Bệnh chàm môi – Thông tin cần biết để điều trị triệt để

Chàm sinh dục là gì? Hình ảnh nhận diện và điều trị

4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm giúp khỏi bệnh

Kem bôi chàm sữa Eubos có tốt không? Giá bán & cách dùng

3 kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất hiện nay

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là gì, có chữa được không?

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Các loại thuốc, kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

9 mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Bị chàm khi mang thai – Cách xử lý, điều trị cho mẹ bầu

Chàm thể tạng ở trẻ em có nguy hiểm không, làm sao trị?

Chàm thể tạng ở trẻ em là một dạng chàm phổ biến gây đỏ và ngứa da. Đây là một tình trạng mãn tính, kéo dài và có xu hướng tái phát định kỳ. Đôi khi chàm thể tạng ở trẻ em có thể đi kèm hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng.

viêm da thể tạng ở trẻ em
Chàm thể tạng là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa, đỏ và bong tróc da

Chàm thể tạng ở trẻ em là gì?

Chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da cơ địa là một tình trạng phổ biến và mãn tính. Bệnh thường gây ảnh hưởng đến trẻ em (đặc biệt là trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi), chiếm khoảng 13% các trường hợp bệnh. Những trẻ có tiền sử gia đình chàm thể tạng, viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn thường có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao.

Hiện tại không có biện pháp điều trị cụ thể cho chàm thể tạng. Các phương pháp điều trị thường nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng. Đối với trẻ em, việc điều trị là cần thiết để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Chàm thể tạng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chàm thể tạng là một bệnh lý ngoài da mãn tính và không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng này có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định bao gồm:

chàm thể tạng ở trẻ em có nguy hiểm không
Trong một số trường hợp, chàm thể tạng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
  • Gây hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng: Bệnh chàm – Eczema đôi khi có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Hơn một nửa trẻ em bị chàm thể tạng có nguy cơ phát triển thành hen suyễn và viêm mũi dị ứng ở độ tuổi 13.
  • Ngứa mãn tính và hình thành vảy da: Chàm thể tạng thường ngứa nghiêm trọng. Điều này dẫn đến việc gãi gây tổn thương bề mặt da. Điều này có thể khiến da bị đổi màu, hình thành vảy da, da trở nên dày, sạm và khô.
  • Nhiễm trùng da: Việc gãi thường xuyên có thể gây tổn thương da dẫn đến các vết nứt và loét. Các vết thương này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ vi khuẩn và virus.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý xã hội: Các căn bệnh mãn tính về da thường gây ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là ở trẻ em. Trẻ nhỏ thường bị rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức. Trong khi trẻ lớn hơn có thể cảm thấy rụt rè, nhút nhát và bối rối do tình trạng da. Ngoài ra, đôi khi trẻ có thể bị xa lánh, trêu chọc ở trường hoặc ngoài xã hội.
  • Chậm phát triển: Bệnh chàm nghiêm trọng có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng bình thường của trẻ. Các biện pháp điều trị, đặc biệt là Corticosteroid đường uống cũng có thể gây chậm phát triển và ảnh hưởng đến sự hoàn thiện cơ thể của trẻ. Do đó, việc dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Ảnh hưởng đến mắt: Chàm thể tạng ở mặt hoặc các vị trí gần mắt, dưới mí mắt có thể dẫn đến viêm da mí mắt mãn tính. Ngoài ra, đôi khi trẻ có thể gặp một số bất thường liên quan đến giác mạc và tầm nhìn.
  • Đỏ da toàn thân: Đỏ da toàn thân là một tình trạng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Tình trạng này thường được gây ra bởi bệnh chàm, bệnh vẩy nến và một số tình trạng viêm da khác.

Chàm thể tạng ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở trẻ. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây chàm thể tạng ở trẻ em

Hiện tại nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh chàm vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ phổ biến thường bao gồm:

thuốc điều trị chàm thể tạng ở trẻ em
Di truyền được cho là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chàm thể tạng ở trẻ em
  • Gen di truyền: Bệnh chàm – Eczema nói chung và chàm thể tạng nói riêng có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Hệ thống miễn dịch được cho là hoàn thiện trong 6 tháng đầu đời của trẻ. Ở những trẻ có hệ thống miễn dịch kém hoặc không phát triển đầy đủ có thể ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da bao gồm viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa hoặc các bệnh liên quan khác.
  • Tác động của môi trường: Sống và sinh hoạt ở nơi có thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc khiến tình trạng chàm thể tạng trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, tắm nước nóng, sử dụng xà phòng không thích hợp cũng có thể gây ra bệnh chàm.

Bên cạnh đó, trẻ em có cơ địa dị ứng hoặc mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thực phẩm thường dễ bị chàm thể tạng hơn các trẻ khác.

Dấu hiệu nhận biết chàm thể tạng ở trẻ em

Các triệu chứng chàm thể tạng có thể xuất hiện và tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ở một số trẻ, các dấu hiệu bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng theo thời gian.

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh thường có xu hướng ảnh hưởng đến mặt, má, cổ, da dầu, khuỷu tay và đầu gối. Trong khi ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng thường ảnh hưởng đến đến phần da bên trong của khuỷu tay, mặt sau đầu gối, hai bên cổ, xung quanh miệng, trên cổ tay, mắt cá chân và bàn tay.

chữa viêm da thể tạng ở trẻ em
Chàm thể tạng thường khiến da trẻ khô, đỏ, ngứa và bong tróc vảy

Các triệu chứng có thể thay đổi không không giống nhau ở các đối tượng bệnh. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bệnh chàm thể tạng ở trẻ em thường có các dấu hiệu bao gồm:

  • Da khô và bong tróc vảy
  • Ngứa dữ dội
  • Đỏ và sưng khu vực bệnh
  • Da trở nên dày hơn
  • Nếu chàm xuất hiện trên mặt có thể khiến vùng da bệnh trở nên nhạt màu hơn vùng da xung quanh
  • Xuất hiện như vết sưng nhỏ, nổi sẩn lên bề mặt da
  • Da trở nên giòn, khô, căng và có thể bị rò rỉ dịch, chất lỏng nếu bị trầy xước
  • Da ở mí mắt, xung quanh mắt, xung quanh miệng và tai có thể bị sạm hoặc tối màu hơn khu vực xung quanh

Đôi khi các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và nguyên nhân sức khỏe tiềm ẩn khác. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Biện pháp chẩn đoán chàm thể tạng ở trẻ em

Để chẩn đoán tình trạng chàm thể trạng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của trẻ. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra lịch sử bệnh án của các thành viên trong gia đình có từng bị bệnh chàm – Eczema, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng hay không.

chàm thể tạng ở trẻ em
Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng và lịch sử bệnh án của trẻ để chẩn đoán bệnh

Ngoài ra, nếu trẻ có dấu hiệu chàm thể tạng, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm liên quan như:

  • Xét nghiệm máu: Máu của trẻ có thể được kiểm tra nồng độ Immunoglobulin E (IgE). IgE là kháng thể được giải phóng bởi hệ thống miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh. IgE thường rất cao ở trẻ em dễ bị dị ứng và các bệnh viêm da khác.
  • Xét nghiệm da: Các xét nghiệm da thường được thực hiện để kiểm tra dị ứng và các tình trạng da khác.

Biện pháp điều trị chàm thể tạng ở trẻ em

Việc điều trị chàm thể tạng ở trẻ em phụ thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe chung của trẻ. Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng chàm thể tạng ở trẻ em, tuy nhiên các biện pháp điều trị thường là ngăn ngừa các triệu chứng và hạn chế tái phát. Mục tiêu của điều trị là giảm ngứa, viêm, tăng cường độ ẩm và ngăn ngừa nhiễm trùng.

1. Biện pháp điều trị tại nhà

Hầu hết các trường hợp chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được điều trị tại mà và không dùng thuốc. Các biện pháp phổ biến có thể bao gồm:

  • Tránh xa các chất gây dị ứng hoặc có khả năng gây dị ứng.
  • Tắm bằng nước ấm với có một ít bột yến mạch baking soda có thể làm dịu da và giảm ngứa. Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm.
  • Cắt ngắn móng tay của trẻ hoặc cho trẻ sơ sinh mang bao tay. Điều này có thể hạn chế tổn thương da do gãi ngứa.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi.
  • Chườm mát hoặc chườm lạnh ở khu vực bệnh để giảm ngứa và kích ứng da.
  • Có các biện pháp bảo vệ da khi chơi hoặc có các hoạt động ngoài trời. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến tình trạng viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà để giữ ẩm cho làn da của trẻ. Tuy nhiên, giữ độ ẩm dưới 40%, độ ẩm cao có thể thúc đẩy sự phát triển của mạt bụi và khiến tình trạng chàm thể tạng trở nên nghiêm trọng.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng hồi phục của trẻ. Nhiều trẻ có hàng rào bảo vệ da khiếm khuyết có thể cần nhiều thời gian điều trị và cần chăm sóc đặc biệt. Ngoài ra, trong các trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể cần điều trị y tế hoặc bằng các biện pháp khác để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

2. Thuốc điều trị chàm thể tạng ở trẻ em

Mặc dù hiện tại không có thuốc điều trị chàm thể tạng cho trẻ em. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị có thể hạn chế kích ứng và giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh
Trong một số trường hợp bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị chàm thể tạng ở em

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Kem và thuốc mỡ Corticosteroid: Các loại thuốc này thường được thoa lên da để giảm viêm và kích ứng. Các loại phổ biến bao gồm Hydrocortison, Mometasone hoặc Triamcinolone.
  • Thuốc kháng sinh: Thường được chỉ định cho các trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách sử dụng.
  • Các loại thuốc kháng Histamine: Một số trẻ có thể được kê thuốc kháng Histamine dùng uống trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng ngứa về đêm. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm.
  • Thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ: Các loại phổ biến bao gồm Tacrolimus hoặc Pimec thường được chỉ định để giảm ngứa và hạn chế tình trạng sưng da.
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Các loại thuốc này được sử dụng để điều trị bệnh chàm từ trung bình đến nghiêm trọng. Thuốc hoạt động bằng cách kiểm soát hệ thống miễn dịch và hạn chế ảnh hưởng của bệnh chàm thể tạng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ đến sức khỏe của trẻ. Do đó, trẻ có thể cần được xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra tình trạng.
  • Quang trị liệu: Đây là liệu pháp quang học sử dụng ánh sáng để kiểm soát và hạn chế các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể khiến da trẻ lão hóa sớm và tăng khả năng ung thư da.
  • Corticosteroid đường uống: Các loại Corticosteroid đường uống chỉ được chỉ định cho trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và trong một thời gian ngắn. Việc sử dụng thuốc thường xuyên hoặc quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đục thủy tinh thể, loãng xương, yếu cao, huyết áp cao và làm mỏng da.

Biện pháp phòng ngừa chàm thể tạng ở trẻ em

Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các nguyên nhân gây chàm thể tạng. Tuy nhiên, cha mẹ có thể thực hiện một số lời khuyên để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và làm giảm nguy cơ tái phát. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

  • Giữ ẩm cho làn da ít nhất hai lần mỗi ngày bằng kem dưỡng ẩm hoặc các loại thuốc mỡ.
  • Nếu xác định được các nguyên nhân gây dị ứng, hãy cố gắng tránh xa chúng. Các tác nhân phổ biến bao gồm căng thẳng, mồ hôi, một số loại xà phòng, chất tẩy rửa, bụi và phấn hoa.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, đậu nành, lúa mỳ và một số loại hạt.
  • Tắm bằng nước ấm trong 10 – 15 phút. Không nên dùng nước nóng để tắm, vì điều này có thể gây khô và kích ứng da.
  • Sử dụng xà phòng phù hợp, nhẹ nhàng và an toàn cho da của bé.
  • Lau khô người nhẹ nhàng bằng khăn mềm và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau đó.

Chàm thể tạng là tình trạng viêm da mãn tính phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị hợp lý. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Rate this post

Cùng chuyên mục

Bệnh chàm sữa ở trẻ em (lác sữa) và cách chữa trị

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh da liễu mãn tính điển hình bởi tổn thương da màu đỏ, khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu...

Bệnh chàm khô ở trẻ em và cách chữa trị nhanh khỏi

Chàm khô ở trẻ em là bệnh da liễu mãn tính, điển hình bởi tổn thương da khô ráp, sần sùi và ngứa ngáy. Bệnh có tần suất tái phát...

Chàm vi khuẩn là bệnh gì, có lây không và cách chữa?

Chàm vi khuẩn xuất hiện khi các loại vi khuẩn hoặc nấm tấn công vào các vết thương hở, vết phồng rộp. Tình trạng này cần được điều trị kịp...

Cách trị bệnh chàm khô bằng dầu dừa

Bên cạnh sử dụng thuốc, cách trị bệnh chàm khô bằng dầu dừa cũng được áp dụng khá phổ biến. Với đặc tính dưỡng ẩm và kháng khuẩn mạnh, dầu...

Bệnh chàm bìu – Cách chữa trị và thông tin cần biết

Bệnh chàm bìu là một dạng viêm da. Bệnh xảy ra với những đặc trưng riêng như vùng da bìu bong vảy, dày, đỏ, dị ứng, gây kích ứng. Tuy...

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?

"Dùng kem Sudocrem có trị chàm sữa được không?" là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Sản phẩm có thành chính là Lanolin và Zinc Oxide có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn