng nổi mề đay thường xuất hiện khi cơ thể tiết ra Histamine, một hóa chất được giải phóng dưới da khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Điều này khiến các mạch máu mở rộng và rò rỉ các chất lỏng, dẫn đến việc hình thành các nốt mẩn đỏ ngứa thành mảng trên da.

Mề đay được phân loại theo thời gian nổi mẩn đỏ. Mề đay cấp tính là trường hợp kéo dài dưới 6 tuần và có thể tự khắc phục, trong khi mề đay mãn tính kéo dài hơn 6 tuần. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp người bệnh có thể bị nổi mề đay liên tục, thường xuyên. Theo các chuyên gia da liễu, tình trạng này có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:

1. Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng

Tình trạng nổi mề đay thường có liên quan đến vấn đề dị ứng. Do đó, khi tiếp xúc với các dị nguyên hoặc các yếu tố kích ứng có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay liên tục.

nổi mề đay là bệnh gì
Một số tác nhân có thể gây dị ứng nổi mề đay như lông thú cưng hoặc các chất tẩy rửa

Các yếu tố có thể liên quan đến tình trạng nổi mề đay thường bao gồm:

  • Lông động vật
  • Nước
  • Nhiệt độ cao hoặc quá thấp
  • Phấn hoa
  • Thay đổi thời tiết
  • Kim loại
  • Một số chất tẩy rửa
  • Hóa chất, dung môi

2. Áp lực công việc

Một số người làm việc ở môi trường áp lực cao, thường xuyên căng thẳng có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về tinh thần cũng như phát ban mãn tính.

Căng thẳng dẫn đến các hoạt động thái quá của hệ thống miễn dịch. Điều này có thể khiến da trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích và nổi mề đay. Bên cạnh đó, nổi mề đay cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về da như chàm, vẩy nến, viêm da cơ địa.

Do đó, người bệnh nên dành nhiều thời gian thư giãn nghỉ ngơi để hạn chế tình trạng nổi mề đay liên tục mà không rõ nguyên nhân.

3. Mồ hôi

Một số người có thể bị dị ứng với mồ hô và dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi tập thể dục, vận động khiến cơ thể nóng lên và đổ mồ hôi. Điều này khiến da ấm áp, ẩm ướt dẫn đến việc nổi mề đay mẩn ngứa.

Thông thường, sau khi luyện tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất, cơ thể sản xuất Acetylcholine, một hóa chất có thể phá vỡ tế bào. Trong trường hợp Acetylcholine phá vỡ các tế bào da sẽ gây ra kích ứng da và dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.

Do đó, một số người có thể bị nổi mề đay liên tục, thường xuyên, bất cứ khi nào cơ thể nóng lên và đổ quá nhiều mồ hôi.

nổi mề đay liên tục là bệnh gì
Nhiệt độ cơ thể cao và mồ hôi có thể gây nổi mề đay liên tục

4. Ảnh hưởng của các bệnh mãn tính

Một số bệnh mãn tính có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay liên tục. Các bệnh lý làm có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho các chất kích thích xâm nhập vào da, dẫn đến hiện tượng nổi mề đay kéo dài.

Một số bệnh lý có liên quan bao gồm:

  • Nhiễm trùng mãn tính
  • Giun sán
  • Nhiễm xoắn khuẩn Helicobacter pylori,
  • Suy giảm chức năng gan
  • Bệnh lý về tuyến giáp
  • Lupus ban đỏ
  • HIV
  • Ung thư hạch

5. Không rõ nguyên nhân

Theo các chuyên gia da liễu, có khoảng 70 – 80% các trường hợp nổi mề đay liên tục không xác định được nguyên nhân. Trường hợp này được gọi là mề đay mãn tính vô căn hoặc mề đay tự phát.

bị nổi mề đay liên tục
Đôi khi bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân gây nổi mề đay

Mề đay vô căn thường gây ngứa ngáy khó chịu liên tục và kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Điều này dẫn đến tổn thương bề mặt da và tăng nguy cơ mắc một số bệnh da liễu khác như vẩy nến, viêm da cơ địa hoặc bệnh chàm.

Mề đay liên tục có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng là người bệnh cần xác định được nguyên nhân và yếu tố kích hoạt để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Nổi mề đay liên tục có nguy hiểm không?

Mề đay mẩn ngứa là một tình trạng mãn tính nhưng thường lành tính và không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nổi mề đay liên tục và kéo dài có thể dẫn đến một số ảnh hưởng như:

  • Chàm hóa: Là hiện tượng xuất hiện tổn thương tương tự như chàm ở vùng da nổi mề đay. Tình trạng này gây khô da, dày sừng, thô ráp, nứt nẻ và ngứa ngáy.
  • Lichen hóa: Đây là dạng tổn thương da phổ biến ở người bị chàm hóa kéo dài. Tình trạng này khiến thâm da, bong tróc vảy, nứt nẻ, ngứa ngáy dữ dội và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Bội nhiễm: Là tình trạng vùng da nổi mề đay mẩn ngứa bị tổn thương, nứt nẻ và nhiễm nấm, vi khuẩn hoặc virus. Bội nhiễm da cần được điều trị kịp lúc để tránh gây tổn thương bề mặt da.

Nổi mề đay liên tục phải làm sao?

Xác định và tránh các tác nhân gây dị ứng là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa mề đay mẩn ngứa. Nếu không tìm được nguyên nhân, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó, để cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo một số cách khắc phục phổ biến như:

1. Tránh các tác nhân kích ứng

Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay liên tục. Do đó, để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần xác định và hạn chế tiếp xúc với các nhân gây kích ứng da.

nổi mề đay thường xuyên
Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa và lông động vật

Mặc dù các tác nhân thường khác nhau giữa các đối tượng bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các tường hợp nổi mề đay thường có liên quan đến các yếu tố như:

  • Các yếu tố dị nguyên ngoài môi trường như phấn hóa, mạt bụi, nấm mốc, một số loại thực vật, côn trùng,…
  • Kiểm tra các loại thực phẩm sử dụng. Đôi khi người bệnh có thể bị dị ứng với thực phẩm, chẳng hạn như hải sản, đậu phộng, trứng, sữa và một số loại quả mọng như dâu tây.
  • Kiểm tra nguồn nước đang sử dụng. Sử dụng máy lọc nước nếu cần thiết.
  • Tắm nước ấm với thời gian phù hợp, khoảng 10 – 15 phút cho mỗi lần. Đôi khi nước có thể gây kích ứng và dẫn đến nổi mề đay.
  • Hạn chế các hoạt động gây tăng nhiệt độ cơ thể và đổ hôi như chạy bộ, gym,…Thay vào đó người bệnh có thể luyện tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền định để tăng cường sức khỏe và thư giãn.
  • Thay quần áo mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào đổ mồ hôi. Sử dụng quần áo từ các chất liệu không gây kích ứng da như len hoặc vải tổng hợp.
  • Sử dụng trang sức phù hợp, tránh các loại kim loại dễ gây dị ứng như Niken.

2. Điều trị các bệnh lý có liên quan

Nếu tình trạng nổi mề đay liên tục được chẩn đoán có liên quan đến các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, người bệnh nên lên kế hoạch điều trị phù hợp. Mề đay chỉ được cải thiện khi các bệnh lý này được điều trị đúng phương pháp.

Một số bệnh lý như viêm gan, nhiễm trùng mãn tính, nhiễm giun hoặc HIV cần được điều trị để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và điều trị phù hợp.

3. Sử dụng thuốc điều trị mề đay

Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng một số loại thuốc để cải thiện tình trạng nổi mề đay. Các loại thuốc phổ biến như:

– Thuốc kháng Histamine:

Các loại thuốc này có thể hỗ trợ ngăn chặn giải phóng Histamine và cải thiện tình trạng ngứa ngáy do mề đay mang lại. Các loại phổ biến bao gồm:

  • Desloratadine
  • Fexofenadine
  • Loratadine

Một số loại thuốc kháng Histamien có thể gây buồn ngủ, do đó thận trọng khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ nếu người bệnh đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú.

nổi mề đay liên tục
Sử dụng thuốc điều trị nổi mề đay liên tục theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

– Thuốc Corticosteroid đường uống:

Các loại thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm sưng, ngứa,  mẩn đỏ do bệnh mề đay hoặc chàm – eczema gây ra. Các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng để điều trị tình trạng nổi mề đay liên tục bao gồm Prednison và một số loại thuốc khác.

Thuốc Corticosteroid thường được chỉ định sử dụng trong một thời gian ngắn và cho các trường hợp nghiêm trọng. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ.

– Thuốc kháng Leukotrien:

Loại thuốc này chứa các hoạt chất trung gian có tác dụng chống lại các phản ứng dị ứng. Tuy nhiên thuốc chỉ được chỉ định khi thuốc kháng Histamine không mang lại hiệu quả điều trị.

– Thuốc Omalizumab:

Đây là loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị tình trạng mề đay mãn tính vô căn. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa quá trình giải phóng các chất gây dị ứng vào niêm mạc da và cải thiện tình trạng nổi mề đay.

– Các loại thuốc hỗ trợ:

Bên cạnh các loại thuốc điều trị mề đay, bác sĩ có thể kê các loại thuốc hỗ trợ như:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng Doxepin dưới dạng kem bôi để giảm ngứa.
  • Thuốc điều trị hen suyễn có chứa chất kháng Histamine như Montelukast hoặc Zafirlukast.
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như Cyclosporine và Tacrolimus.

Kế hoạch chăm sóc và phòng ngừa nổi mề đay liên tục

Nổi mề đay liên tục thường gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bên cạnh các biện pháp điều trị người bệnh có thể tham khảo một số cách phòng ngừa như:

  • Mặc quần áo phù hợp, thoáng mát, rộng rãi và được làm từ các chất liệu phù hợp.
  • Không nên gãi hoặc chà xát vào khu vực mề đay. Điều này có thể gây tổn thương da, chàm hóa và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất và các loại thực phẩm có lợi cho làn da như cá hồi, bơ, rau xanh,…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế stress, căng thẳng. Luyện tập yoga hoặc thiền định để thư giãn và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Nổi mề đay liên tục có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì, nguy hiểm không?

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể liên quan đến dị ứng, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác. Trong một số trường hợp, tình trạng này cần được...

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu chăm sóc da không đúng cách này bệnh dễ chuyển mạng tính, thậm chí xuất hiện biến chứng.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách chữa trị

Nhiều trường hợp nổi mề đay sau sinh hết trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần đến 2 tháng mới khỏi bệnh. Mặt khác, bệnh còn dễ...

Bệnh mề đay có thể điều trị tận gốc.

Bệnh nổi mề đay trị tận gốc, dứt điểm được không?

Nổi mề đay là một dấu hiệu xuất hiện trên da khi cơ thể bị dị ứng (với thức ăn, thời tiết, phấn hoa, lông vật nuôi,...). Chứng mề đay...

Bị nổi chấm đỏ trên chân – Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nổi chấm đỏ trên chân thường có liên quan đến một số tình trạng tiềm ẩn như dị ứng hoặc các bệnh viêm da. Tuy nhiên, trong một...

Da bị nổi sần và ngứa là hiện tượng gì? Cách khắc phục

Da bị nổi sần và ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể là dấu hiệu của các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn