6 Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá bạn không nên bỏ qua

Chữa viêm amidan bằng mật ong: Đơn giản nhưng hiệu quả

Viêm amidan có lây không? Có di truyền không?

Dùng lá trầu không chữa viêm amidan an toàn, hiệu quả

Viêm amidan khi mang thai và cách điều trị an toàn

Phân biệt biểu hiện của viêm amidan và viêm họng

Mẹo chữa viêm amidan đơn giản với nắm lá tía tô trong vườn

Cắt amidan có uống nước đá được không?

Viêm amidan đáy lưỡi: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Top 10 thuốc trị viêm amidan cho trẻ em tốt và an toàn nhất

Viêm amidan có nên cắt không? Khi nào nên cắt?

Viêm amidan có nên cắt không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, phương pháp này chỉ được cân nhắc khi viêm amidan tái phát hơn 5 lần/ năm, amidan phì đại gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển thể chất,… Những trường hợp khác thường không có chỉ định phẫu thuật mà chủ yếu được điều trị bằng các biện pháp bảo tồn. 

Viêm amidan có nên cắt không
Bị viêm amidan có nên cắt không?

Viêm amidan có nên cắt không?

Viêm amidan là tình trạng amidan (thường là amidan khẩu cái) bị viêm nhiễm do virus và vi khuẩn. Bệnh có thể tiến triển cấp hoặc mãn tính và gặp nhiều ở trẻ em từ 4 – 14 tuổi. Thông thường, amidan có vai trò sản xuất kháng thể IgG và chống lại sự xâm nhập của tác nhân có hại. Tuy nhiên, amidan cũng có thể bị viêm nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm và virus, vi khuẩn tấn công ồ ạt.

Viêm amidan là bệnh viêm đường hô hấp rất phổ biến và có thể được kiểm soát thông qua sử dụng thuốc, chăm sóc, nghỉ ngơi tại nhà,… Thống kê cho thấy, hơn 80% trường hợp đáp ứng tốt với các biện pháp bảo tồn chỉ sau 7 – 10 ngày điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cắt amidan.

Cắt amidan (phẫu thuật amidan) là kỹ thuật ngoại khoa được thực hiện nhằm loại bỏ hai amidan khẩu cái (nằm ở hai bên thành họng). Amidan có vai trò bảo vệ cơ thể và cơ quan hô hấp dưới (đặc biệt là từ 4 – 14 tuổi). Khi cắt bỏ cơ quan này, chức năng đề kháng của cơ thể sẽ giảm đi đáng kể.

viêm amidan mãn tính có nên cắt không
Cắt amidan được chỉ định khi amidan phì đại gây khó khăn khi ăn uống, ngủ ngáy hoặc thậm chí là ngưng thở khi ngủ

Vì vậy, cắt amidan thường được cân nhắc trong những trường hợp sau:

  • Viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần trong năm (trên 5 lần)
  • Amidan hình thành các hốc mủ, bã đậu gây hôi miệng dai dẳng dù đã sử dụng thuốc và vệ sinh răng miệng đúng cách
  • Viêm amidan quá phát (phì đại amidan) khiến eo họng hẹp gây khó khăn khi ăn uống, ngủ ngáy, khò khè hoặc thậm chí gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Viêm amidan gây sỏi amidan và áp xe amidan hơn 1 lần/ năm
  • Nghi ngờ amidan phì đại ác tính (giai đoạn tiền ung thư)
  • Viêm amidan đã gây ra biến chứng ở các cơ quan kế cận như viêm xoang, viêm VA, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm khí quản,…
  • Viêm amidan gây ra các biến chứng xa như viêm cầu thận cấp, viêm khớp, viêm nội tâm mạc,…

Đối với những trường hợp viêm amidan thông thường, điều trị ưu tiên luôn là các phương pháp bảo tồn. Nếu sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, hiện tượng phù nề, viêm nhiễm ở amidan sẽ thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau 7 – 10 ngày.

Chống chỉ định cắt amidan trong những trường hợp nào?

Cắt amidan giúp loại bỏ amidan bị viêm nhiễm, từ đó giải quyết ổ viêm một cách triệt để. Tuy nhiên, phương pháp này không được chỉ định trong một số trường hợp vì nguy cơ, rủi ro cao hơn so với lợi ích mang lại.

1. Chống chỉ định tuyệt đối

Cắt amidan chống chỉ định tuyệt đối với những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu (chảy máu kéo dài)
  • Suy tim nặng
  • Người có các vấn đề về máu
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Bệnh lao

2. Chống chỉ định tương đối

Phẫu thuật cắt amidan chống chỉ định tương đối với những trường hợp sau:

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không
Phẫu thuật cắt amidan chống chỉ định tương đối với phụ nữ mang thai và nữ giới đang có kinh nguyệt
  • Viêm amidan trong giai đoạn cấp
  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn cục bộ hoặc toàn thân
  • Nơi sinh sống đang có dịch sốt xuất huyết hoặc bệnh cúm
  • Phụ nữ mang thai, đang trong giai đoạn hành kinh
  • Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh (ảnh hưởng đến tốc độ lành thường)
  • Trẻ dưới 5 tuổi và người trên 55 tuổi

Các trường hợp chống chỉ định tương đối vẫn có thể can thiệp phẫu thuật cắt amidan sau khi sức khỏe ổn định và tình trạng viêm nhiễm được kiểm soát triệt để. Ngoài ra ở một số đối tượng, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích để đưa ra chỉ định.

Các phương pháp cắt amidan được áp dụng hiện nay

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều phương pháp cắt amidan ra đời. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Vì vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc về độ tuổi, kích thước amidan và khả năng tài chính của từng bệnh nhân để chỉ định phương pháp phù hợp.

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không
Cắt amidan bao gồm nhiều phương pháp như sử dụng dụng cụ Sluder, laser, dao điện, dao plasma,…

Các phương pháp cắt amidan phổ biến hiện nay:

  • Cắt amidan bằng dụng cụ Sluder: Phương pháp này thích hợp với trường hợp amidan có cuống, kích thước và dễ bóc tách. Cắt amidan bằng dụng cụ Sluder được thực hiện bằng cách đưa tổ chức amidan khẩu cái vào lỗ dụng cụ, sau đó dùng lưỡi dao đè chặt cuống amidan và tách khối amidan ra bên ngoài. Phương pháp này sử dụng lực của kỹ thuật viên nên đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều năm kinh nghiệm. Hiện nay, cắt amidan bằng phương pháp Sluder ít được thực hiện do nguy cơ chảy máu kéo dài, tổn thương mô sâu, dễ nhiễm khuẩn và hố mổ chậm lành.
  • Cắt amidan bằng laser: So với kỹ thuật dùng dụng cụ Sluder, cắt amidan bằng laser được đánh giá cao vì độ xâm lấn thấp, an toàn và ít chảy máu. Phương pháp này sử dụng tia laser để bóc tách tổ chức lympho ở hai bên thành họng ra bên ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này dễ để lại sẹo và có thể gây tổn thương dây thanh quản.
  • Cắt amidan bằng dao plasma: Cắt amidan bằng dao plasma sử dụng dao plasma kết hợp với kính soi điện tử và đầu dò để loại bỏ tổ chức amidan khẩu cái. Phương pháp này có mức độ xâm lấn thấp, ít tổn thương và tốc độ lành thương nhanh.
  • Cắt amidan bằng dao điện đơn cực/ lưỡng cực: Phương pháp này sử dụng dao điện để loại bỏ amidan ở hai bên thành họng. Tuy nhiên, dao điện rất dễ gây tổn thương các cơ quan lân cận nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người có kinh nghiệm và có khả năng xử trí các vấn đề phát sinh. Vết mổ do dao điện thường dễ bị bỏng, hình thành sẹo và chậm lành.
  • Phương pháp bóc tách và thòng lọng: Phương pháp này tương đối phức tạp chỉ được áp dụng cho người trưởng thành. Kỹ thuật bóc tách và thòng lọng có thể giải quyết dứt điểm viêm amidan mãn tính đã hình thành nhiều tổ chức xơ dính xung quanh. Tuy nhiên, phương pháp này mất nhiều thời gian thực hiện, gây đau đớn và chảy máu nhiều.
  • Cắt amidan bằng Coblator: Đây được xem là kỹ thuật cắt amidan tối ưu nhất hiện này vì thời gian thực hiện nhanh (5 – 7 phút), ít gây bỏng và ít làm tổn thương các mô xung quanh. Phương pháp này sử dụng sóng cao tần có nhiệt độ 67 độ C để loại bỏ tổ chức amidan ở hai bên thành họng. Vì mức độ xâm lấn thấp nên bệnh nhân có thể trở về nhà sau 4 giờ theo dõi tại bệnh viện.

Quy trình phẫu thuật cắt amidan

Cắt amidan là trung phẫu nên thời gian thực hiện không quá lâu và mức độ xâm lấn chỉ ở mức tương đối. Quy trình phẫu thuật được diễn ra theo trình tự sau:

1. Các bước chuẩn bị

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ để được đánh giá mức độ phì đại của amidan. Ngoài ra, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ lịch sử dùng thuốc trong khoảng 15 ngày, tiền sử cá nhân/ gia đình bị rối loạn đông máu, dị ứng thuốc (kháng sinh, gây tê, gây mê).

khi nào cắt amidan
Trước khi cắt amidan, bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và đánh giá mức độ phì đại của amidan

Sau khi thăm khám và khai thác tiền sử cá nhân/ gia đình, bệnh nhân sẽ được hẹn lịch phẫu thuật sau đó khoảng vài ngày. Để quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi, bệnh nhân cần chuẩn bị những bước sau:

  • Không sử dụng các loại thuốc có thể gây rối loạn đông máu như Aspirin, wafarin, coumarin,… trong ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
  • Cần nhịn ăn và tránh uống nước ép trái cây, sữa trong ít nhất 6 giờ đồng hồ. Có thể dùng nước lọc trong vòng 2 giờ trước phẫu thuật.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng rượu bia trong ít nhất 24 giờ trước khi phẫu thuật.
  • Bệnh nhân phẫu thuật cắt amidan được gây mê toàn thân. Vì vậy, nên sắp xếp có người thân và bạn bè đi cùng để tránh các tình huống rủi ro khi tự điều khiển phương tiện giao thông.
  • Quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày hoặc lâu hơn (người lớn thường lâu hơn trẻ nhỏ). Do đó, bệnh nhân nên sắp xếp công việc trước khi phẫu thuật để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi sau phẫu thuật không bị ảnh hưởng.

2. Tiến hành phẫu thuật

Phẫu thuật cắt amidan là thủ thuật ngoại trú nên bệnh nhân không nhất thiết phải ở lại viện theo dõi. Tuy nhiên với những trường hợp có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ yêu cầu ở lại bệnh viện trong vài giờ để theo dõi tình trạng chảy máu và xử lý ngay nếu có vấn đề phát sinh.

khi nào cắt amidan
Phẫu thuật loại bỏ amidan thường diễn ra trong 30 – 45 phút

Quá trình phẫu thuật cắt amidan có sự khác biệt tùy theo từng phương pháp mà bệnh nhân lựa chọn. Thời gian cắt amidan dao động khoảng 30 – 45 phút tùy theo kỹ thuật và tình trạng amidan của từng bệnh nhân.

3. Quá trình hồi phục

Sau khi cắt amidan, bệnh nhân cần ở lại viện theo dõi sau 4 – 6 giờ để phát hiện và xử lý tình trạng chảy máu kéo dài. Sau đó, bác sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra tình trạng vết mổ và tư vấn cách sử dụng thuốc, chăm sóc đúng cách để đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

khi nào cắt amidan
Sau khi cắt amidan, nên ưu tiên dùng các món ăn mềm, lỏng để tránh kích thích lên vết mổ

Các biện pháp chăm sóc sau khi phẫu thuật cắt amidan:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm và kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hoặc thay thế bằng các loại thuốc khác nếu chưa tham vấn y khoa.
  • Uống nhiều nước sau khi phẫu thuật cắt amidan để bù nước và phục hồi thể trạng. Có thể bổ sung thêm sữa lạnh hoặc nước ép trái cây để làm dịu cổ họng và giảm mức độ viêm, phù nề amidan.
  • Trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật, nên ưu tiên dùng các món ăn mềm, lỏng và ít gia vị để tránh kích thích lên vết mổ. Ngoài ra, cần tránh tình trạng dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Nghỉ ngơi tại nhà trong ít nhất 5 – 7 ngày sau phẫu thuật. Trong vòng 2 tuần đầu, nên hạn chế các hoạt động mạnh như chạy bộ, gym, đạp xe,… để tránh tình trạng vết mổ bị kích thích và chảy máu.
  • Hạn chế la hét và giao tiếp quá nhiều trong ít nhất 14 ngày sau phẫu thuật.
  • Chú ý các biểu hiện của cơ thể và thông báo ngay với bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường như chảy máu kéo dài, sốt cao từ 38 độ C, cơ thể mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, khát nước, không đi tiểu trong hơn 8 giờ, khó thở,…

Biến chứng khi cắt amidan và cách xử lý

Cắt amidan là trung phẫu nên vẫn có nguy cơ gây ra biến chứng sau khi thực hiện. Thống kê cho thấy, có khoảng 2 – 3% trường hợp gặp phải biến chứng khi can thiệp phương pháp này.

Các biến chứng thường gặp khi cắt amidan:

– Xuất huyết:

Xuất huyết là biến chứng thường gặp nhất sau khi cắt amidan (khoảng 2 – 3% trường hợp). Biến chứng này có thể xảy ra do bệnh nhân bị rối loạn đông máu, bác sĩ cắt không đúng kỹ thuật và chăm sóc không đúng cách. Tình trạng xuất huyết có thể xảy ra trong 24 giờ hoặc từ ngày thứ 2 – 10 sau phẫu thuật.

Khác với các kỹ thuật ngoại khoa khác, vết mổ ở amidan được cầm máu bằng phương pháp kẹp nén hoặc đông điện nếu mạch máu dễ bị vỡ và xuất huyết trở lại nếu không chăm sóc đúng cách. Nếu nhận thấy hố mổ chảy máu liên tục, nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

– Nhiễm khuẩn tại chỗ:

Nhiễm khuẩn tại chỗ thường xảy ra do vệ sinh kém hoặc do cơ sở thực hiện không đảm bảo vô trùng dụng cụ, thiết bị. Ngoài ra, nhiễm khuẩn cũng có thể xảy ra do bệnh nhân dùng kháng sinh không đều hoặc tự ý ngưng sử dụng. Biến chứng này đặc trưng bởi tình trạng sốt, hai bên thành cổ họng sưng đỏ, đau nhức, sưng hạch dưới hàm,…

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên, nên thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý và điều trị kịp thời. Mặc dù không phổ biến những đã có trường hợp nhiễm khuẩn nặng do biến chứng sau khi cắt amidan.

– Một số biến chứng khác:

Ngoài ra, phẫu thuật cắt amidan cũng có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Viêm họng, đau họng sau khi cắt amidan
  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân do đau cổ họng không thể ăn uống
  • Tắc nghẽn đường thở sau phẫu thuật do lưỡi gà bị phù nề nặng
  • Tổn thương mô họng xung quanh
  • Cắt sót amidan
  • Giọng nói khàn, trầm do amidan có kích thước quá lớn

Trên đây là những thông tin giải đáp “Viêm amidan có nên cắt không?” và đề cập đến một số vấn đề liên quan đến phẫu thuật cắt amidan. Nếu có ý định can thiệp phương pháp này, bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn. Bởi cắt amidan tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng và mất nhiều thời gian hồi phục.

Cùng chuyên mục

cắt amidan bao lâu thì ăn uống bình thường trở lại

Cắt amidan bao lâu thì ăn uống bình thường trở lại?

"Cắt amidan bao lâu thì ăn uống bình thường trở lại?" là vấn đề nhiều người bệnh thắc mắc. Vì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng...

Cắt amidan có đau không? Có phải nằm viện không?

Cắt amidan có đau không? Có phải nằm viện không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Được biết, phẫu thuật cắt amidan là thủ thuật ngoại trú...

Phương pháp cắt amidan

9 Phương pháp cắt amidan an toàn và phổ biến hiện nay

Nếu viêm amidan tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn