Dùng lá trầu không chữa viêm amidan an toàn, hiệu quả

Viêm amidan khi mang thai và cách điều trị an toàn

Phân biệt biểu hiện của viêm amidan và viêm họng

Mẹo chữa viêm amidan đơn giản với nắm lá tía tô trong vườn

Cắt amidan có uống nước đá được không?

Viêm amidan đáy lưỡi: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Top 10 thuốc trị viêm amidan cho trẻ em tốt và an toàn nhất

Viêm amidan có nên cắt không? Khi nào nên cắt?

Sau khi cắt amidan nên ăn gì và kiêng những gì nhanh khỏi?

Top 10 thuốc chữa trị viêm amidan được đánh giá cao hiện nay

Mẹo chữa viêm amidan đơn giản với nắm lá tía tô trong vườn

Mẹo chữa viêm amidan bằng lá tía tô có thể giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp y tế. Hơn nữa, mẹo chữa này còn có độ an toàn cao, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng. 

tía tô chữa viêm amidan
Cách chữa viêm amidan bằng lá tía tô là mẹo dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng 

Lá tía tô và công dụng chữa viêm amidan

Lá tía tô (tô diệp) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Thảo dược này có vị cay, mùi thơm, tính ấm, tác dụng chỉ khái (giảm ho), giải uất, tiêu đờm và tán phong hàn. Với dược tính và công năng kể trên, tô diệp thường được sử dụng để chữa các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm thanh quản, viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,…

Cách dùng lá tía tô chữa viêm amidan được lưu truyền và áp dụng tương đối rộng rãi. Viêm amidan là bệnh viêm đường hô hấp trên khá phổ biến, gặp nhiều ở trẻ từ 4 – 15 tuổi. Người lớn và người cao tuổi cũng có thể mắc bệnh lý này nhưng tỷ lệ ít gặp hơn.

Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng lá tía tô có thể giảm cảm giác sưng nóng, đau rát và ngứa ngáy ở cổ họng. Đồng thời cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm, khàn giọng và hỗ trợ loại bỏ đờm ứ. Dù là mẹo chữa dân gian nhưng đến nay cách dùng tía tô trị viêm amidan vẫn được nhiều bệnh nhân thực hiện.

chữa viêm amidan bằng lá tía tô
Các mẹo chữa viêm amidan bằng lá tía tô có thể giảm nhẹ cảm giác đau rát và ngứa ở cổ họng

Trên thực tế, cách chữa này chưa được nghiên cứu nhiều về hiệu quả và mức độ cải thiện. Nhưng qua một số nghiên cứu sơ bộ, các chuyên gia nhận thấy lá tía tô chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như axit rosmarinic và quercetin. Các thành phần này có tác dụng giảm viêm, chống dị ứng và hỗ trợ ức chế vi khuẩn có hại.

Bên cạnh đó, tinh dầu có trong lá tía tô còn giúp long đờm, giảm độ đặc của dịch tiết hô hấp và hỗ trợ loại bỏ đờm ứ ở cổ họng. Tinh dầu từ thảo dược này còn có đặc tính khử mùi hôi, hỗ trợ giảm tình trạng hôi miệng do độc tố từ vi khuẩn bài tiết. Hơn nữa, tía tô là loại rau gia vị quen thuộc, lành tính và an toàn với sức khỏe. Vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân cũng có thể áp dụng đồng thời mẹo chữa từ lá tía tô để hỗ trợ quá trình điều trị.

Chia sẻ 5 cách chữa viêm amidan bằng lá tía tô đơn giản

Lá tía tô là thảo dược tự nhiên nên có độ an toàn cao và lành tính. Để giảm triệu chứng của viêm amidan, bệnh nhân có thể dùng tía tô nấu cháo, hãm trà và nhai sống. Hoặc có thể kết hợp cùng với một số thảo dược tự nhiên khác để gia tăng hiệu quả điều trị.

Nếu có ý định dùng lá tía tô chữa viêm amidan, bệnh nhân có thể tham khảo 5 mẹo chữa đơn giản sau:

1. Trà tía tô chữa viêm amidan

Uống trà tía tô là một trong những cách đơn giản để làm dịu cổ họng và giảm các triệu chứng của bệnh viêm amidan. Trà tía tô có vị thơm nhẹ, tác dụng giải độc, chống dị ứng và hỗ trợ long đờm, giảm ho. Bên cạnh đó, dùng loại trà này thường xuyên còn giúp giảm mệt mỏi và căng thẳng.

Chữa viêm amidan bằng trà tía tô là mẹo đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá rõ rệt. Nếu áp dụng thường xuyên, bệnh nhân có thể nhận thấy tình trạng đau rát cổ họng, ho khan, ho có đờm thuyên giảm và hiện tượng amidan sưng viêm cũng được cải thiện đáng kể.

chữa viêm amidan bằng lá tía tô
Dùng trà tía tô có thể làm dịu cảm giác ngứa ngáy, sưng nóng ở cổ họng và hỗ trợ loại bỏ đờm ứ

Cách pha trà tía tô hỗ trợ chữa bệnh viêm amidan:

  • Dùng khoảng 1 nắm tía tô tươi, 300ml nước sôi và mật ong/ đường vừa đủ
  • Ngâm rửa tía tô với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo và cắt nhỏ
  • Cho tía tô vào ấm, đổ nước sôi vào hãm trong 15 – 20 phút
  • Sau đó, thêm đường phèn và mật ong vào khuấy đều và uống khi còn ấm
  • Để tiết kiệm thời gian, bệnh nhân cũng có thể dùng lá tía tô sấy khô hoặc trà tía tô túi lọc

2. Nhai lá tía tô tươi – Cách trị viêm amidan đơn giản

Một cách đơn giản khác để giảm triệu chứng của bệnh viêm amidan là nhai lá tía tô tươi. Với tinh dầu và nhiều chất chống oxy hóa, lá tía tô giúp làm cổ họng, giảm nhanh tình trạng sưng nóng và đau rát amidan, hầu họng. Hơn nữa, một số thành phần trong thảo dược này còn có tác dụng kiểm soát sự phát triển quá mức của virus và vi khuẩn.

Nhai lá tía tô tươi còn có hiệu quả đối với một số bệnh viêm đường hô hấp khác như viêm họng, cảm cúm và cảm lạnh. Để tăng hiệu quả sát trùng, bệnh nhân có thể thêm vào vài hạt muối biển. Chỉ sau vài lần áp dụng, cảm giác đau rát và ngứa ngáy ở amidan, cổ họng sẽ giảm đi đáng kể.

chữa viêm amidan bằng lá tía tô
Nhai trực tiếp lá tía tô là mẹo chữa viêm amidan đơn giản nhưng mang lại cải thiện khá rõ rệt

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch vài lá tía tô tươi, để ráo nước hoàn toàn
  • Thêm vài hạt muối biển vào, gói lại và nhai trực tiếp
  • Khi nhai, nên nuốt nước từ từ để tinh chất thẩm thẩu vào amidan và niêm mạc hầu họng (có thể nuốt hoặc nhả bã đều được)
  • Nên áp dụng từ 2 – 3 lần/ ngày, có thể dùng trước khi đi ngủ để giảm bùng phát cơn ho vào ban đêm

3. Nước sắc lá tía tô và gừng tươi chữa viêm amidan

Ngoài cách dùng lá tía tô đơn lẻ, bệnh nhân cũng có thể kết hợp thảo dược này cùng với gừng tươi. Gừng tươi (sinh khương) là vị thuốc quý được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay nồng, hơi đắng, tính ấm, tác dụng tiêu đờm, chỉ khái, nhuận phế và tán phòng hàn, dùng để chữa các bệnh hô hấp rất tốt.

Trên thực tế, hiệu quả chữa bệnh của thảo dược này đã được nghiên cứu. Cụ thể, hoạt chất Gingerol và Zingerol trong gừng có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và virus thường gây viêm nhiễm đường hô hấp trên. Ngoài ra, tinh dầu từ củ gừng còn giúp khử mùi hôi miệng do viêm amidan hốc mủ gây ra.

chữa viêm amidan bằng lá tía tô
Kết hợp lá tía tô và gừng tươi giúp giảm các triệu chứng do viêm amidan hốc mủ gây ra

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô và 2 củ gừng tươi
  • Rửa sạch nguyên liệu, cắt nhỏ lá tía tô và cắt lát gừng tươi
  • Đun sôi 700ml nước, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào đun thêm 5 – 7 phút rồi tắt bếp
  • Dùng nước sắc tía tô và gừng chia thành 3 lần uống hằng ngày. Khi uống, nên hâm lại cho ấm để đảm bảo hiệu quả

4. Cháo tía tô – Món ăn hỗ trợ trị viêm amidan

Cháo tía tô không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn có công dụng giải cảm, giảm ho và tiêu đờm. Món cháo này thường được dùng sau khi bị cảm lạnh do tiếp xúc với gió lạnh hoặc dầm mưa. Ngoài ra, cháo tía tô còn giúp kích thích vị giác, giảm cảm giác đắng và nhạt miệng khi mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Vì vậy bên cạnh các mẹo chữa trên, bệnh nhân có thể bổ sung thêm cháo tía tô để hỗ trợ quá trình điều trị. Không chỉ giúp giảm đau rát và ngứa cổ họng, cháo tía tô còn là món ăn dễ tiêu hóa và có kết cấu mềm nên có thể giảm cảm giác đau khi nuốt. Dùng cháo tía tô và các món ăn mềm, lỏng trong thời gian điều trị viêm amidan giúp giảm cảm giác đau rát và sưng nóng ở amidan đáng kể.

chữa viêm amidan bằng lá tía tô
Người bị viêm amidan nên dùng món cháo tía tô để làm dịu cổ họng và giảm cảm giác đau khi nuốt

Hướng dẫn cách thực hiện cháo tía tô giải cảm, giảm viêm amidan:

  • Chuẩn bị khoảng 50g gạo tẻ, 1 – 2 quả trứng gà ta, 1 nắm tía tô tươi, gừng xắt sợi và gia vị vừa đủ
  • Vo gạo, đun với 500ml nước đến khi sôi thì giảm nhỏ lửa, cần khuấy thường xuyên để tránh cháo bị khê
  • Trong thời gian chờ cháo chín, rửa sạch tía tô, xắt nhỏ
  • Khi cháo chín nhừ, đập trứng gà vào khuấy đều, nêm nếm gia vị và tắt bếp
  • Cho cháo ra tô, thêm tía tô, gừng tươi và tiêu, trộn đều và ăn khi cháo còn nóng

5. Bài thuốc chữa viêm amidan bằng tía tô và thảo dược khác

Ngoài những mẹo chữa trên, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các bài thuốc từ tía tô và một số loại thảo dược khác. Những bài thuốc này có thể giảm đau rát họng, khàn tiếng, ho khan, ho dai dẳng,…

  • Bài thuốc từ lá tía tô và vỏ quýt (trần bì): Chuẩn bị cam thảo 8g, tía tô và hương phụ 8g, vỏ quýt 6g. Rửa sạch các vị thuốc, cho vào ấm sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn một tháng. Dùng bài thuốc này liên tục trong vài ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ hạt tía tô: Dùng tô tử (hạt tía tô), la bặc tử và bạch giới tử mỗi thứ 8 – 12g. Cho các dược liệu vào ấm, đổ nước vào sắc uống, ngày dùng 1 thang. Bài thuốc này thích hợp với người bị viêm amidan cấp, cảm mạo và viêm phế quản cấp tính.
  • Tía tô chưng tô diệp, hoa khế: Chuẩn bị lá tía tô, hoa khế và hoa đu đủ đực mỗi thứ 5g, đường phèn 15g. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, để ráo rồi cho vào chén và cho đường phèn đập dập vào. Sau đó, đem chưng cách thủy trong 15 – 20 phút. Khi nguội bớt, chắt lấy nước uống ngay sau bữa ăn. Dùng liên tục 3 lần/ ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm thì ngưng.

Kiêng kỵ, lưu ý khi chữa viêm amidan bằng tía tô

Chữa viêm amidan bằng lá tía tô là cách trị đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng. Nếu thực hiện đều đặn, mẹo chữa này có thể đẩy lùi một số triệu chứng của viêm amidan và giúp rút ngắn thời gian điều trị đáng kể.

chữa viêm amidan bằng lá tía tô
Bên cạnh mẹo chữa viêm amidan bằng lá tía tô, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Tuy nhiên khi áp dụng các mẹo chữa từ lá tía tô, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chữa viêm amidan bằng lá tía tô có ưu điểm lành tính, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, mẹo chữa này phụ thuộc nhiều vào cơ địa và tình trạng bệnh lý. Nếu không nhận thấy cải thiện sau 5 ngày áp dụng, bệnh nhân nên thay đổi các biện pháp khác, tránh làm gián đoạn đến quá trình điều trị.
  • Song song với các mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên, nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Bởi đa phần các mẹo tự nhiên đều chỉ có tác dụng hỗ trợ, hoàn toàn không thể thay thế cho hiệu quả của các phương pháp y tế.
  • Người sốt do âm hư và ra nhiều mồ hôi không nên áp dụng mẹo chữa từ lá tía tô.
  • Chủ động ngưng áp dụng nếu nhận thấy các dấu hiệu dị ứng như phát ban, nổi mề đay, phù mạch, da đỏ ngứa, buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Viêm amidan là bệnh viêm đường hô hấp khá phổ biến. Các triệu chứng của bệnh thường thuyên giảm nhanh sau khi được điều trị và chăm sóc đúng cách. Do đó ngoài sử dụng thuốc và áp dụng mẹo chữa từ lá tía tô, bệnh nhân nên ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Ngoài cách chữa từ lá tía tô, bệnh nhân cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ như rửa mũi bằng nước muối sinh lý, xông mũi, súc miệng bằng nước muối. Các biện pháp này giúp làm dịu amidan sưng đỏ và loại bỏ đờm ứ ở cổ họng.

Mẹo chữa viêm amidan bằng lá tía tô là giải pháp hỗ trợ bên cạnh các phương pháp y tế. Tuy nhiên, mẹo chữa này có tác dụng khá chậm nên cần kiên trì khi áp dụng. Hơn nữa để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, bệnh nhân nên kết hợp với nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý.

Cùng chuyên mục

phẫu thuật cắt amidan bằng máy coblator

Phẫu thuật cắt Amidan bằng máy Coblator: Quy trình và chi phí

Phẫu thuật cắt Amidan bằng máy Coblator là một trong những biện pháp chữa trị viêm amidan phổ biến. Phương pháp này được đánh giá tân tiến bậc nhất hiện nay...

Cắt amidan có đau không? Có phải nằm viện không?

Cắt amidan có đau không? Có phải nằm viện không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Được biết, phẫu thuật cắt amidan là thủ thuật ngoại trú...

Phương pháp cắt amidan

9 Phương pháp cắt amidan an toàn và phổ biến hiện nay

Nếu viêm amidan tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn