Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ hoa đu đủ đực

Tập yoga chữa đau dạ dày tại nhà không cần dùng thuốc

Cách uống thuốc tây không hại dạ dày bạn nên lưu ý

Đa phần các loại thuốc Tây đều gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Chính vì vậy, nên chủ động trang bị kiến thức về cách uống thuốc Tây không hại dạ dày để giảm thiểu tác dụng ngoại ý trong thời gian điều trị.

cách uống thuốc tây không hại dạ dày
Hầu hết các loại thuốc Tây đều gây ra tác hại lên cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng

Hướng dẫn cách uống thuốc Tây không hại dạ dày

Hầu hết các loại thuốc Tây đều được hấp thu tại dạ dày, ruột non, chuyển hóa qua gan và bài tiết qua thận. Chính vì vậy trong thời gian dùng thuốc, bạn có thể gặp phải tình trạng đau dạ dày cùng với một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, táo bón,…

Đa phần các tác dụng ngoại ý đều có thể thuyên giảm sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, các triệu chứng này gây ra không ít khó chịu và phiền toái trong cuộc sống. Chính vì vậy, bạn nên trang bị một số kiến thức về cách uống thuốc Tây không hại dạ dày để giảm thiểu tác dụng ngoại ý trong thời gian dùng thuốc.

Dưới đây là cách uống thuốc Tây không hại dạ dày bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Chỉ dùng thuốc Tây khi cần thiết

Thuốc Tây chủ yếu được sản xuất bằng phản ứng hóa học nên mang lại hiệu quả cao trong điều trị và phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc đều gây ra tác dụng ngoại ý trong thời gian sử dụng với mức độ khác nhau. Chính vì vậy, cách hiệu quả nhất để giảm tác hại lên dạ dày khi sử dụng thuốc Tây là chỉ dùng thuốc khi cần thiết.

Thực tế cho thấy, nhiều người có xu hướng sử dụng thuốc Tây trong tất cả mọi trường hợp. Tuy nhiên, tình trạng này gây ra không ít bất lợi đối với sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. Nếu cơn đau và các triệu chứng khác có mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng mẹo chữa tại nhà và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt.

2. Thông báo tình trạng sức khỏe cho bác sĩ

Đa phần các loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến hiện nay như thuốc giảm đau, chống viêm và kháng sinh đều gây tác hại đối với cơ quan tiêu hóa. Nguy cơ tổn thương cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng có thể tăng lên đáng kể nếu bạn có tiền sử bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng dạ dày kích thích,…

cách uống thuốc tây không hại dạ dày
Nên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý trước khi sử dụng thuốc

Vì vậy trước khi sử dụng, nên thông báo với dược sĩ/ bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý để được cân nhắc việc sử dụng thuốc. Với những đối tượng có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc thay thế có mức độ an toàn hơn để giảm tác hại lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.

3. Tuân thủ chỉ định về liều lượng, thời gian sử dụng

Một cách đơn giản khác để hạn chế tác hại lên dạ dày khi sử dụng thuốc Tây là tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Thực tế cho thấy, đa phần các trường hợp gặp phải tác dụng phụ đều liên quan đến lạm dụng thuốc trong thời gian dài và dùng nhiều hơn liều lượng được chỉ định.

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh tình trạng ngưng thuốc đột ngột và tự ý giảm liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ – đặc biệt là kháng sinh và corticoid đường uống. Tự ý ngưng sử dụng và giảm liều các loại thuốc này có thể gây ra rất nhiều phản ứng bất lợi lên nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả dạ dày. Vì vậy nếu có ý định ngưng thuốc, kéo dài thời gian sử dụng hay hiệu chỉnh liều lượng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

4. Hạn chế sử dụng thuốc gây hại dạ dày

Thống kê cho thấy, nguy cơ gặp phải tác dụng phụ lên dạ dày cao hơn khi sử dụng kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và corticoid. Trong đó, kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh dạ dày – đường ruột, từ đó làm tăng chủng hại khuẩn dẫn đến rối loạn nhu động cơ quan tiêu hóa.

cách uống thuốc tây không hại dạ dày
Nên hạn chế sử dụng các loại thuốc gây hại lên dạ dày như NSAID, corticoid và kháng sinh

Corticoid và NSAID đều làm giảm hoạt động sinh tổng hợp prostaglandin – chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sụt giảm prostaglandin làm giảm chất nhầy trong lòng dạ dày, tạo điều kiện cho dịch vị phá hủy và gây tổn thương niêm mạc. Kết quả là gây đau dạ dày kèm theo hiện tượng sung huyết, viêm loét hoặc thậm chí là xuất huyết (chảy máu).

Chính vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thuốc gây hại dạ dày để phòng ngừa tác hại lên cơ quan này. Thay vào đó, nên đề nghị bác sĩ lựa chọn loại thuốc khác an toàn hơn.

5. Dùng kèm theo một số loại thuốc bảo vệ dạ dày

Đối với trường hợp có nguy cơ cao gặp phải tác dụng phụ lên dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định dùng kèm với một số nhóm thuốc bảo vệ dạ dày như thuốc ức chế proton (PPI), thuốc kháng histamine H2 và thuốc tạo màng bọc niêm mạc.

Các loại thuốc này làm dày màng chất nhầy (cơ quan bảo vệ niêm mạc dạ dày) và giảm hoạt động sản xuất axit quá mức. Qua đó có thể giảm mức độ tổn thương lên tế bào biểu mô trong thời gian điều trị. Tuy nhiên, cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi dùng kèm với các loại thuốc kể trên. Tự ý sử dụng có thể gây ra hiện tượng tương tác và dẫn đến các rủi ro, tác dụng không mong muốn.

6. Lựa chọn thời điểm dùng thuốc

Hầu hết các loại thuốc được chỉ định dùng vào một thời điểm cụ thể trong ngày để đảm bảo khả năng hấp thu tốt và cho hiệu quả tối đa. Tuy nhiên, một số loại thuốc có sinh khả dụng không phụ thuộc vào thức ăn có thể dùng bất cứ vào thời điểm nào trong ngày. Đối với những loại thuốc này, bạn nên dùng thuốc sau bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày.

Sau khi ăn no, lượng dịch vị đã được thức ăn trung hòa. Lúc này, thức ăn có vai trò như hàng rào chắn bảo vệ niêm mạc khỏi tác động của thuốc.

7. Không dùng rượu bia trong thời gian dùng thuốc

Rượu bia và đồ uống chứa cồn gây ra nhiều tác hại đối với cơ quan tiêu hóa – đặc biệt là dạ dày. Cồn có trong các loại thức uống này có thể phá hủy chất nhầy bảo vệ niêm mạc khiến dạ dày dễ hình thành ổ viêm loét.

Sử dụng rượu bia trong thời gian dùng thuốc có thể làm tăng tác dụng phụ lên dạ dày và một số cơ quan tiêu hóa khác. Vì vậy trong thời gian uống thuốc Tây, nên tránh sử dụng đồ uống chứa cồn để tránh tác hại lên dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế các loại thức uống và món ăn có khả năng kích thích lên niêm mạc dạ dày như món ăn cay nóng, đồ uống có gas,…

cách uống thuốc tây không hại dạ dày
Tránh sử dụng rượu bia và đồ uống chứa cồn trong thời gian sử dụng thuốc Tây

Các triệu chứng đau dạ dày khi sử dụng thuốc đa phần đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên trong một số trường hợp, dạ dày có thể bị loét và xuất huyết. Vì vậy, cần chủ động đến bệnh viện nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường như nôn ra máu, bã nôn có màu cà phê, đau thượng vị (vùng bụng trên) dữ dội, phân có màu đen,…

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách uống thuốc Tây không hại dạ dày. Hy vọng qua thông tin trên, bạn đọc đã trang bị được kiến thức cần thiết và chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân. Để được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng trao đổi với bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bị đau dạ dày có ăn tổ yến, yến xào được không?

Yến sào là thực phẩm rất hữu ích đối với người bị đau dạ dày. Thành phần dưỡng chất trong tổ yến khi đi vào cơ thể sẽ giúp cải...

Bị đau dạ dày vào sáng sớm: Nguyên nhân và những điều cần lưu ý

Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau dạ dày vào sáng sớm là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên, tình trạng này còn có...

Chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc Đông y an toàn lành tính

Chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc Đông y an toàn lành tính

Chữa đau dạ dày bằng bài thuốc Đông y được đánh giá có độ lành tính, an toàn cao và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Phương pháp này...

Bị đau dạ dày có ăn sữa chua được không?

Sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa nói chung và sức khỏe tổng thể nói chung. Hàm lượng dưỡng chất trong sữa chua rất đa...

Đau dạ dày mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Đau dạ dày mãn tính có triệu chứng mờ nhạt và khó nhận biết hơn so với đau dạ dày cấp. Tuy nhiên, bệnh thường có đặc tính dai dẳng,...

Đau dạ dày cấp: Triệu chứng nhận biết và cách xử lý

Đau dạ dày cấp là tình trạng cơn đau bùng phát đột ngột ở vùng thượng vị đi kèm với một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn