Gan yếu nổi mề đay – Cách khắc phục, cải thiện tận gốc

Mề đay da vẽ nổi: Đặc điểm nhận biết và điều trị

Uống rượu bia xong bị nổi mề đay – Cần cảnh giác

Dùng lá kinh giới chữa mề đay có khỏi không?

Cách trị mề đay bằng lá hẹ – Hiệu quả nếu dùng đúng

Bệnh mề đay cấp tính có nguy hiểm không? Cách chữa trị

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bị gì, làm sao hết?

Nổi mề đay có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh phong ngứa – Cách điều trị và thông tin cần biết

Chữa nổi mề đay bằng lá khế – Mẹo dân gian hiệu nghiệm

Nổi mẩn ngứa (nốt đỏ) – Nguyên nhân, cách nhận biết, điều trị

Tình trạng nổi mẩn ngứa hoặc các nốt đỏ trên da có thể lành tính hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn bao gồm ung thư da. Do đó, tìm hiểu các nguyên nhân để có biện pháp khắc phục và xử lý phù hợp.

da nổi mẩn ngứa ngáy
Tình trạng da nổi mẩn ngứa có thể liên quan đến sức khỏe da hoặc các bệnh lý khác

Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa trên da

Có nhiều lý do có thể gây nổi nốt đỏ trên da và ngứa. Cách tốt nhất để xác định nguyên nhân là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa trên da có liên quan đến các nguyên nhân bao gồm:

1. Dị ứng

Tình trạng dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với một số chất như vẩy da thú cưng, phấn hoa, vết cắn (hoặc đốt) của một số loại côn trùng và một số loại thực phẩm. Khi cơ thể bị dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các tác nhân dị ứng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến da, đường hô hấp, các xoang và hệ thống tiêu hóa.

Ở da, các triệu chứng dị ứng thường bao gồm gây nổi chấm đỏ trên da và ngứa. Bên cạnh đó, đôi khi người bệnh có thể bị tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, nôn, khó thở. Nếu tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.

2. Viêm da tiếp xúc

Da có thể phản ứng khi tiếp xúc với một chất hoặc tác nhân gây kích ứng. Tình trạng này được gọi là viêm da tiếp xúc. Tình trạng này gây nổi chấm đỏ trên da và ngứa khi chạm vào một chất mà cơ thể dị ứng.

Các nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc thường phụ thuộc vào những gì mà cơ thể dị ứng. Các tác nhân dị ứng phổ biến thường bao gồm một số loại thực vật, kim loại, nhựa cao su, một số loại vải.

nổi chấm đỏ trên da và ngứa
Viêm da tiếp xúc là tình trạng nổi mẩn đỏ khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng

Các triệu chứng nhận biết phổ biến thường bao gồm:

  • Gây sưng, đỏ da
  • Nổi mề đay
  • Có cảm giác nóng rát trên da
  • Ngứa
  • Có thể hình thành mụn nước
  • Mụn nước có thể vỡ ra và hình thành nhiều lớp vảy trên da

3. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là tình trạng viêm da phổ biến nhất trong các loại bệnh chàm. Bệnh thường bắt đầu ở trẻ sơ sinh và được cải thiện khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh có thể tái phát trong suốt cuộc đời.

Chàm thể tạng thường dẫn đến một số dấu hiệu nhận biết như:

  • Gây khô, và ngứa da
  • Nổi chấm đỏ trên da và ngứa
  • Da có thể bị nứt nẻ
  • Nếu các nốt mẩn đỏ này bị trầy xước, có thể gây nhiễm trùng và bội nhiễm

Hiện tại, các bác sĩ không rõ nguyên nhân gây viêm da cơ địa. Tuy nhiên, di truyền và một số phản ứng thái quá với môi trường có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh. Việc điều trị thường bao gồm dưỡng ẩm và tránh các tác nhân gây dị ứng.

da nổi mẩn đỏ ngứa
Chàm thể tạng có thể gây nổi mẩn đỏ, đau rát và ngứa da

4. Bệnh vẩy nến

Vẩy nến là một bệnh lý tự miễn dẫn đến việc hình thành vảy da, ngứa. Đây là tình trạng các tế bào da hình thành và phát triển nhanh hơn bình thường, khiến da tích tụ dày. Điều này có thể gây nổi mẩn ngứa, khó chịu và rát da. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong cơ thể, tuy nhiên thường phổ biến ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu và một số vị trí khác trong cơ thể.

ngứa da nổi mẩn đỏ
Vẩy nến gây nổi mẩn ngứa, khó chịu và rát da

Hiện tại, nguyên nhân gây ra vẩy nến vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng di truyền và các yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Vẩy nến có nhiều loại và mỗi loại có dấu hiệu và cách điều trị khác nhau. Do đó, nếu nghi ngờ mắc bệnh vẩy nến, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5. Nổi mề đay do nhiệt độ cao

Nổi mẩn đỏ do nhiệt độ cao là tình trạng lỗ chân chân bị tắc nghẽn khi bạn đổ nhiều mồ hôi. Điều này có thể xảy ra khi tập thể dục hoặc sinh sống trong thời tiết nóng và ẩm ướt. Khi mồ hôi bị chặn dưới các lỗ chân lông sẽ gây hình thành mụn nước hoặc nổi nốt đỏ trên da và ngứa. Tình trạng này có thể gây đau và rò rỉ dịch nếu bị ma sát hoặc tổn thương.

Thông thường, hầu hết các tình trạng phát ban do nhiệt thường hình thành ở những nơi thường ma sát da như nách. Ở trẻ sơ sinh, tình trạng này có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ.

Nổi mề đay do nhiệt thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện sau vài ngày. Các triệu chứng có thể được điều trị bằng thuốc mỡ và kem dưỡng da, chống ngứa hoặc Steroid cho các trường hợp nghiêm trọng.

6. Bệnh vẩy phấn hồng

Vẩy phấn hồng là một tình trạng da gây nổi mẩn đỏ và ngứa. Nguyên nhân cụ thể gây vẩy phấn hồng vẫn chưa được xác định, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng tình trạng này có thể liên quan đến một số loại virus.

Bệnh thường gây nổi chấm đỏ trên da và ngứa ở ngực, lưng hoặc bụng. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể hình thành ở các khu vực khác như cánh tay, chân và cả mặt.

ngứa nổi mề đay
Vẩy phấn hồng là một tình trạng da phổ biến có thể gây nổi mẩn đỏ và ngứa

Ngoài việc gây ngứa nổi mề đay, vẩy phấn hồng cũng dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Đau họng
  • Ngứa, đặc biệt là khi cơ thể nóng (lúc tắm hoặc tập thể dục)
  • Đau đầu
  • Sốt nhẹ

7. U da lành tính

U da lành tính là bệnh lý gây ra các nốt ruồi đỏ hoặc các nốt mẩn ngứa nổi cục trên da không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đây là một dạng tăng trưởng da phổ biến, dẫn đến việc hình thành các nốt mẩn đỏ, hình bầu dục hoặc hình tròn, kích thước khoảng 1.016 cm.

Tình trạng ngứa da nổi mẩn đỏ thường phổ biến ở cánh tay, chân, thân và vai. Nếu bị cọ xát hoặc trầy xước, các nốt mẩn đỏ này có thể gây chảy máu và tổn thương da.

Hiện tại, nguyên nhân gây u da lành tính vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lão hóa, tiếp xúc với một số hóa chất, thay đổi khí hậu, mang thai và một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mặc dù hầu hết các trường hợp u da lành tính không nghiêm trọng nhưng hãy đến bệnh viện nếu da bị chảy máu hoặc đau mà không rõ nguyên nhân.

8. Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông là một tình trạng da phổ biến dẫn đến việc hình thành các nốt đỏ, sưng nhỏ và các mảng da sần sùi. Tình trạng này thường phổ biến ở đùi, má, cánh tay và mông.

mẩn ngứa nổi cục
Dày sừng nang lông là tình trạng da lành tính có thể gây nổi mẩn đỏ trên da

Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường bao gồm:

  • Gây nổi chấm đỏ trên da và ngứa nhẹ
  • Da khô, sần sùi tại các khu vực bị ảnh hưởng
  • Xuất hiện các vết sưng như giấy nhám
  • Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng khi giao mùa hoặc khi độ ẩm thấp

Dày sừng nang lông thường phổ biến ở trẻ em nhưng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Việc điều trị thường không cần thiết nhưng hãy đến bệnh viện nếu các triệu chứng có dấu hiệu nhiễm trùng.

9. Viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn thường được gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus Pyogenes. Tình trạng này rất dễ lây lan thông qua các giọt bắn trong không khí, đồ uống và thực phẩm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lây vi khuẩn từ các bề mặt bị ô nhiễm và chạm và mắt, mũi, miệng.

Viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây ra một số dấu hiệu như:

  • Đau họng
  • Khó nuốt
  • Amidan sưng to, đôi khi có thể hình thành những vệt mủ trắng
  • Nổi mẩn đỏ ngứa trên da
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Buồn nôn
  • Đau nhức cơ thể

10. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây nổi nốt đỏ trên da và ngứa. Các loại thuốc thường gây nổi mề đay mẩn ngứa trên da bao gồm: Atropine, Aspirin, Penicillin, Nitrofurantoin hoặc Quinine.

Nổi mẩn ngứa do tác dụng phụ của thuốc có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần được chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nếu thấy phát ban khi sử dụng một loại thuốc mới, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị ngay lập tức.

11. Các nguyên nhân nghiêm trọng

Trong một số trường hợp, nổi chấm đỏ trên da và ngứa có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm khác như:

  • Ung thư da: Thường bắt đầu từ một chấm đỏ nhỏ vô hại trên mặt hoặc cơ thể của người bệnh.
  • Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn: Đây là một bệnh lý nghiêm trọng, dễ lây lan. Các triệu chứng đầu tiên thường bao gồm gây xuất hiện các nốt mẩn đỏ ngứa trên da.
  • Nhiễm virus: Như bệnh Sởi, Rubella, thủy đậu hoặc Zona thần kinh cũng gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa trên da.
nổi nốt đỏ trên da và ngứa
Đôi khi tình trạng nổi nốt đỏ trên da và ngứa có thể là dấu hiệu ung thư da
  • Bệnh giang mai: Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra các vết loét đỏ sau đó hình thành các nốt mẩn đỏ trên da.
  • Bệnh Lyme: Là một bệnh nhiễm trùng xuất phát từ một vết cắn của côn trùng. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm gây nên nhiều đốm đỏ trên da, có thể ngứa hoặc không ngứa.

Biện pháp điều trị tình trạng nổi nốt đỏ trên da và ngứa

Việc điều trị tình trạng nổi mẩn ngứa trên da phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện để chẩn đoán và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Bên cạnh đó, tham khảo một số biện pháp hỗ trợ điều trị như:

1. Sử dụng thuốc

Trao đổi với bác sĩ chuyên môn về việc sử dụng thuốc điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Kẽm Oxit tại chỗ
  • Corticosteroid để giảm viêm, sưng và điều trị bệnh chàm
  • Thuốc kháng Histamine để chống ngứa và giảm viêm
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như Azathioprine, Cyclophosphamide hoặc Methotrexate.
  • Thuốc kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn
nổi mẩn ngứa
Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp

2. Biện pháp cải thiện tại nhà

Trong một số trường hợp, tình trạng nổi mẩn ngứa có thể được cải thiện bằng các phương pháp tại nhà. Một biện pháp phổ biến thường bao gồm:

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng và kích ứng da.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày bằng xà phòng nhẹ, không gây kích ứng da.
  • Thay quần áo ngay khi da ẩm, đổ mồ hôi, sau khi tập thể dục hoặc tích tụ nhiều dầu thừa trên cơ thể. Nếu có thể, hãy tắm và lau khô cơ thể trước khi thay quần áo mới.
  • Không gãi hoặc làm trầy xước, tổn thương da. Điều này có thể gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Sử dụng kem chống nắng không gây nhờn da khi ở ngoài trời hoặc khi cần ra ngoài. Sử dụng các sản phẩm không gây kích ứng và ngăn ngừa tích tụ dầu dưới da.
  • Dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm không chứa dầu và mùi thơm.
  • Sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu tràm trà để làm dịu da và điều trị mẩn đỏ.
  • Chườm lạnh có thể chống ngứa và giúp giảm viêm.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây nổi mẩn ngứa trên da như dị ứng, viêm da tiếp xúc, vi khuẩn, virus hoặc một số bệnh tự miễn khác. Người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có cách khắc phục phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì, nguy hiểm không?

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể liên quan đến dị ứng, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác. Trong một số trường hợp, tình trạng này cần được...

Bị mề đay có cần phải kiêng gió, kiêng nước không?

Bị mề đay mẩn ngứa có cần phải kiêng gió, kiêng nước không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi theo quan niệm dân gian, gió và...

Nổi mề đay sau sinh thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu chăm sóc da không đúng cách này bệnh dễ chuyển mạng tính, thậm chí xuất hiện biến chứng.

Bị nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách chữa trị

Nhiều trường hợp nổi mề đay sau sinh hết trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần đến 2 tháng mới khỏi bệnh. Mặt khác, bệnh còn dễ...

Bệnh mề đay có thể điều trị tận gốc.

Bệnh nổi mề đay trị tận gốc, dứt điểm được không?

Nổi mề đay là một dấu hiệu xuất hiện trên da khi cơ thể bị dị ứng (với thức ăn, thời tiết, phấn hoa, lông vật nuôi,...). Chứng mề đay...

Bị nổi chấm đỏ trên chân – Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng nổi chấm đỏ trên chân thường có liên quan đến một số tình trạng tiềm ẩn như dị ứng hoặc các bệnh viêm da. Tuy nhiên, trong một...

Da bị nổi sần và ngứa là hiện tượng gì? Cách khắc phục

Da bị nổi sần và ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể là dấu hiệu của các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn