Bệnh viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm amidan hốc mủ: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Bị viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Viêm amidan quá phát là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan cấp tính: Dấu hiệu, chẩn đoán và phác đồ điều trị

6 Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá bạn không nên bỏ qua

Chữa viêm amidan bằng mật ong: Đơn giản nhưng hiệu quả

Viêm amidan có lây không? Có di truyền không?

Dùng lá trầu không chữa viêm amidan an toàn, hiệu quả

Viêm amidan khi mang thai và cách điều trị an toàn

9 Phương pháp cắt amidan an toàn và phổ biến hiện nay

Nếu viêm amidan tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt amidan để ngăn ngừa bệnh tái phát. Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp cắt amidan, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm khác nhau. 

Khi nào nên thực hiện cắt amidan?

Amidan thực chất là tổ chức lympho nằm ở vị trí hai bên thành họng có khả năng hỗ trợ tăng sức đề kháng, bảo vệ đường hô hấp của bạn và chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây hại. Đây cũng chính là nơi sản sinh ra kháng thể IgG đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Phương pháp cắt amidan
Cắt amidan được chỉ định thực hiện trong trường hợp khối amidan viêm nhiễm nặng, sưng to chắn ngang đường thở và gây các biến chứng nguy hiểm

Nếu khối amidan bị viêm nhiễm, xuất hiện các triệu chứng khó chịu, thậm chí nghiêm trọng đến mức gây ra biến chứng nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, trong trường hợp này nếu điều trị bằng các biện pháp nội khoa thông thường chắc chắn sẽ không đem lại kết quả khả quan mà bắt buộc phải thực hiện cắt amidan.

Cắt amidan sẽ được chỉ định thực hiện trong các trường hợp cụ thể sau:

  • Viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, khoảng 4 – 6 lần/ năm dù đã tích cực điều trị bằng các phương pháp nội khoa.
  • Xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm thận, viêm xoang, viêm khớp…
  • Khối amidan sưng to, phì đại quá mức, chắn ngang đường ăn uống và đường thở khiến người bệnh không thở được bằng mũi mà phải thở bằng miệng. Người bệnh ngủ ngáy, thở khò khè, nuốt khó khăn, thậm chí là hội chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm.
  • Người bệnh bị áp xe amidan.
  • Do cấu trúc khối amidan có nhiều khe hốc, ngóc ngách chứa nhiều dịch mủ nhầy và bốc mùi hôi khó chịu.
  • Trường hợp bác sĩ nghi ngờ xuất hiện khối u amidan hoặc ung thư amidan.

Thực hiện phẫu thuật cắt amidan chỉ được áp dụng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên, tốt nhất là trong độ tuổi từ trên 10 tuổi – dưới 5 tuổi. Còn lại các trường hợp không được cắt amidan gồm:

  • Viêm amidan khi mang thai hoặc phụ nữ cho con bú.
  • Chị em phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh hoặc mắc các bệnh lý dễ chảy máu, máu khó đông, bệnh máu trắng…
  • Những đối tượng mắc bệnh suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường…

Với những trường hợp này, người bệnh phải được tiến hành điều trị dứt điểm căn bệnh đang mắc phải, sau đó mới được tiến hành cắt amidan.

Biến chứng sau khi cắt amidan

Tương tự như những cuộc phẫu thuật khác, cắt amidan cũng có nguy cơ gây ra nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm trong quá trình thực hiện hoặc sau khi phẫu thuật xong dù áp dụng các biện pháp hiện đại. Một số các biến chứng phổ biến khi thực hiện cắt amidan như người bệnh bị chảy máu không cầm được, nhiễm trùng sau phẫu thuật, bị sốc phản vệ…

Cụ thể như sau:

  • Chảy máu 

Nếu quy trình thực hiện cắt amidan không đúng cách, sai kỹ thuật, người bác sĩ thực hiện không có chuyên môn có thể cắt nhầm vào các mạch máu ở cổ họng và gây ra chảy máu dữ dội. Nếu không được cầm máu kịp thời hoặc người bệnh mắc phải hội chứng máu khó đông, không tự cầm được có thể khiến người bệnh mất máu quá nhiều và dẫn đến tử vong.

Phương pháp cắt amidan
Xuất huyết amidan xảy ra nếu cắt nhầm vào các mạch máu cổ họng, người bệnh bị mất máu nhiều không cầm được có thể dẫn đến tử vong

Đây là biến chứng phổ biến nhất sau khi thực hiện cắt amidan. Tuy nhiên, ngày nay nhờ ứng dụng kỹ thuật cao cắt amidan bằng dao siêu cao tầng làm hạn chế tối đa tình trạng chảy máu và ít đau đớn nhất.

  • Sốc phản vệ, biến chứng gây mê

Trước khi tiến hành thực hiện cắt amidan, người bệnh sẽ được gây mê để giảm đau. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có cơ địa tốt, ngược lại dễ bị dị ứng hoặc phản ứng lại với các thành phần trong thuốc gây mê. Thậm chí, nếu thuốc khi vào trong cơ thể và phản ứng với nhau sẽ khiến người bệnh bị sốc phản vệ.

Vì vậy, trước khi thực hiện gây mê để tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh khám kỹ lưỡng và làm vài xét nghiệm cẩn thận nhằm kiểm tra phản ứng của cơ thể với thuốc mê.

Tốt nhất người bệnh nên thông báo chính xác cho bác sĩ về tiền sử dị ứng của bản thân với loại thuốc nào hay không, trong thời điểm hiện tại có đang sử dụng loại thuốc nào kể cả vitamin… mà bác sĩ sẽ cân nhắc về mức độ ảnh hưởng của thuốc với cơ thể, lường trước các rủi ro có thể xảy ra và xử lý kịp thời.

  • Nhiễm trùng sau khi phẫu phuật

Trong tất cả các biến chứng vừa kể trên thì nhiễm trùng mặc dù kháo hiếm gặp nhưng tỷ lệ xảy ra là vẫn có. Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng này thường xuất phát từ dụng cụ phẫu thuật không được vệ sinh, sát trùng kỹ lưỡng, phòng phẫu thuật và đội ngũ thực hiện không đảm bảo yếu tố vô trùng 100%. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc hậu phẫu không tốt cũng có thể gây ra nhiễm trùng.

Phương pháp cắt amidan
Thực hiện cắt amidan không đúng cách, dụng cụ phẫu thuật không được diệt khuẩn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng

Ngoài những biến chứng trên thì sau quá trình phẫu thuật cũng có thể gây ra các triệu chứng như viêm họng, đau rát cổ họng, sốt, viêm tai giữa, người bệnh ăn ngủ không yên, sụt cân nhanh chóng, cơ thể mất nước…

Thậm chí người bệnh có thể bị thay đổi giọng nói nếu khối amidan vừa cắt bỏ có kích thước quá lớn. Kèm theo đó là các biến chứng về tâm lý, người bệnh hoảng sợ và trầm cảm sau khi phẫu thuật cắt amidan.

9 phương pháp cắt amidan phổ biến hiện này

Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, có rất nhiều phương pháp cắt amidan. Sự đa dạng này là do mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Cụ thể như:

1. Phương pháp cắt amidan bằng Coblator

Đây được xem là một trong những phương pháp hiện đại nhất hiện nay, nó được ứng dụng khá rộng rãi tại các bệnh viện lớn, cơ sở y tế uy tín trên cả nước. Tuy nhiên, phương pháp này lại có chi phí khá cao, cao hơn những phương pháp truyền thống khác nên không phải người bệnh nào cũng tiếp cận được.

Phương pháp cắt amidan
Phương pháp cắt amidan là phương pháp hiện đại nhất hiện nay và sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

Phương pháp này sử dụng sóng radio cao tần dưới sự hỗ trợ của đầu đo đa chức năng giúp giảm thiểu tối đa tình trạng chảy máu, ít đau đớn, hạn chế tối đa các tổn thương cũng như biến chứng cho người bệnh, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục hơn.

Thường thì sau khi thực hiện xong cuộc phẫu thuật có thể lấy lại giọng nói, nói chuyện bình thường. Người bệnh chỉ cần dành khoảng 4 tiếng nghỉ ngơi và theo dõi tại bệnh viện, nếu không có vấn đề gì có thể ra về.

2. Phẫu thuật cắt amidan bằng laser

Cắt amidan bằng laser cũng là một trong những phương pháp phổ biến được chuyên gia đánh giá cao và ưu tiên chọn lựa. Phương pháp này sử dụng tia laser với nhiều cấp độ nhằm cắt bỏ bờ trụ amidan, tiếp đến là cắt phần mặt ngoài, ở cực trên và bên dưới để tách bỏ khối amidan ra khỏi vòm họng.

Để thực hiện cắt amidan bằng laser, người bệnh sẽ được gây mê nên hoàn toàn không gây đau đớn. Ưu điểm của phương pháp này đó là có mức độ xâm lấn khá thấp, ít đau, ít tổn thương, ít chảy máu hơn các phương pháp khác. Tuy nhiên, sau khi thuốc mê tan hết thì có thể khiến người bệnh bị đau nhức vòm họng.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này có thể làm nhiễm trùng vết mổ, bất cẩn có thể gây ra nhiễm trùng vết mổ, làm tổn thương dây thanh quản và mất giọng, khàn giọng, thậm chí vài trường hợp có thể để lại sẹo.

3. Phương pháp cắt amidan bằng dao điện Plasma

Hiện nay có 2 loại dao điện được sử dụng phổ biến để cắt amidan là dao lưỡng cực hoặc đơn cực. Cơ chế của phương pháp này là sử dụng nhiệt độ cao phát ra từ dao và cắt bỏ khối amidan. Đây là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của phương pháp này.

Bởi sức nóng của tia Plasma có thể cắt “ngọt” khối amidan không bị vướng víu nhưng đồng thời nó có thể làm ảnh hưởng đến các mạch máu và dây thần kinh nằm xung quanh khối amidan, gây bỏng sâu, tổn thương đến các mô xung quanh.

Bên cạnh đó, phương pháp cắt amidan bằng dao điện Plasma này có nhược điểm là gây ra đau đớn, chảy máu nhiều, vết thương hở lớn sưng phù làm chậm quá trình hồi phục của người bệnh.

4. Phương pháp cắt amidan bằng Microdebrider

Ưu điểm của phương pháp này đó là ít gây ra sự đau đớn, sức khỏe hồi phục nhanh chóng hơn nhưng nhược điểm là gây mất nhiều máu khó cầm được. Vì vậy, phương pháp này hiện nay khá ít người sử dụng.

5. Phương pháp áp lạnh

Đây là phương pháp cắt amidan tồn tại khá nhiều nhược điểm, là một phương pháp truyền thống và hiện nay rất ít được áp dụng. Vì khối amidan bị viêm không được cắt bỏ hết hoàn toàn, còn sót lại là gây ra những tổn thương trên diện rộng, các mô xung quanh dễ bị tổn thương và để lại xơ sẹo sau khi thực hiện phẫu thuật.

6. Phương pháp bóc tách amidan bằng dao

Sử dụng dao phẫu thuật bình thường cắt bỏ khối amidan có ưu điểm giúp vết mổ khá đẹp do thực hiện thủ công nhờ kinh nghiệm của bác sĩ, sau khi thực hiện xong vết mổ ít bị chảy máu. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ gây ra bị mất máu nhiều trong quá trình phẫu thuật.

Phương pháp cắt amidan
Tùy vào mong muốn cũng như tình trạng sức khỏe của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn chỉ định phương pháp cắt amidan phù hợp

7. Phương pháp cắt amidan bằng dao mổ siêu âm

Đây cũng là một trong rất nhiều cách cắt amidan phổ biến hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là ít gây ra đau đớn hơn so với phương pháp sử dụng dao điện.Tuy nhiên, nhược điểm của nó là mất khá nhiều thời gian phẫu thuật và kéo theo biến chứng chảy máu hậu phẫu nguy hiểm.

8. Phương pháp cắt amidan bằng Sluder

Phương pháp này phù hợp với những trường hợp amidan có kích thước to, phần chân có cuống, dễ di động và bóc tách. Vì vậy, phương pháp này thường được áp dụng phổ biến cho trẻ em. Phương pháp này khá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu rõ về kỹ thuật, thực hiện thành thục và có nhiều năm kinh nghiệm.

9. Cắt amidan bằng phương pháp bóc tách và thòng lọng (Anse)

Phương pháp này được chỉ định thực hiện để khắc phục các vấn đề bệnh lý lâm sàng như viêm amidan mãn tính kèm theo nhiều tổ chức xơ dính xung quanh hố amidan, amidan mãn tính thể ẩn, amidan xơ teo… Vì vậy, phương pháp này phù hợp với đối tượng bệnh nhân là người lớn hơn là trẻ em.

Cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất?

Trong tất cả các phương pháp cắt amidan vừa kể trên thì phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay đó là phương pháp Coblator, đây cũng là công nghệ y khoa hiện đại bậc nhất hiện nay. Phương pháp này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của các cách cắt amidan truyền thống như:

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ mất khoảng 10 phút là hoàn thành.
  • Quá trình hậu phẫu đơn giản
  • Ít đau
  • Ít gây chảy máu
  • Vết thương nhanh hồi phục hơn.

Với những ưu điểm trên cũng đã đủ để chứng minh mức độ phổ biến của phương pháp này. Tuy nhiên, vì đây là phương pháp hiện đại nên có chi phí khá cao nên khó tiếp cận đến với mọi đối tượng người bệnh.

Quy trình thực hiện tiêu chuẩn của các phương pháp cắt amidan

Sau khi người bệnh được thăm khám, chẩn đoán bệnh và tư vấn chọn lựa phương pháp cắt amidan phù hợp. Quy trình thực hiện tiêu chuẩn của hầu hết các phương pháp này diễn ra như sau:

Trước khi thực hiện:

  • Chuẩn bị đầy đủ thủ tục, hồ sơ và đặt lịch mổ.
  • Trước khi thực hiện người bệnh sẽ phải tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ.
  • Một ngày trước phẫu thuật, người bệnh phải nhịn ăn để đảm bảo dạ dày rỗng hoàn toàn, nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình gây mê và thực hiện phẫu thuật.

Trong khi thực hiện:

Phương pháp cắt amidan
Quy trình thực hiện cắt amidan cần diễn ra theo quy trình khép kín, vô trùng 100% để đảm bảo an toàn tuyệt đối
  • Người bệnh được đưa vào phòng phẫu thuật và tiến hành gây tê/ gây mês.
  • Dùng dụng cụ để giữ cho miệng bệnh nhân há mở to trong suốt quá trình thực hiện.
  • Cho dụng cụ phẫu thuật vào bên trong theo đúng kỹ thuật để cắt bỏ khối amidan.
  • Chuyển bệnh nhân đến phòng hồi sức sau khi đã thực hiện thành công ca mổ.
  • Sau khi nghỉ ngơi 1 tiếng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại vết mổ và theo dõi xử lý các bất thường nếu có. Nếu không xảy ra vấn đề gì thì người bệnh có thể ra về ngay trong ngày.

Chăm sóc hậu phẫu:

Thời gian hồi phục sau khi cắt amidan nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào cách chăm sóc. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý thực hiện một số bước chăm sóc tại nhà như sau:

  • Nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, nấu chín, loãng và ít gia vị như cháo, súp… vừa đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong cơ thể mà không làm ảnh hưởng đến vết mổ amidan.
  • Tránh sử dụng các món ăn thô cứng, cay nóng, có cạnh sắc như các loại hạt khô, khoai tây chiên… để tránh làm tổn thương vùng amidan.
  • Nên tránh uống nước cam, nước chanh hay nước bưởi vì trong các loại trái cây này có chứa acid có thể làm tổn thương cổ họng.
  • Sau 14 ngày thực hiện cắt amidan, người bệnh nên hạn chế giao tiếp, nói chuyện quá to, la hét hay khạc nhổ.
  • Tránh thực hiện các hoạt động thể chất quá mạnh và gây mất sức sau khi thực hiện phẫu thuật.
  • Người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ dưỡng tại nhà, tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng… và hạn chế đến những nơi công cộng.
  • Nên sử dụng máy làm ẩm không khí để điều hòa nhiệt độ và độ ẩm trong phòng, giúp làm dịu cổ họng.
  • Để hạ sốt và giảm bớt cảm giác đau nhức ở cổ họng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, nên tránh dùng Aspirin, Ibuprofen hay các loại thuốc chống viêm ít nhất trong 2 tuần đầu tiên sau phẫu thuật để tránh nguy cơ gây chảy máu.
  • Chườm đá lạnh vào vùng cổ cũng có thể làm giảm nhanh chóng cơn đau.
Phương pháp cắt amidan
Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan, người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm lỏng, mềm như cháo, súp để tránh gây tổn thương vết mổ amidan

Trên đây là những phương pháp cắt amidan phổ biến hiện nay được áp dụng trong y học hiện đại. Việc có được cắt amidan hay không cũng như áp dụng phương pháp nào cho hiệu quả thì người bệnh nên nghe theo sự tư vấn chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?

Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?

“Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?” là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những căn bệnh liên quan đến...

Viêm amidan xơ teo là gì? Nguyên nhân và xử lý

Viêm amidan xơ teo là thể lâm sàng của viêm amidan mãn tính, thường gặp ở người trưởng thành. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do nhiễm trùng...

Viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hện và hướng xử lý

Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải các bệnh lý liên quan đến các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, sổ mũi...Trong đó, viêm amidan...

Phì đại amidan: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Phì đại amidan: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Phì đại amidan là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng amidan tăng kích thước bất thường. Bệnh lý đặc trưng bởi các triệu chứng như đau họng, khó nuốt,...

phẫu thuật cắt amidan bằng máy coblator

Phẫu thuật cắt Amidan bằng máy Coblator: Quy trình và chi phí

Phẫu thuật cắt Amidan bằng máy Coblator là một trong những biện pháp chữa trị viêm amidan phổ biến. Phương pháp này được đánh giá tân tiến bậc nhất hiện nay...

Bệnh viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm amidan là một dạng bệnh nhiễm trùng tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn