Đau dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Tiến sĩ – Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh: Chuyên gia YHCT hàng đầu trong lĩnh vực dạ dày – tiêu hóa

Mẹo chữa dạ dày bằng lá vú sữa dân gian hay dùng

6 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ đơn giản hiệu quả nhất

5 Cách dùng tỏi chữa đau dạ dày không phải ai cũng biết

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ điều trị bệnh dạ dày TIN CẬY của người Việt – dành cho người Việt

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong hay hơn uống thuốc

Những loại trái cây người đau dạ dày nên và không nên ăn

Bài thuốc từ cây xạ đen chữa đau dạ dày hiệu quả

Thực hư bột baking soda có chữa được đau dạ dày?

Đau dạ dày mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Đau dạ dày mãn tính có triệu chứng mờ nhạt và khó nhận biết hơn so với đau dạ dày cấp. Tuy nhiên, bệnh thường có đặc tính dai dẳng, kéo dài và dễ phát sinh biến chứng nếu không có các biện pháp xử lý – điều trị kịp thời. 

đau dạ dày mãn tính là gì
Đau dạ dày mãn tính là gì? Có nguy hiểm không?

Đau dạ dày mãn tính là gì?

Đau dạ dày là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn và dưới xương ức). Đau dạ dày diễn tiến trong 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp, triệu chứng bùng phát đột ngột, diễn tiến nhanh nhưng đáp ứng tốt với điều trị. Ngược lại, đau dạ dày mãn tính có triệu chứng mờ nhạt, diễn tiến âm thầm nhưng rất khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát và chuyển biến nặng.

Đau dạ dày mãn tính có thể phát triển từ từ nhưng cũng có thể là hệ quả do đau dạ dày cấp không được xử lý kịp thời. Ở giai đoạn mãn tính, bệnh cũng có thể bùng phát các triệu chứng cấp nếu có các yếu tố thuận lợi như chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm, căng thẳng quá mức,…

Triệu chứng của bệnh đau dạ dày mãn tính

Như đã đề cập, đau dạ dày mãn tính thường gây ra triệu chứng có mức độ nhẹ, mờ nhạt và tiến triển chậm hơn so với đau dạ dày cấp. Chính vì vậy, đa phần bệnh nhân đều chủ quan ở giai đoạn đầu khiến bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

đau dạ dày mãn tính là gì
Đau dạ dày mãn tính thường gây đau vùng thượng vị âm ỉ kèm theo buồn nôn và nôn mửa

Các triệu chứng nhận biết bệnh đau dạ dày mãn tính:

  • Đau vùng thượng vị, đau âm ỉ khi đói hoặc sau khi ăn no
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Ợ nóng, ợ chua, có cảm giác nóng rát ở dạ dày
  • Đôi khi đi kèm với hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược và xanh xao
  • Ngủ không ngon giấc, tâm tính dễ cáu gắt, thất thường,… do đau dạ dày bùng phát nhiều về đêm

Nguyên nhân gây đau dạ dày mãn tính

Đau dạ dày mãn tính có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

1. Do nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori)

Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) là tác nhân chủ yếu gây đau dạ dày mãn tính. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua nguồn nước hoặc thức ăn nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, đường lây phổ biến nhất của Helicobacter pylori là lây từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh do ăn uống chung, hôn môi, sử dụng chung các vật dụng cá nhân,…

đau dạ dày mãn tính là gì
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân chủ yếu gây đau dạ dày mãn tính

Vi khuẩn Hp có khả năng sản xuất enzyme urease – một loại enzyme có thể phá hủy chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để dịch vị xâm nhập và ăn mòn tế bào biểu mô của dạ dày. Kết quả là khiến niêm mạc sung huyết, viêm loét và gây đau dai dẳng, mãn tính.

2. Do sử dụng thuốc chống viêm dài hạn

Các loại thuốc chống viêm như corticoid và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) đều tác động đến hàng rào bảo vệ dạ dày. Sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài khiến chức năng bảo vệ dạ dày suy giảm, niêm mạc dễ bị tổn thương và viêm loét.

đau dạ dày mãn tính là gì
Niêm mạc dạ dày có thể bị viêm mãn tính do lạm dụng các loại thuốc chống viêm trong thời gian dài

Tuy nhiên, đa phần các trường hợp dùng NSAID và corticoid đều dễ bị đau dạ dày cấp hơn so với đau dạ dày mãn tính. Tình trạng đau dạ dày mãn tính thường chỉ xảy ra khi sử dụng thuốc liều thấp nhưng lạm dụng trong thời gian dài.

3. Nhiễm độc kim loại nặng, chất độc hại

Ngoài nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn Hp và sử dụng thuốc chống viêm dài hạn, đau dạ dày mãn tính còn có thể xảy ra do nhiễm chất độc hại và kim loại nặng. Độc tố không chỉ gây tổn thương phổi, gan mà còn kích thích niêm mạc thực quản và dạ dày. Kết quả là khiến niêm mạc dạ dày bị sung huyết và gây đau mãn tính.

Tình trạng này thường gặp ở người làm những công việc phải thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại và kim loại nặng như thợ mỏ, công nhân phải tiếp xúc với sơn, dầu, hóa chất,…

4. Do yếu tố tự miễn

Đau dạ dày mãn tính còn có thể xảy ra do yếu tố tự miễn. Tự miễn là tình trạng cơ thể tự sản sinh kháng thể chống lại các tế bào của dạ dày, kết quả là gây tổn thương lớp niêm mạc dẫn đến đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng và thiếu máu.

Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày do yếu tố tự miễn thường có tiến triển chậm, kéo dài và dai dẳng nên đa phần đều phát hiện khá muộn. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề sức khỏe như tổn thương thần kinh do thiếu vitamin B12, thiếu máu hồng cầu khổng lồ,…

5. Do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học

Các vấn đề ở dạ dày đều có mối liên hệ mật thiết với thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau dạ dày mãn tính còn có thể xảy ra do một số thói quen sinh hoạt, ăn uống sau:

đau dạ dày mãn tính là gì
Đau dạ dày mãn tính còn có thể là hệ quả do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê, trà đặc và thức uống chứa chất kích thích khác
  • Sử dụng thức ăn sống, tái, thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng và muối
  • Thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn vội vàng, không nhai kỹ,…
  • Stress kéo dài
  • Hút thuốc lá trong nhiều năm
  • Sử dụng thực phẩm ôi thiu trong thời gian dài
  • Vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn

Thực tế cho thấy, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa thường gặp như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng dạ dày kích thích,…

Đau dạ dày mãn tính có nguy hiểm không?

Đau dạ dày mãn tính có triệu chứng mờ nhạt, tiến triển chậm và âm thầm. Chính vì vậy, đa phần bệnh nhân đều không phát hiện sớm hoặc chủ quan, lơ là trước các biểu hiện của cơ thể. Tuy nhiên, vùng niêm mạc của dạ dày có thể bị tổn thương nặng và dẫn đến các biến chứng nặng nề nếu không có các biện pháp xử lý – điều trị kịp thời.

đau dạ dày mãn tính có nguy hiểm không
Đau dạ dày mãn tính có thể gây loét, xuất huyết và thủng dạ dày nếu không được điều trị sớm

Một số biến chứng của bệnh đau dạ dày mãn tính:

  • Loét dạ dày mãn tính: Loét dạ dày mãn tính là biến chứng thường gặp nhất của bệnh đau dạ dày mãn tính. Nguyên nhân là do ổ viêm không được kiểm soát, theo thời gian chuyển sang giai đoạn loét mãn tính. Ở giai đoạn này, đau dạ dày và các triệu chứng đi kèm thường bùng phát với mức độ – tần suất nghiêm trọng hơn.
  • Xuất huyết dạ dày: Xuất huyết dạ dày là biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý sớm. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu ở niêm mạc dạ dày bị tổn thương, vỡ dẫn đến hiện tượng xuất huyết (chảy máu). Chảy máu dạ dày đặc trưng bởi tình trạng nôn mửa ra máu tươi hoặc bã nôn có màu cà phê, vùng thượng vị có cảm giác rát bỏng và đau dữ dội.
  • Thủng dạ dày: Thủng dạ dày là biến chứng ở bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính trong nhiều năm. Niêm mạc dạ dày có thể bị thủng do vết loét bị bào mòn trong thời gian dài. Kết quả là xuất hiện lỗ thủng ở niêm mạc khiến dịch vị và thức ăn tràn vào ổ bụng. Thủng dạ dày là tình trạng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Tình trạng này biểu hiện qua một số dấu hiệu như bí đại tiểu tiện, đau đau dạ dày dữ dội, tay chân lạnh, nôn mửa liên tục,…
  • Hẹp môn vị: Môn vị là phần cuối của dạ dày và là nơi tiếp giáp với tá tràng (phần đầu của ruột non). Ở bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính, phần môn vị có hiện tượng xơ hóa niêm mạc dẫn đến hiện tượng hẹp hoặc tắc môn vị. Tình trạng này khiến thức ăn khó vận chuyển qua ruột non gây gián đoạn và làm chậm quá trình tiêu hóa. Hẹp/ tắc môn vị đặc trưng bởi tình trạng nôn mửa dữ dội sau khi ăn, cơ thể mất nước, suy nhược, khó đại tiện, gầy yếu,…

Ngoài những biến chứng kể trên, đau dạ dày mãn tính còn tác động đến chất lượng giấc ngủ, hiệu suất lao động và học tập của bệnh nhân.

Chẩn đoán đau dạ dày mãn tính

Đau dạ dày mãn tính gây ra các triệu chứng mờ nhạt và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Chính vì vậy trước khi điều trị, bệnh nhân cần thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng.

đau dạ dày mãn tính
Chẩn đoán đau dạ dày mãn tính bao gồm thăm khám lâm sàng, nội soi và các xét nghiệm cận lâm sàng khác

Chẩn đoán bệnh đau dạ dày mãn tính bao gồm các bước sau:

  • Thăm khám lâm sàng
  • Nội soi dạ dày + sinh thiết mô dạ dày
  • Test hơi thở
  • Các xét nghiệm cận lâm sàng: Thường là xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm kháng thể kháng yếu tố nội/ kháng tế bào thành, đo nồng độ Pepsinnogen (PG) I, II, định lượng nồng độ gastrin, đo nồng độ sắt trong huyết thanh,…

Điều trị đau dạ dày mãn tính bằng cách nào?

Đau dạ dày mãn tính gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhân cần tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý điều trị bằng các loại thuốc nam, thuốc Đông y chưa được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau dạ dày mãn tính phổ biến:

1. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị bệnh đau dạ dày mãn tính. Tùy theo mức độ tổn thương niêm mạc và nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

đau dạ dày mãn tính
Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị đau dạ dày mãn tính
  • Thuốc trung hòa axit: Thuốc trung hòa axit có tác dụng tăng độ pH của dạ dày, qua đó giảm tác động của HCl lên niêm mạc và tế bào biểu mô bị tổn thương. Một số loại thuốc trung hòa axit còn có tác dụng tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc khỏi tác động của dịch vị và axit từ thức ăn. Các loại thuốc trung hòa axit được sử dụng phổ biến bao gồm Magnesium hydroxide, Aluminium hydroxide,…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc: Thuốc bảo vệ niêm mạc có tác dụng kết hợp với chất nhầy tạo thành lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ổ viêm, loét. Loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm Bismuth và Sucrafate,…
  • Thuốc kháng histamine H2: Thuốc kháng histamine H2 có tác dụng ức chế histamine ở tế bào viền, qua đó ức chế hoạt động bài tiết dịch vị quá mức. Thuốc có tác dụng kém và thời gian hiệu quả ngắn nên ít được sử dụng hơn so với thuốc ức chế bơm proton (PPI). Tuy nhiên, thuốc kháng H2 có hiệu quả chống tiết axit tốt vào ban đêm nên thường dùng cho bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính kèm theo hiện tượng trào ngược. Các loại thuốc kháng histamine H2 được sử dụng phổ biến bao gồm Ranitidine, Nizatidine, Famotidine và Cimetidine.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): PPI có tác dụng tương tự như thuốc kháng histamine H2. Tuy nhiên, PPI có hiệu quả nhanh và kéo dài đên 24 giờ nên được dùng nhiều hơn trên lâm sàng. Với tác dụng ngăn tiết dịch vị quá mức, PPI có tác dụng ngăn chặn hiện tượng ăn mòn tế bào biểu mô. Đồng thời tạo điều kiện cho niêm mạc phục hồi và tái tạo hoàn toàn. Loại thuốc ức chế bơm proton (PPI) được sử dụng phổ biến bao gồm Omeprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Pantoprazol,…
  • Kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp đau dạ dày mãn tính dương tính với vi khuẩn Hp. Hầu hết các loại kháng sinh đều cho hiệu quả kém tại dạ dày do ảnh hưởng của dịch vị. Chính vì vậy, nhóm thuốc này thường được dùng đồng thời với thuốc ức chế bơm proton và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn Hp là một trong những loại vi khuẩn dễ kháng thuốc. Do đó, điều trị đau dạ dày (+) với vi khuẩn Hp cần phải được thực hiện theo phác đồ của bác sĩ. Loại kháng sinh thường được dùng gồm có Amoxicillin, Metronidazole, Tetracyclin,…
  • Thuốc bổ sung: Trong trường hợp đau dạ dày mãn tính do tự miễn, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bổ sung như vitamin B12, axit folic và sắt.

Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị đau dạ dày mãn tính. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao, cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, cần chú ý các biểu hiện bất thường trong thời gian dùng thuốc và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

2. Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thói quen ăn uống, sinh hoạt chi phối triệu chứng và tốc độ tiến triển, phục hồi của niêm mạc dạ dày. Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân nên xây dựng lối sống khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị. Nếu không kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt, vùng niêm mạc tổn thương có thể phục hồi chậm, tiến triển dai dẳng và dễ tái phát.

đau dạ dày mãn tính
Bệnh nhân đau dạ dày mãn tính nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Cách xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị đau dạ dày mãn tính:

  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và đồ uống chứa cồn. Cồn làm phá hủy chất nhầy bảo vệ dạ dày, đồng thời đẩy nhanh tốc độ ăn mòn của dịch vị đối với tế bào biểu mô. Sử dụng rượu bia thường xuyên khiến ổ viêm, loét chậm lành, tiến triển nặng, có nguy cơ cao bị xuất huyết và thủng dạ dày.
  • Không sử dụng nước ngọt có gas, thức uống đóng chai sẵn và các loại thực phẩm chứa axit như me, cóc, ổi, xoài chua, dưa muối, cà muối, kim chi,…
  • Hạn chế dùng món ăn chứa nhiều gia vị (đường, tiêu, ớt,…) dầu mỡ, chất bảo quản. Thay vào đó, nên tập thói quen ăn nhạt để giảm kích thích lên niêm mạc dạ dày.
  • Ăn đúng giờ và đủ bữa, không nhịn ăn, ăn uống quá mức và cần ăn chậm nhai kỹ. Nếu đau dạ dày có mức độ nặng, nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày và tránh kích thích quá mức lên ổ viêm, loét.
  • Ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế căng thẳng và làm việc quá sức.
  • Nếu bị stress kéo dài, nên cân nhắc trị liệu tâm lý để cải thiện. Stress là nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua. Ngoài ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa, căng thẳng còn gia tăng nguy cơ bị tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng cân, thiếu máu não,…
  • Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên giúp giải phóng căng thẳng, giảm mệt mỏi và hỗ trợ điều hòa hoạt động tiêu hóa. Các nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể chất có thể giảm đau dạ dày và cải thiện các triệu chứng đi kèm đáng kể.

3. Áp dụng mẹo giảm đau tại nhà

Đau dạ dày mãn tính có tần suất tái phát thường xuyên hơn so với đau dạ dày cấp. Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số mẹo giảm đau tại nhà để hỗ trợ kiểm soát một số triệu chứng của bệnh.

đau dạ dày mãn tính
Uống trà gừng ấm, chườm ấm,… là một số cách chữa đau dạ dày an toàn ngay tại nhà

Một số mẹo giảm đau dạ dày tại nhà:

  • Chườm ấm: Chườm túi ấm lên vùng bụng từ 10 – 15 phút có thể giảm nhẹ cơn đau và cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị. Bởi nhiệt độ ấm từ túi chườm giúp làm dịu cơ trơn dạ dày và hỗ trợ tăng tuần hoàn máu. Ngoài ra, chườm ấm còn đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, hỗ trợ giảm đầy hơi, chướng bụng sau mỗi bữa ăn.
  • Uống trà gừng: Trà gừng có tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày, giảm buồn nôn và đầy hơi rõ rệt. Thảo dược này còn chứa Gingerol và Zingerone có khả năng giảm đau tự nhiên, hỗ trợ ức chế và kiểm soát hoạt động của hại khuẩn. Vì vậy, bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính nên uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày để hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Uống dầu dừa: Nếu không có nhiều thời gian, bệnh nhân có thể uống 1 – 2 thìa dầu dừa vào buổi sáng hoặc dùng khi cơn đau bùng phát để giảm nhẹ triệu chứng. Dầu dừa có khả năng bảo vệ niêm mạc khỏi tác động của dịch vị, đồng thời hỗ trợ chống viêm và ức chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn. Để hỗ trợ điều trị đau dạ dày mãn tính, nên dùng dầu dừa thường xuyên trong thời gian dài.

Các mẹo chữa tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và hỗ trợ phục hồi ổ viêm, loét ở niêm mạc. Các mẹo chữa này không thể thay thế cho việc sử dụng thuốc. Vì vậy, bệnh nhân không nên phụ thuộc hoàn toàn vào cách trị tại nhà hay các mẹo dân gian. Thay vào đó, nên kết hợp đồng thời với điều trị y tế để mang lại hiệu quả tối ưu.

Phòng ngừa đau dạ dày mãn tính

Đau dạ dày mãn tính có tính chất dai dẳng và khó điều trị hơn so với đau dạ dày cấp tính. Hơn nữa, bệnh cũng rất dễ tái phát nếu không có các biện pháp phòng ngừa.

đau dạ dày mãn tính
Để phòng ngừa đau dạ dày mãn tính tái phát, cần ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên

Vì vậy sau khi điều trị bệnh, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Thay đổi các thói quen ăn uống thiếu khoa học như nhịn ăn, bỏ bữa, ăn uống quá mức, ăn vội vàng, vận động ngay sau khi ăn, ăn tối quá muộn,…
  • Tránh sử dụng thực phẩm và thức uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng, món ăn chứa nhiều axit và thực phẩm khó tiêu hóa.
  • Không tiếp xúc thân mật với người bị nhiễm vi khuẩn Hp. Trong trường hợp gia đình có người nhiễm, nên thăm khám để phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn và tiến hành điều trị sớm.
  • Hạn chế căng thẳng và stress quá mức.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và tập thể dục thường xuyên.
  • Không lạm dụng các loại thuốc chống viêm như corticoid và NSAID. Ngoài ra, nên thông báo với bác sĩ tiền sử đau dạ dày để được chỉ định thêm thuốc bảo vệ niêm mạc trong thời gian sử dụng các loại thuốc nói trên.
  • Cân nhắc thay đổi công việc nếu đang dạ dày có liên quan đến tính chất nghề nghiệp.

Đau dạ dày mãn tính có triệu chứng mờ nhạt, tiến triển chậm và khó nhận biết hơn so với đau dạ dày cấp. Nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời, tổn thương ở niêm mạc có thể tiến triển nặng dẫn đến loét, xuất huyết và thủng dạ dày. Vì vậy ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần chủ động thăm khám và can thiệp điều trị trong thời gian sớm nhất.

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Bị đau dạ dày có ăn sữa chua được không?

Sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa nói chung và sức khỏe tổng thể nói chung. Hàm lượng dưỡng chất trong sữa chua rất đa...

Cách uống thuốc tây không hại dạ dày bạn nên lưu ý

Đa phần các loại thuốc Tây đều gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cơ quan tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Chính vì vậy, nên chủ...

Bị đau dạ dày có ăn tổ yến, yến xào được không?

Yến sào là thực phẩm rất hữu ích đối với người bị đau dạ dày. Thành phần dưỡng chất trong tổ yến khi đi vào cơ thể sẽ giúp cải...

Đau dạ dày cấp: Triệu chứng nhận biết và cách xử lý

Đau dạ dày cấp là tình trạng cơn đau bùng phát đột ngột ở vùng thượng vị đi kèm với một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa,...

5 Cách chữa đau dạ dày bằng gừng đơn giản dễ thực hiện

5 Cách chữa đau dạ dày bằng gừng đơn giản dễ thực hiện

Chữa đau dạ dày bằng gừng là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Gừng được biết...

10 Cách chữa đau dạ dày tại nhà nhanh chóng hiệu quả

Áp dụng một số cách chữa đau dạ dày tại nhà có thể giảm nhẹ cơn đau và đẩy lùi các triệu chứng đi kèm. Hầu hết các mẹo chữa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn